Bản đồ tư duy - Công cụ tuyệt vời để ghi chép và sử dụng thông tin

Thứ năm - 02/03/2017 22:22
Khi tiếp cận với một đề tài nào đó, hoặc trong khi ngồi lên ý tưởng, đã bao giờ bạn thấy mình rơi vào tình trạng ngụp lặn trong hàng trăm trang thông tin, nhưng chẳng có ý niệm gì về việc chúng liên kết với nhau như thế nào? Đây là lúc bạn cần đến Bản đồ Tư duy (Mindmap).
Sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy
 
ban-do-tu-duy-cong-cu-tuyet-voi-de-ghi-chep-va-su-dung-thong-tin

Bản đồ tư duy là một công cụ giúp bạn học tập hiệu quả hơn, cải thiện cách thức ghi chép thông tin cũng như hỗ trợ và nâng cao khả năng giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.

Bằng cách sử dụng bản đồ tư duy, bạn có thể nhanh chóng nhận diện và nắm được cấu trúc của bất kì chủ đề nào. Bạn cũng sẽ hiểu được cách mảnh ghép thông tin kết nối với nhau như thế nào, cũng như biết cách ghi chép những dữ liệu chưa qua xử lý.

Không chỉ vậy, bản đồ tư duy còn giúp bạn ghi nhớ tốt hơn vì thông tin được lưu trữ theo một cấu trúc mà não của bạn có thể dễ dàng nhớ và ôn lại.

Về Bản đồ tư duy

Bản đồ tư duy trở nên phổ biến nhờ công lao của nhà văn và cũng là chuyên gia tư vấn Tony Buzan. Bản đồ tư duy sắp xếp các thông tin trên một mặt phẳng hai chiều, thay vì sử dụng cấu trúc liệt kê kiểu danh sách vẫn thường được dùng trong ghi chép kiểu truyền thống.

Bản đồ tư duy súc tích hơn nhiều so với những mẩu ghi chép thường dùng, và thường thì nó chỉ tốn một mặt giấy. Điều này giúp bạn liên kết mọi thứ một cách dễ dàng, và có thể nảy ra những ý tưởng mới nữa. Nếu bạn tìm thêm được nhiều thông tin sau khi đã vẽ xong bản đồ tư duy, thì bạn có thể dễ dàng tích hợp những thông tin này vào trong bản đồ mà không hề làm gãy “mạch” nào.

Không chỉ thế, bản đồ tư duy còn giúp bạn chia nhỏ những chủ đề hay mảng công việc lớn thành những nội dung nhỏ hơn để tiện cho việc quản lí, nhờ đó bạn sẽ lập kế hoạch hiệu quả hơn mà không bị “lụt” trong khối lượng công việc lớn cũng như không bỏ quên điều gì quan trọng.

Một bản đồ tư duy được thiết kế tốt sẽ thể hiện được tinh thần của chủ đề, sắp xếp các điểm trên bản đồ một cách có ý nghĩa; và liên kết các thông tin, dữ liệu với nhau. Điều này có nghĩa là bản đồ tư duy giúp bạn nhớ lại một việc gì đó rất nhanh chóng, chỉ với một cái liếc nhìn mà thôi. Bằng cách này, bản đồ tư duy giúp bạn ghi nhớ hiệu quả hơn - vì việc nhớ được hình dạng và cấu trúc của bản đồ tư duy sẽ là “tín hiệu” giúp bạn nhớ được những thông tin chứa đựng trong đó.

Khi được trình bày với nhiều màu sắc, hình ảnh hay hình vẽ, một bản đồ tư duy thậm chí còn giống như một tác phẩm nghệ thuật!

Sử dụng

Bản đồ tư duy rất hữu ích khi:

  • Brainstorming – cả cá nhân và theo nhóm
  • Tóm tắt thông tin và ghi chép
  • Tổng hợp thông tin từ những nguồn nghiên cứu khác nhau
  • Suy nghĩ về các vấn đề phức tạp
  • Trình bày thông tin theo cách mà có thể thể hiện được cấu trúc tổng thể của một chủ đề nào đó
  • Nghiên cứu và ghi nhớ thông tin

Vẽ bản đồ tư duy

Để vẽ được một bản đồ tư duy, hãy làm theo các bước sau:

1. Viết chủ đề bạn đang khám phá vào giữa trang giấy và vẽ một đường tròn bao quanh nó. Kết quả của bước này là một hình tròn như trong hình 1 dưới đây

(Ví dụ mà chúng tôi giới thiệu dưới đây mô tả những việc cần làm để có một bài thuyết trình thành công)

ban-do-tu-duy-cong-cu-tuyet-voi-de-ghi-chep-va-su-dung-thong-tin

2. Khi xét đến các nhánh hay các nhóm chính thuộc chủ đề (hay những dữ liệu quan trọng có liên quan đến chủ đề), bạn hãy vẽ những đường thẳng đi ra từ vòng tròn trung tâm. Đặt tên những đường này bằng tên của những nhóm hay nhánh đó. (Xem hình 2 bên dưới).

ban-do-tu-duy-cong-cu-tuyet-voi-de-ghi-chep-va-su-dung-thong-tin

3. Khi bạn tiếp tục đào sâu hơn và phát triển ra thêm lớp nội dung khác (những nội dung phụ trợ hay nội dung đặc biệt) thuộc các nhóm hay nhánh chính, hãy vẽ những đường thẳng nối những nội dung này với nhánh tương ứng này. Kết quả bước này như được thể hiện trong hình 3 dưới đây.

ban-do-tu-duy-cong-cu-tuyet-voi-de-ghi-chep-va-su-dung-thong-tin

4. Sau đó, đối với từng thông tin hay bất kì ý tưởng gì, hãy vẽ các đường thẳng tương ứng nối từ luận điểm chứa nó rồi điền nội dung vào đó. Hãy cùng xem hình 4 dưới đây.

 

ban-do-tu-duy-cong-cu-tuyet-voi-de-ghi-chep-va-su-dung-thong-tin

5. Khi có thêm thông tin mới, hãy kết nối chúng vào bản đồ tư duy một cách hợp lí.

Một bản đồ tư duy hoàn chỉnh sẽ phải có chủ đề chính ở giữa và các nhánh lan tỏa đi mọi hướng. Những nội dung và thông tin phụ trợ sẽ tỏa ra từ đây, giống như nhánh và cành cây mọc ra từ thân cây. Bạn không cần phải lo lắng về cấu trúc ban đầu bạn xây dựng nên, vì nó sẽ tự "tiến hóa" khi bạn bổ sung thêm nội dung thông tin.

Lời khuyên:

Tuy vẽ bản đồ tư duy một cách thủ công có vẻ thích hợp trong nhiều trường hợp, nhưng những công cụ và phần mềm như Coggle, Bubbl.us, Mindmeister, MindGenius, iMindMap hay Mindjet lại có thể cải thiện quy trình vẽ bằng cách giúp bạn tạo ra được những bản đồ tư duy chất lượng cao mà lại dễ dàng chỉnh sửa hay viết lại.

Sử dụng bản đồ tư duy một cách hiệu quả

Một khi bạn hiểu được cách ghi chép dưới dạng bản đồ tư duy, bạn có thể phát triển theo cách riêng của mình để khai thác sâu hơn công cụ này. Những gợi ý dưới đây có thể giúp bạn vẽ được những bản đồ tư duy vô cùng sống động:

  • Sử dụng những từ đơn hoặc những cụm từ đơn giản – Có rất nhiều từ dài dòng, chi tiết một cách không cần thiết được sử dụng trong các văn bản bình thường, bởi chúng có nghĩa vụ đảm bảo các nội dung thông tin được đưa vào văn bản đúng với ngữ cảnh và theo một cấu trúc dễ đọc hiểu.

Khi vẽ bản đồ tư duy, những từ ngữ cô đọng về ý nghĩa và những cụm từ ngắn gọn cũng có thể biểu đạt chính xác nội dung đó. Những từ ngữ dư thừa sẽ chỉ làm bản đồ tư duy thêm lộn xộn.

  • Sử dụng màu sắc để phân biệt các ý tưởng khác nhau – Việc này sẽ giúp bạn phân chia và làm nổi bật được những ý tưởng khác nhau khi cần thiết. Màu sắc cũng bạn hồi tưởng lại bản đồ tư duy dễ dàng hơn và giúp bạn thể hiện được sự sắp xếp, cấu trúc của chủ để.
  • Sử dụng biểu tượng và hình ảnh – Hình vẽ giúp bạn ghi nhớ thông tin hiệu quả hơn là những từ ngữ, vì vậy hãy dùng biểu tượng hay hình ảnh để diễn đạt được nội dung mọi lúc mọi nơi trên bản đồ tư duy khi có thể.
  • Sử dụng những đường liên kết chéo – Khi thông tin ở một phần nào đó trong bản đồ tư duy có thể liên quan đến một phần khác, hãy vẽ những đường liên kết để thể hiện sự kết nối chéo giữa thông tin, dữ liệu. Việc này cũng giúp bạn nhìn ra được cách một phần nào đó của chủ đề có tác động đến một phần khác.

Kết luận

Bản đồ tư duy là một công cụ ghi chép thông tin cực kì hiệu quả. Bản đồ tư duy không chỉ thể hiện thông tin mà nó còn thể hiện được cấu trúc tổng thể của một chủ đề và mối tương quan giữa những nội dung trong chủ đề đó. Nó giúp bạn kết nối những ý tưởng, tư duy một cách sáng tạo và tạo ra những sự liên kết mà bạn có thể không tự mình hình dung ra được.

Bản đồ tư duy rất hữu ích trong việc tóm tắt, tổng hợp thông tin, hình thành nên những mối liên kết giữa các đối tượng trong bản đồ và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. 

Để có thể sử dụng hiệu quả bản đồ tư duy, hãy, sử dụng những màu sắc khác nhau giúp bản đồ thêm sinh động và kết hợp với việc sử dụng những biểu tượng và hình ảnh để kích thích tư duy sáng tạo.

Nếu bạn đang sử dụng bất cứ công cụ nào để nghiên cứu và ghi chép thông tin, hãy chuyển sang dùng thử bản đồ tư duy. Bạn chắc chắn sẽ rất yêu thích công cụ này!

Nguồn tin: Internet, http://gdnn.edu.vn tổng hợp và hệ thống hóa.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Xếp hạng: 0 - 0 phiếu bầu

Danh ngôn

Một gánh sách không bằng một người thầy giỏi

Ngạn ngữ Trung Quốc

Văn bản

1978/QĐ-BLĐTBXH

Về việc ban hành các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp

12/2019/TT-BLĐTBXH

Hướng dẫn việc chuyển xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp

454/TCGDNN-KĐCL

V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn KĐCL chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng

453/TCGDNN-KĐCL

V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trường trung cấp, trường cao đẳng

452/TCGDNN-KĐCL

V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp

Tìm kiếm

Khảo sát nhanh

Theo bạn để nâng cao chất lượng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần tập trung vào nội dung nào sau đây?

Thành viên

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site

Hỏi - Đáp

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây