ĐỔI MỚI QUÁ TRÌNH DẠY HỌC VÀ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TRONG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
Giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh đất nước đang thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế luôn luôn đặt ra yêu cầu về đội ngũ kỹ thuật đáp ứng nguồn nhân lực. Tuy quá trình đào tạo nghề nghiệp đã có sự phát triển và đổi mới nhanh chóng cả về qui mô cũng như quá trình đào tạo nhưng vân còn tồn tại nhiều thách thức. Bài viết trình bày một số vấn đề về đổi mới quá trình dạy học và bồi dưỡng giáo viên trong giáo dục nghề nghiệp. Việc đổi mới gồm kết hợp song song phát triển kỹ năng nghề với hình thành và phát triển phẩm chất nghề nghiệp; đổi mới tiến trình dạy học theo hướng phát triển của kỹ thuật và công nghệ; tăng cường thực tập giai đoạn cuối tại nơi sản xuất và một số vấn đề về bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy học kỹ thuật.
1. Mở đầu
Trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế, nguồn lao động kỹ thuật chất lượng cao, đáp ứng được đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước luôn là đòi hỏi cấp thiết. Trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm đến yêu cầu này và đã có những chính sách kịp thời, hiệu quả thúc đẩy nhanh quá trình đào tạo nghề với một khoản kinh phí lớn cho đào tạo, mua sắm trang thiết bị kỹ thuật, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên... và kết quả là hệ thống trường đào tạo nghề được phân bố rộng khắp trong cả nước, cung cấp lượng lao động kỹ thuật cho nền kinh tế đất nước. Tuy vậy, quá trình đào tạo cho thấy chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, đội ngũ giáo viên chậm thay đổi trong khi kỹ thuật và công nghệ phát triển nhanh chóng. Trong nghiên cứu, đánh giá về chất lượng nguồn nhân lực, các tác giả đã viết: “Ngân hàng Thế giới đánh giá Việt Nam đang thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao. Trình độ ngoại ngữ của lao động Việt Nam chưa cao nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình hội nhập. Những hạn chế, yếu kém của nguồn nhân lực là một trong những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Nghiên cứu của Viện Khoa học, Lao động và Xã hội (2016) cũng cho thấy, mức độ đáp ứng về kỹ năng do thay đổi công nghệ của lao động trong các doanh nghiệp điện tử và may rất thấp”. Một trong những nguyên nhân liên quan đến thực trạng trên là quá trình dạy học và bồi dưỡng giáo viên trong các cơ sở đào tạo nghề. Bài viết này trình bày một số suy nghĩ về đổi mới quá trình dạy học và bồi dưỡng giáo viên trong các cơ sở GDNN nhằm đáp ứng sự đòi hỏi của xã hội và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ - kỹ thuật.
