10 sai lầm thường gặp khi lập Deadline

Thứ năm - 02/03/2017 22:26
Việc đề ra thời hạn và đạt được chúng là cả một nghệ thuật, đòi hỏi bạn phải rất kiên trì luyện tập. Thông qua những lần luyện tập, bạn sẽ nhận ra những sai lầm mình thường mắc phải để kịp thời sửa chữa. Điều này không khó và những gì bạn nhận được sẽ vượt xa những gì bạn mong đợi.
10 sai lầm thường gặp khi lập Deadline
10 sai lầm thường gặp khi lập Deadline

1. Không viết các deadline ra

Hãy viết các deadline của bạn lên tờ lịch hoặc nơi nào đó mà bạn có thể nhìn thấy hàng ngày. Đây chẳng phải bí quyết gì to tát, đơn giản là những gì bạn không nhìn thấy thường xuyên thì sẽ chóng bị lãng quên. Nếu bạn có quá nhiều dealine, hãy chọ một tờ lịch thật lớn. Đơn giản là bạn chỉ cần viết các dealine lên ngày mà nó đến hạn và đảm bảo rằng bạn sẽ để ý đến tờ lịch đó hàng ngày.

2. Không nghiên cứu kỹ các lựa chọn thời hạn

Nếu bạn có một deadline sắp đến hạn, hãy chắc chắn rằng bạn nghiên cứu mọi lựa chọn trước khi hoàn tất thời hạn đó. Ví dụ, nếu bạn có một bài thuyết trình quan trọng tại công ty, hãy đảm bảo rằng bạn đã nghiên cứu kỹ thời gian trước khi thông báo với sếp của bạn là bạn đã sẵn sàng cho buổi thuyết trình. Thoạt đầu, bạn có thể nghĩ nó chỉ tốn mất một tuần để chuẩn bị, nhưng khi nghiên cứu, bạn mới phát hiện ra mình cần đến gần 2 tuần để hoàn tất quá trình đó.

3. Thiếu động lực

Giả dụ bạn có một dự án sẽ đến hạn trong vòng 6 tháng tới, thì thường bạn sẽ gạt nó sang một bên cho tới 1 tuần trước khi đến hạn chót. Thường thì việc trì hoãn này là do sự thiếu động lực hoàn thiện dự án. Tất nhiên, một số dự án chẳng thú vị chút nào nhưng việc có thể kết thúc dự án trước thời hạn có thể coi như một thành công. Có thể, bạn nên tự thưởng cho bản thân vì đã kiên trì thực hiện hoặc khi bạn hoàn thành dự án đó.  

4. Đặt ra những deadline thiếu tính khả thi

Có động lực làm việc là điều hết sức tuyệt vời, nhưng nếu đề ra các deadline “bất khả thi” thì bạn sẽ khiến bản thân kiệt sức. Nếu có nhiều thì giờ để hoàn thành nhiệm vụ đó thì bạn không cần phải quá vội vàng. Ví dụ nếu bạn cần học một kỹ năng mới để phục vụ cho công tác chuyên môn , hãy cho bản thân thời gian nghiên cứu cẩn thận thay vì vội vã khi thấy những người khác học nó chỉ trong có một tuần. Hãy nhớ: Dục tốc bất đạt, sự vội vàng sẽ không đem lại những dự án thành công.

5. Có quá nhiều deadline

Bạn làm việc vô cùng hiệu quả, nhưng điều đó không có nghĩa bạn là một siêu nhân. Nếu rơi vào tình trạng căng thẳng quá mức thì có lẽ bạn đang có quá nhiều deadline. Nếu điều đó xảy ra, hãy xem xét lại từng deadline và đặt thời hạn mới cho nó hoặc nghĩ xem liệu bạn có thể uỷ thác nó cho ai khác được không.

6. Đặt thời hạn deadline quá xa

Nếu đặt một deadline 3 năm tính từ hôm nay, bạn có thể sẽ mất đi động lực để đều đặn thực hiện nó cho đến ngày đáo hạn. Ví dụ, bạn muốn đạt được một tấm bằng trong vài năm tới, hãy chia deadline đó ra thành từng học kỳ. Khi chia dealine thành những chặng nhỏ, bạn sẽ có động lực để thực hiện nó trong thời gian dài.

