Tư duy kinh doanh: Bí quyết tạo nên doanh nhân thành công
Không quá khi nhìn nhận rằng, trong một môi trường kinh doanh với sức ép lớn như ngày nay, thành công chỉ tới cùng với những nỗ lực thay đổi về tư duy chiến lược. Người chiến thắng sẽ là người không ngại thay đổi, không ngừng xem xét lại mình để khám phá ra những thị trường mới, khai phá những con đường mới và sáng tạo ra các quy tắc phù hợp với thương trường đầy biến động này.
Và để xây dựng một đường hướng kinh doanh thích hợp như thế, bạn sẽ phải là người có suy nghĩ chiến lược, kèm theo đó là một tư duy kinh doanh tốt (business mindset).
Tư duy kinh doanh có hàm nghĩa rất rộng. Nó bao hàm những nhìn nhận đúng đắn hơn về vai trò của các chiến lược kinh doanh, công việc nghiên cứu thị trường, tìm hiểu khách hàng, các hoạt động tiếp thị, quan hệ công chúng,... Tư duy kinh doanh đồng nghĩa với tư duy chiến lược. Nói cách khác, đó là khả năng nhìn xa trông rộng, giúp bạn tránh xa những sai lầm của tầm nhìn ngắn hạn. Tầm nhìn kinh doanh sẽ quyết định nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như nhân sự, khả năng thu hút người giỏi, v.v… và trên cơ sở đó quyết định sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
Dưới đây là 5 minh chứng của việc có một tư duy kinh doanh tốt:
1) Sở hữu nền tảng kiến thức tốt
Trước hết, để có được tư duy kinh doanh tốt đồng nghĩa với việc phải bạn tự trang bị cho mình những vốn kiến thức nền tảng nhất định. Đó có thể là các kiến thức cần thiết mà mình rút ra từ kinh nghiệm kinh doanh của chính bản thân hay kiến thức có được cùng với sự thay đổi của tư duy về đường hướng, luật pháp, kế toán và quản trị,…
Những kiến thức ấy sẽ giúp bạn trở thành một nhà chiến lược thực thụ, là hành trang cần thiết trên con đường kinh doanh sau này. Hãy đừng bao giờ bỏ lỡ cơ hội được sở hữu những kiến thức quý báu đó.
2) Suy nghĩ cho bản thân bạn, đừng để người khác suy nghĩ thay cho bạn
Đừng để các chuyên gia hay các nhà tư vấn kiểm soát những giấc mơ và vận mệnh của chính bạn. Hãy để họ là người giúp đỡ bạn đạt được những giấc mơ và đi tới cái đích vận mệnh đó. Hãy dành thời gian để lắng nghe, suy nghĩ, tìm hiểu và nghiên cứu về các ý kiến của riêng bạn trước khi nhờ đến sự giúp đỡ của người khác. Chỉ khi hiểu rõ những gì mình đang có và xác định được những điều mình cần thì bạn mới có thể yêu cầu chính xác những sự giúp đỡ mà bạn muốn nhận từ người khác.
3) Xác định mục tiêu cụ thể cho từng hoạt động kinh doanh
Hãy xác định những kết quả bạn muốn có được trước khi tiến hành đầu tư cho các hoạt động kinh doanh.
Ví dụ, bạn có tính toán được đầy đủ các khoản phí phải bỏ ra để tham gia một khoá học đào tạo? Ngoài học phí ra, bạn phải trả tiền xăng xe, tiền thuê người giữ trẻ để bạn đi học vào cuối tuần, v..v Để bù đắp cho khoản đầu tư bỏ ra, các lý do đầu tư của bạn phải mang nhiều ý nghĩa hơn việc gặp gỡ mọi người hay suy nghĩ “Tôi chỉ muốn học hỏi đôi chút gì đấy”.
Tại sao? Đó là những căn cứ khi bạn tham gia một sự kiện mạng lưới (gặp gỡ mọi người) hay đào tạo (học hỏi gì đó). Mục đích của bạn khi tham gia bất cứ sự kiện nào phải thích hợp với viễn cảnh tương lai của bạn và phải được tập trung vào yếu tố lợi nhuận. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn có một kết quả cụ thể trong tâm trí trước khi đầu tư cho các hoạt động kinh doanh.
4) Có tầm nhìn xa trông rộng
Nhiều người trong chúng ta có khuynh hướng tập trung vào những nhiệm vụ thường nhật nhỏ lẻ và giải quyết các vấn đề ngắn hạn. Tuy nhiên, những hành động này không thực sự là các chiến lược đối với hoạt động kinh doanh.
Bản thân chiến lược liên quan tới những gì ở phía trước, xác định những nơi chúng ta sẽ đi và làm thế nào để tới được đó. Do vậy, trước khi tiến hành một hoạt động kinh doanh, hãy tự đặt ra câu hỏi: “Liệu nhiệm vụ này có thích hợp với các mục tiêu tương lai của công ty hay không?” cũng như “ Những nhiệm vụ đó có phù hợp với mục tiêu của chính bản thân mình trong tương lai?”.
5) Gắn kết cảm xúc của bạn với các hoạt động kinh doanh
Việc biết được cảm xúc có mối liên hệ ra sao với các hoạt động kinh doanh sẽ cho phép bạn vượt qua những rào cản cảm xúc cá nhân đang ngăn trở bạn thực hiện những gì bạn nói rằng mình sẽ làm cũng như những gì bạn muốn làm.
Trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh của mình, hãy xác định xem bạn đang cảm thấy những gì và điều gì đã khơi dậy chúng. Đây chính là cách thức để bạn bắt đầu nhận ra các cảm xúc đang ngăn cản bạn đến với thành công trong kinh doanh.
Lời kết
Suy cho cùng, mỗi quyết định kinh doanh của bạn ngày hôm này sẽ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh bạn trong hiện tại và tương lai. Chính vì thế, hãy là một nhà chiến lược tốt - người mà tất cả các khía cạnh về hoạt động kinh doanh của họ ngày hôm nay luôn đi cùng với những bận tâm tới việc ngày mai sẽ ra sao và đâu là cái đích mà mình đang cố gắng vươn tới.
Nguồn tin: Internet, http://gdnn.edu.vn tổng hợp và hệ thống hóa.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tin xem nhiều
- MẪU CÂU HỎI THI THEO MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
- THIẾT KẾ MỘT GIỜ DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Quản lý là gì? Sự thống nhất hoàn hảo giữa lí luận và thực tiễn
- Dạy học theo dự án - Phương pháp giáo dục nghề nghiệp hiệu quả
- Thiết kế nội dung bài dạy theo mẫu giáo án tích hợp trong giáo dục nghề nghiệp
Danh ngôn
William A. Warrd
Văn bản
Tìm kiếm
Khảo sát nhanh
Thành viên
Đăng ký thành viên
Hỏi - Đáp
-
Giáo trình giảng dạy...
04:15 30/10/2024 - Mai Thị Thúy -
Chế độ giờ giảng
22:03 29/11/2021 - Vu Khoi Khoi -
trưởng, phó phòng tài...
20:26 22/02/2021 - vlog Thiên Khôi -
Thắc mắc về hồ sơ lưu...
08:49 03/02/2021 - hai dinh -
Hướng dẫn thành lập...
02:23 02/12/2020 - Lê Trung