2. Nội dung
2.1. Một số nhận xét về đội ngũ giáo viên và quá trình dạy học trong các cơ sở GDNN
Việc thay đổi chương trình, cách thức tổ chức dạy học trong các cơ sở GDNN đã được tiến hành mạnh mẽ trong những năm gần đây. Trong các cơ sở GDNN, nội dung và chương trình dạy học đã được thay đổi nhanh chóng từ dạy học theo niên chế sang dạy học theo tín chỉ, nội dung dạy học được kết cấu theo module độc lập, có khả năng liên thông cao giữa các bậc, cấp học; phương pháp dạy học được đổi mới chủ yếu là dạy học tích hợp giữa lý thuyết và thực hành phù hợp với đối tượng người học nghề. Tuy vậy, theo những nghiên cứu gần đây cho thấy, chất lượng nguồn nhân lực chưa đạt yêu cầu như nhận xét: “Về chất lượng, tỷ lệ người lao động qua đào tạo có bằng hoặc chứng chỉ còn thấp, gần 80% số người lao động từ 15 tuổi trở lên chưa được đào tạo nghề có văn bằng, chứng chỉ. Trình độ chuyên môn chưa đáp ứng yêu cầu thực tế, năng lực xã hội của người học sau khi ra trường còn hạn chế, chưa theo kịp xu thế của thời đại. Sự thích ứng của người lao động với công việc chưa cao, khả năng tiếp nhận, ứng dụng và sáng tạo tri thức của người lao động còn thấp. Sự thiếu hụt kỹ năng lao động và tay nghề trong một số ngành đang là đặc trưng của người lao động Việt Nam hiện nay; và “Nguồn cung lao động ở Việt Nam hiện nay luôn xảy ra tình trạng thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao, lao động một số ngành dịch vụ (ngân hàng, tài chính, thông tin viễn thông, du lịch...) và công nghiệp mới. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề còn thấp, kỹ năng, tay nghề, thể lực và tác phong lao động công nghiệp còn yếu nên khả năng cạnh tranh thấp. Tình trạng thể lực của lao động Việt Nam ở mức trung bình kém, cả về chiều cao, cân nặng cũng như sức bền, sự dẻo dai, chưa đáp ứng được cường độ làm việc và những yêu cầu trong sử dụng máy móc thiết bị theo tiêu chuan quốc tế. Kỷ luật lao động của người Việt Nam nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra của quá trình sản xuất công nghiệp. Một bộ phận lớn người lao động chưa được tập huấn về kỷ luật lao động công nghiệp. Phần lớn lao động xuất thân từ nông thôn, nông nghiệp, mang nặng tác phong sản xuất của một nền nông nghiệp tiểu nông, tùy tiện về giờ giấc và hành vi. Người lao động chưa được trang bị các kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm, không có khả năng hợp tác và gánh chịu rủi ro, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc”.
Qua những nghiên cứu trên đây, có thể thấy rằng những tồn tại kể trên ngoài những nguyên nhân khác liên quan đến qui định, chính sách, trong bài viết này chúng tôi đề cập đến một khía cạnh khác liên quan đến quá trình đào tạo cho nguồn nhân lực là quá trình học tập của học sinh, sinh viên Việt Nam trong các cơ sở
GDNN. Chúng tôi thấy rằng việc áp dụng những thành tựu mới về đào tạo nguồn nhân lực cho hệ thống cơ sở GDNN là hết sức cần thiết nhưng cần có sự điều chỉnh phù hợp với điều kiện Việt Nam. Có thể thấy rằng đất nước ta tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ một nền sản xuất nông nghiệp vì vậy tác phong lao động của đa số thanh niên còn tùy tiện, thiếu kỹ năng làm việc phù hợp với một nền sản xuất hiện đại khác hẳn với thanh niên ở các nước công nghiệp phát triển. Điều này đòi hỏi quá trình đào tạo phải có sự điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện Việt Nam. Ngoài ra, đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu dạy học cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Để có thể góp phần khắc phục cần đổi mới quá trình tổ chức dạy học và nâng cao trình độ giáo viên ngay trong các cơ sở GDNN, trọng tâm là tăng cường phát triển phẩm chất nghề nghiệp cho người học, đổi mới tiến trình dạy học, tăng cường thực tập nghề cho học sinh, sinh viên và thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên.
2.2. Đổi mới quá trình dạy học trong đào tạo nghề
2.2.1 Kết hợp hình thành và phát triển kỹ năng song song với hình thành và phát triển phẩm chất nghề nghiệp cho người học
Phẩm chất nghề nghiệp là phần không thể thiếu cùng với năng lực của người lao động kỹ thuật đáp ứng làm việc trong môi trường làm việc ngày càng khắt khe. Khả năng thích ứng, kỹ năng làm việc nhóm, ý thức lao động nghiêm túc giúp người lao động hòa nhập nhanh chóng và luôn luôn có ý thức học hỏi vươn lên làm chủ kỹ thuật mới sẽ giúp họ có công việc tốt và thu nhập xứng đáng. Tuy vậy, có thể thấy quá trình dạy học hiện nay còn nghiêng về trang bị kiến thức, kỹ năng mà chưa coi trọng việc hình thành và phát triển phẩm chất nghề cho người lao động tương lai. Để khắc phục có thể tiến hành theo một số hướng sau:
Trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế, nguồn lao động kỹ thuật chất lượng cao, đáp ứng được đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước luôn là đòi hỏi cấp thiết. Trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm đến yêu cầu này và đã có những chính sách kịp thời, hiệu quả thúc đẩy nhanh quá trình đào tạo nghề với một khoản kinh phí lớn cho đào tạo, mua sắm trang thiết bị kỹ thuật, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên... và kết quả là hệ thống trường đào tạo nghề được phân bố rộng khắp trong cả nước, cung cấp lượng lao động kỹ thuật cho nền kinh tế đất nước. Tuy vậy, quá trình đào tạo cho thấy chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, đội ngũ giáo viên chậm thay đổi trong khi kỹ thuật và công nghệ phát triển nhanh chóng. Trong nghiên cứu, đánh giá về chất lượng nguồn nhân lực, các tác giả đã viết: “Ngân hàng Thế giới đánh giá Việt Nam đang thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao. Trình độ ngoại ngữ của lao động Việt Nam chưa cao nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình hội nhập. Những hạn chế, yếu kém của nguồn nhân lực là một trong những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Nghiên cứu của Viện Khoa học, Lao động và Xã hội (2016) cũng cho thấy, mức độ đáp ứng về kỹ năng do thay đổi công nghệ của lao động trong các doanh nghiệp điện tử và may rất thấp”. Một trong những nguyên nhân liên quan đến thực trạng trên là quá trình dạy học và bồi dưỡng giáo viên trong các cơ sở đào tạo nghề. Bài viết này trình bày một số suy nghĩ về đổi mới quá trình dạy học và bồi dưỡng giáo viên trong các cơ sở GDNN nhằm đáp ứng sự đòi hỏi của xã hội và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ - kỹ thuật.
2. Nội dung
2.1. Một số nhận xét về đội ngũ giáo viên và quá trình dạy học trong các cơ sở GDNN
Việc thay đổi chương trình, cách thức tổ chức dạy học trong các cơ sở GDNN đã được tiến hành mạnh mẽ trong những năm gần đây. Trong các cơ sở GDNN, nội dung và chương trình dạy học đã được thay đổi nhanh chóng từ dạy học theo niên chế sang dạy học theo tín chỉ, nội dung dạy học được kết cấu theo module độc lập, có khả năng liên thông cao giữa các bậc, cấp học; phương pháp dạy học được đổi mới chủ yếu là dạy học tích hợp giữa lý thuyết và thực hành phù hợp với đối tượng người học nghề. Tuy vậy, theo những nghiên cứu gần đây cho thấy, chất lượng nguồn nhân lực chưa đạt yêu cầu như nhận xét: “Về chất lượng, tỷ lệ người lao động qua đào tạo có bằng hoặc chứng chỉ còn thấp, gần 80% số người lao động từ 15 tuổi trở lên chưa được đào tạo nghề có văn bằng, chứng chỉ. Trình độ chuyên môn chưa đáp ứng yêu cầu thực tế, năng lực xã hội của người học sau khi ra trường còn hạn chế, chưa theo kịp xu thế của thời đại. Sự thích ứng của người lao động với công việc chưa cao, khả năng tiếp nhận, ứng dụng và sáng tạo tri thức của người lao động còn thấp. Sự thiếu hụt kỹ năng lao động và tay nghề trong một số ngành đang là đặc trưng của người lao động Việt Nam hiện nay; và “Nguồn cung lao động ở Việt Nam hiện nay luôn xảy ra tình trạng thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao, lao động một số ngành dịch vụ (ngân hàng, tài chính, thông tin viễn thông, du lịch...) và công nghiệp mới. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề còn thấp, kỹ năng, tay nghề, thể lực và tác phong lao động công nghiệp còn yếu nên khả năng cạnh tranh thấp. Tình trạng thể lực của lao động Việt Nam ở mức trung bình kém, cả về chiều cao, cân nặng cũng như sức bền, sự dẻo dai, chưa đáp ứng được cường độ làm việc và những yêu cầu trong sử dụng máy móc thiết bị theo tiêu chuan quốc tế. Kỷ luật lao động của người Việt Nam nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra của quá trình sản xuất công nghiệp. Một bộ phận lớn người lao động chưa được tập huấn về kỷ luật lao động công nghiệp. Phần lớn lao động xuất thân từ nông thôn, nông nghiệp, mang nặng tác phong sản xuất của một nền nông nghiệp tiểu nông, tùy tiện về giờ giấc và hành vi. Người lao động chưa được trang bị các kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm, không có khả năng hợp tác và gánh chịu rủi ro, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc”.