7. Không phân bước cho deadline

Hãy chia deadline của bạn ra thành các bước nhỏ và đánh dấu deadline cho từng bước cho tới khi bạn hoàn thành nó. Ví dụ, nếu bạn muốn học tiếng Tây Ban Nha để có khả năng sử dụng song ngữ khi làm việc , hãy chia nó thành các bước chẳng hạn như 1 tháng học loại từ , 1 tháng học ngữ pháp và 2 tháng luyện tập với gia sư qua Skype. Việc chia deadline thành những chặng nhỏ sẽ vừa sức hơn so với việc cố đi trong suốt một chặng đường dài.

8. Đặt ra deadline với niềm tin rằng bạn sẽ hoàn thành nó chỉ với sự kiên trì

Bạn đã bao giờ cố giảm 10 cân trong vòng một tháng và rồi thất vọng khi không đạt được mục tiêu đó hay chưa? Đó là vì bạn đã đặt deadline với niềm tin rằng chỉ cần sự kiên trì và tính kiên định sẽ giúp bạn hoàn thành nó. Bạn có thể giảm cân, nhưng bạn không thể lúc nào cũng kiểm soát được mình sẽ giảm bao nhiêu và khi nào sẽ giảm. Vì vậy, tốt hơn hết là bạn nên tập trung duy trì một chế độ ăn lành mạnh và tập luyện thể thao và để việc giảm cân diễn ra một cách tự nhiên thay vì tự  khiến bản thân mệ mỏi khi phải chạy theo một deadline giảm cân cụ thể như vậy.

9. Không xem xét một cách chi tiết

Điều quan trọng là bạn cần dành thời gian để chiêm nghiệm những gì bạn muốn đạt được với deadline đó.Hãy dành 1 hoặc 2 ngày để nghĩ về deadline đó và suy xét từng chi tiết, bạn có thể ngạc nhiên với những phát hiện của bản thân. Bạn có thể đã bỏ quên điều gì đó rất quan trọng nếu vội vã chạy theo deadline đó. Dành ra vài ngày không chỉ để nghiên cứu mà còn để chiêm nghiệm mọi thứ liên quan.

10. Bắt chước người khác

Việc bắt chước deadline của người khác sẽ chỉ dẫn bạn đến với sự thất bại. Đừng để bản thân phải chịu áp lức từ việc bắt chước người khác. Nếu đồng nghiệp của bạn đến hạn deadline trong vòng 3 tháng không có nghĩa bạn cũng phải hoàn thành nhiệm vụ trong thời hạn tương tự. Nếu cô bạn thân của bạn kiếm được một công việc “trong mơ” chỉ sau 1 năm tốt nghiệp thì không có nghĩa 1 năm cũng là deadline cho việc bạn phải ổn định công ăn việc làm. Hãy làm những gì phù hợp nhất với bạn. Hãy tự tin vào khả năng của bản thân, đặt ra các deadline của riêng mình và thực hiện nó.

Lời kết

Việc đặt deadline có vai trò quan trọng trong cuộc sống. Không có chúng, chúng ta thường có xu hướng trì hoãn và trở nên lười biếng. Hãy ghi nhớ những sai lầm trên để tránh mắc phải chúng khi đặt deadline. Bạn sẽ đạt được thành công.

Nguồn tin: Internet, http://gdnn.edu.vn tổng hợp và hệ thống hóa.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Xếp hạng: 0 - 0 phiếu bầu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh ngôn

Chúng ta không thể dạy bảo cho ai bất cứ điều gì, chúng ta chỉ có thể giúp họ phát hiện ra những gì còn tiềm ẩn trong họ

Galileo

Văn bản

1978/QĐ-BLĐTBXH

Về việc ban hành các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp

12/2019/TT-BLĐTBXH

Hướng dẫn việc chuyển xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp

454/TCGDNN-KĐCL

V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn KĐCL chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng

453/TCGDNN-KĐCL

V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trường trung cấp, trường cao đẳng

452/TCGDNN-KĐCL

V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp

Tìm kiếm

Khảo sát nhanh

Theo bạn để nâng cao chất lượng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần tập trung vào nội dung nào sau đây?

Thành viên

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site

Hỏi - Đáp

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây