Bức tứ bình của người quản lý
Bức tứ bình của người quản lý là một cẩm nang dành cho nhà quản lý, bao gồm các nội dung và phương pháp thực hiện các nội dung của nhà quản lý.
BỨC TỨ BÌNH CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ
Ổn | Kế | Kỷ | Chân |
Thích | Tổ | Bỉ | Thiện |
Tăng | Đạo | Thế | Mỹ |
Phát | Kiểm | Thời | Lợi |
|
|
|
|
Chuyên | Quyết | Biến | Đạo |
Hình | Điều | Chỉ | Pháp |
Đức | Thông | Túc | Công |
Bức tứ bình này gồm 04 câu, mỗi câu có 07 chữ. Trong mỗi câu, 04 chữ đầu là nội dung cần làm của nhà quản lý, 02 chữ cuối là phương pháp để thực hiện các nội dung đó.
Câu 1 là Mục tiêu quản lý;
Câu 2 là nội dung nhà quản lý phải thực hiện;
Câu 3 là động lực để thực hiện;
Câu 4 là giá trị mang lại.
1. Câu 1: MỤC TIÊU: Ổn – Thích – Tăng – Phát – Chuyên- Hình - Đức
Người quản lý cần đạt được các mục tiêu sau:
Ổn | Ổn định |
Thích | Thích ứng, thích nghi |
Tăng | Tăng trưởng |
Phát | Phát triển |
Muốn vậy cần:
Chuyên | Năng lực chuyên môn |
Hình | Hình thức - Ở đây nghĩa là chức vụ |
Đức | Đạo đức |
2. Câu 2: NỘI DUNG: Kế - Tổ - Đạo – Kiểm – Quyết – Đều - Thông
Người quản lý cần đạt được các mục tiêu sau:
Kế | Kế hoạch |
Tổ | Tổ chức |
Đạo | Chỉ đạo |
Kiểm | Kiểm tra, giám sát |
Muốn vậy cần
Quyết | Quyết định |
Điều | Điều chỉnh |
Thông | Thông tin |
3. Câu 3: ĐỘNG LỰC: Kỷ - Bỉ - Thế - Thời – Biến – Chỉ - Túc
Người quản lý cần đạt được các mục tiêu sau:
Kỷ | Tri kỷ - Biết mình |
Bỉ | Tri bỉ - Biết người |
Thế | Tình thế, xu thế |
Thời | Thời cơ, nguy cơ |
Muốn vậy cần
Biến | Chi biến – Biết biến đổi, thay đổi |
Chỉ | Chi chỉ - Biết điểm dừng |
Túc | Chi túc – Biết đủ |
4. Câu 4: GIÁ TRỊ: Chân – Thiện – Mỹ - Lợi – Đạo – Pháp - Công
Người quản lý cần đạt được các mục tiêu sau:
Chân | Cái có thực |
Thiện | Cái tốt |
Mỹ | Cái đẹp |
Lợi | Lợi ích |
Muốn vậy cần
Đạo | Đạo lý, lời khuyên |
Pháp | Luật, quy chế |
Công | Công lý (Dư luận tập thể) |
Phân tích một câu:
Ở đây tôi chọn câu 2 với nội dung "Kế - Tổ - Đạo – Kiểm – Quyết – Đều – Thông" để tiến hành phân tích:
Để đạt được mục tiêu đề ra của tổ chức, nhà quản lý cần thực hiện đầy đủ các chức năng cơ bản của quản lý bao gồm: Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá.
Muốn thực hiện các chức năng này, đòi hỏi nhà quản lý cần có quyết định – đưa ra kế hoạch có tính thực thi, đồng thời trong quá trình thực thi cần có sự điều chỉnh kịp thời nếu thấy những hạn chế của kế hoạch, hay các yếu tố bên ngoài tác động bất lợi,… và đặc biết phải có thông tin chính xác về quá trình thực thi kế hoạch.
Hy vọng với bức tứ bình này, các nhà quản lý có thể vận dụng vào quá trình thực hiện nhiệm vụ, chức năng của mình một cách hữu ích và mang lại những hiệu quả thiết thực.
Tác giả: Phạm Ngọc Tú
Nguồn tin: Bài viết được tổng hợp từ bài giảng của PGS. TS. Đặng Quốc Bảo
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tin xem nhiều
- MẪU CÂU HỎI THI THEO MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
- THIẾT KẾ MỘT GIỜ DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Quản lý là gì? Sự thống nhất hoàn hảo giữa lí luận và thực tiễn
- Dạy học theo dự án - Phương pháp giáo dục nghề nghiệp hiệu quả
- Thiết kế nội dung bài dạy theo mẫu giáo án tích hợp trong giáo dục nghề nghiệp
Danh ngôn
Tục ngữ Việt Nam
Văn bản
Tìm kiếm
Khảo sát nhanh
Thành viên
Đăng ký thành viên
Hỏi - Đáp
-
Giáo trình giảng dạy...
04:15 30/10/2024 - Mai Thị Thúy -
Chế độ giờ giảng
22:03 29/11/2021 - Vu Khoi Khoi -
trưởng, phó phòng tài...
20:26 22/02/2021 - vlog Thiên Khôi -
Thắc mắc về hồ sơ lưu...
08:49 03/02/2021 - hai dinh -
Hướng dẫn thành lập...
02:23 02/12/2020 - Lê Trung