Qua những nghiên cứu trên đây, có thể thấy rằng những tồn tại kể trên ngoài những nguyên nhân khác liên quan đến qui định, chính sách, trong bài viết này chúng tôi đề cập đến một khía cạnh khác liên quan đến quá trình đào tạo cho nguồn nhân lực là quá trình học tập của học sinh, sinh viên Việt Nam trong các cơ sở
GDNN. Chúng tôi thấy rằng việc áp dụng những thành tựu mới về đào tạo nguồn nhân lực cho hệ thống cơ sở GDNN là hết sức cần thiết nhưng cần có sự điều chỉnh phù hợp với điều kiện Việt Nam. Có thể thấy rằng đất nước ta tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ một nền sản xuất nông nghiệp vì vậy tác phong lao động của đa số thanh niên còn tùy tiện, thiếu kỹ năng làm việc phù hợp với một nền sản xuất hiện đại khác hẳn với thanh niên ở các nước công nghiệp phát triển. Điều này đòi hỏi quá trình đào tạo phải có sự điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện Việt Nam. Ngoài ra, đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu dạy học cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Để có thể góp phần khắc phục cần đổi mới quá trình tổ chức dạy học và nâng cao trình độ giáo viên ngay trong các cơ sở GDNN, trọng tâm là tăng cường phát triển phẩm chất nghề nghiệp cho người học, đổi mới tiến trình dạy học, tăng cường thực tập nghề cho học sinh, sinh viên và thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên.
2.2. Đổi mới quá trình dạy học trong đào tạo nghề
2.2.1 Kết hợp hình thành và phát triển kỹ năng song song với hình thành và phát triển phẩm chất nghề nghiệp cho người học
Phẩm chất nghề nghiệp là phần không thể thiếu cùng với năng lực của người lao động kỹ thuật đáp ứng làm việc trong môi trường làm việc ngày càng khắt khe. Khả năng thích ứng, kỹ năng làm việc nhóm, ý thức lao động nghiêm túc giúp người lao động hòa nhập nhanh chóng và luôn luôn có ý thức học hỏi vươn lên làm chủ kỹ thuật mới sẽ giúp họ có công việc tốt và thu nhập xứng đáng. Tuy vậy, có thể thấy quá trình dạy học hiện nay còn nghiêng về trang bị kiến thức, kỹ năng mà chưa coi trọng việc hình thành và phát triển phẩm chất nghề cho người lao động tương lai. Để khắc phục có thể tiến hành theo một số hướng sau:
- Thống nhất thay đổi thang đánh giá kết quả học tập sao cho kết quả đánh giá về phẩm chất có tỷ lệ xứng đáng.
- Kết hợp rèn luyện kỹ năng nghề với hình thành và phát triển phẩm chất nghề ngay từ khi học sinh, sinh viên mới bước chân vào học bằng cách dạy các nội dung rèn luyện kỹ năng liên quan đến hình thành và phát triển phẩm chất nghề. Có thể tháy rằng trong dạy học kỹ thuật, có rất nhiều nội dung dạy học đặc biệt là các nội dung thực hành có thể sử dụng vừa phát triển kỹ năng vừa hình thành và phát triển phẩm chất; có thể nêu ở đây như lắp ráp linh kiện điện tử, cuốn các cuộn biến áp trung và cao tần trong kỹ thuật điện tử, vẽ kỹ thuật...sẽ giúp học sinh, sinh viên làm quen với yêu cầu trong công việc cả về năng lực và phẩm chất. Tổ chức dạy học các môn học này ngay khi học sinh, sinh viên học những học phần đầu tiên khi mới vào trường sẽ không chỉ rèn luyện kỹ năng mà còn giúp họ rèn luyện tính tỉ mỉ, cẩn thận, khéo léo.. .trong công việc.
Đặc thù của kỹ thuật là luôn luôn phát triển, các thành tựu về công nghệ và kỹ thuật luôn dựa trên các nguyên lý của Toán và các môn khoa học tự nhiên nhưng thường đổi mới và phát triển trên nền tảng sẵn có. Chính vì vậy mà các sáng chế mới luôn dựa trên các qui luật sáng tạo, cải tiến và phát triển (trừ một số rất ít sáng chế mang tính cách mạng với nhân loại).
Dựa trên cơ sở này có thể sắp xếp lại các nội dung dạy học theo hướng phát triển của kỹ thuật và công nghệ từ đơn giản đến phức tạp, từ điều khiển bằng tay đến tự động hóa. Làm như vậy không chỉ giúp học sinh, sinh viên dễ tiếp thu kiến thức mà còn trang bị cho họ khả năng mau chóng tiếp thu kỹ thuật và công nghệ mới sau khi tốt nghiệp tới làm việc tại các cơ sở sản xuất.
Ví dụ, nội dung dạy về mạch tạo xung, đây là nội dung kiến thức cơ bản trong đa số sinh viên học các ngành kỹ thuật, có thể bắt đầu từ yêu cầu tạo ra một dãy xung có tần số mong muốn, thay vì dạy các mạch tạo xung đơn thuần người dạy có thể bắt đầu từ mạch đơn giản và cơ bản nhất, đó là mạch tạo xung đa hài dùng tranzitor (Hình 1). Tiếp sau trên cơ sở nguyên tắc hoạt động, phân tích ưu nhược điểm của mạch dẫn đến nguyên tắc hoạt động của mạch tạo xung dùng IC555 (Hình 2), từ đó sinh viên có thể tự mình tìm hiểu một số mạch khác dùng trong kỹ thuật như biến đổi dạng tín hiệu khác sang tín hiệu xung, thay đổi tần số, mức điện áp, cường độ dòng điện.
Ví dụ, nội dung dạy về mạch tạo xung, đây là nội dung kiến thức cơ bản trong đa số sinh viên học các ngành kỹ thuật, có thể bắt đầu từ yêu cầu tạo ra một dãy xung có tần số mong muốn, thay vì dạy các mạch tạo xung đơn thuần người dạy có thể bắt đầu từ mạch đơn giản và cơ bản nhất, đó là mạch tạo xung đa hài dùng tranzitor (Hình 1). Tiếp sau trên cơ sở nguyên tắc hoạt động, phân tích ưu nhược điểm của mạch dẫn đến nguyên tắc hoạt động của mạch tạo xung dùng IC555 (Hình 2), từ đó sinh viên có thể tự mình tìm hiểu một số mạch khác dùng trong kỹ thuật như biến đổi dạng tín hiệu khác sang tín hiệu xung, thay đổi tần số, mức điện áp, cường độ dòng điện.
2.2.3. Tăng cường thực tập giai đoạn cuối tại nơi sản xuất
Thực tập tại cơ sơ sản xuất có ý nghĩa to lớn cho học sinh, sinh viên, không chỉ giúp họ vận dung kiến thức vào thực tiễn sản xuất mà còn giúp học làm quen với môi trường làm việc, điều chỉnh hành vi, phát triển phẩm chất. Vì vậy, cần tạo điều kiện thuận lợi cho họ kể cả tăng mức thu nhập nhằm khuyến khích sinh viên
có động lực thực tập đạt kết quả tốt.2.3. Một số giải pháp bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy học
2.3.1. Bồi dưỡng kỹ năng tìm hiểu, chuẩn bị và giải bài tập chuyên môn mang nội dung kiến thức tổng hợp cho đội ngũ giảng viên
Bài tập tổng hợp hay đồ án môn học có ý nghĩa quan trọng với sinh viên, giúp họ kết nối các phần kiến thức thành thể thống nhất, có khả năng vận dụng giải quyết những vấn đề tổng hợp của kỹ thuật. Qua tìm hiểu có thể thấy rằng kiến thức sinh viên nhận được trong quá trình học tập khá rời rạc, việc vận dụng kiến thức vào giải những vấn đề có tính chất tổng hợp còn khá yếu, điều này ảnh hưởng đến kỹ năng nghiên cứu và chuẩn bị bài giảng sau này của sinh viên vì hầu hết các nội dung kỹ thuật đều có những mối liên hệ với các kiến thức liên quan khác. Để giải quyết vấn đề này, sau khi cho sinh viên giải các bài tập đơn giản, vận dụng kiến thức cụ thể đã biết, giảng viên cần tìm hiểu, soạn và chuẩn bị các bài tập mang tính phức hợp, vận dụng nhiều kiến thức khác nhau (hoặc các đồ án môn học). Việc giao cho sinh viên giải các bài tập này có thể tiến hành trước ở nhà nếu nội dung phức tạp và có nhiều đáp số (giải pháp). Sinh viên sẽ tiến hành giải bài tập trên lớp, sau đó cả lớp sẽ nhận xét, bổ sung các giải pháp khác nhau. Bằng cách như vậy, giảng viên sẽ giúp sinh viên vừa củng cố kiến thức một cách tổng hợp vừa rèn luyện kỹ năng xử lý các vấn đề phức tạp nảy sinh trong tương lai. Để có thể tiến hành những nội dung này, các tổ bộ môn chuyên môn cần thường xuyên bồi dưỡng, tìm hiểu những thành tựu mới của kỹ thuật và công nghệ, tổ chức các xemina chuyên môn phù hợp với chuyên ngành của giảng viên trong trường.
Bài tập tổng hợp hay đồ án môn học có ý nghĩa quan trọng với sinh viên, giúp họ kết nối các phần kiến thức thành thể thống nhất, có khả năng vận dụng giải quyết những vấn đề tổng hợp của kỹ thuật. Qua tìm hiểu có thể thấy rằng kiến thức sinh viên nhận được trong quá trình học tập khá rời rạc, việc vận dụng kiến thức vào giải những vấn đề có tính chất tổng hợp còn khá yếu, điều này ảnh hưởng đến kỹ năng nghiên cứu và chuẩn bị bài giảng sau này của sinh viên vì hầu hết các nội dung kỹ thuật đều có những mối liên hệ với các kiến thức liên quan khác. Để giải quyết vấn đề này, sau khi cho sinh viên giải các bài tập đơn giản, vận dụng kiến thức cụ thể đã biết, giảng viên cần tìm hiểu, soạn và chuẩn bị các bài tập mang tính phức hợp, vận dụng nhiều kiến thức khác nhau (hoặc các đồ án môn học). Việc giao cho sinh viên giải các bài tập này có thể tiến hành trước ở nhà nếu nội dung phức tạp và có nhiều đáp số (giải pháp). Sinh viên sẽ tiến hành giải bài tập trên lớp, sau đó cả lớp sẽ nhận xét, bổ sung các giải pháp khác nhau. Bằng cách như vậy, giảng viên sẽ giúp sinh viên vừa củng cố kiến thức một cách tổng hợp vừa rèn luyện kỹ năng xử lý các vấn đề phức tạp nảy sinh trong tương lai. Để có thể tiến hành những nội dung này, các tổ bộ môn chuyên môn cần thường xuyên bồi dưỡng, tìm hiểu những thành tựu mới của kỹ thuật và công nghệ, tổ chức các xemina chuyên môn phù hợp với chuyên ngành của giảng viên trong trường.
Ví dụ: Trong nội dung Mạch nguồn một chiều (dành cho sinh viên các chuyên ngành điện, điện tử), dựa trên sơ đồ khối và trên cơ sở kiến thức thu được sau khi làm các bài tập riêng rẽ liên quan đến từng khối sinh viên cần thiết kế một mạch hoàn chỉnh mang tính tổng hợp và có khả năng áp dụng vào thực tế.(Hình 3).
Từ mạch nguồn cơ bản này, sinh viên sẽ tiếp tục tìm hiểu các mạch nguồn phức tạp và dựa trên những nguyên tắc khác như mạch nguồn một chiều ngát quãng, thay đổi điện áp nuôi cho tải bằng phương pháp thay đổi độ rộng xung.. .Với những bài tập như vậy, sinh viên sẽ có đủ năng lực và kỹ năng tìm hiểu đào sâu kiến thức, có nhu cầu tìm hiểu các nội dung kiến thức kỹ thuật mới có thể gặp trong công việc tương lai.
Qua ví dụ trên, sinh viên sẽ tìm hiểu, so sánh các mạch nguồn hiện đại trong các thiết bị điện tử thông dụng và có khả năng khai thác hiệu quả khi sử dụng trong công việc.
Từ mạch nguồn cơ bản này, sinh viên sẽ tiếp tục tìm hiểu các mạch nguồn phức tạp và dựa trên những nguyên tắc khác như mạch nguồn một chiều ngát quãng, thay đổi điện áp nuôi cho tải bằng phương pháp thay đổi độ rộng xung.. .Với những bài tập như vậy, sinh viên sẽ có đủ năng lực và kỹ năng tìm hiểu đào sâu kiến thức, có nhu cầu tìm hiểu các nội dung kiến thức kỹ thuật mới có thể gặp trong công việc tương lai.
Qua ví dụ trên, sinh viên sẽ tìm hiểu, so sánh các mạch nguồn hiện đại trong các thiết bị điện tử thông dụng và có khả năng khai thác hiệu quả khi sử dụng trong công việc.
2.3.2. Nâng cao kỹ năng hướng dân sinh viên nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cho đội ngũ giảng viên
Hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong dạy học kỹ thuật, các cuộc thi sáng tạo kỹ thuật, chế tạo thiết bị trong các trường kỹ thuật giúp sinh viên không chỉ làm quen với nghiên cứu khoa học, kỹ thuật mà còn thông qua đó tìm hiểu kỹ thuật mới, cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật cho học sinh trung học (do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hang năm) đã minh chứng cho điều này. Với sinh viên trong các cơ sở GDNN đã có kiến thức, kỹ năng kỹ thuật hoạt động này càng có ý nghĩa. Hiện nay, hoạt động này còn khá khiêm tốn, một phần do một số giảng viên chưa thật nắm chắc qui trình nghiên cứu, ngại tìm kiếm ý tưởng. Cần thường xuyên tổ chức bồi dưỡng cho giảng viên cách thức tiến hành đề tài, tìm kiếm ý tưởng, giải pháp thực hiện đề tài giúp giảng viên tự tin hướng dẫn sinh viên thực hiện.
3. Kết luận
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế với bối cảnh kỹ thuật và công nghệ phát triển nhanh chóng luôn luôn là thách thức. Để làm được điều đó đòi hỏi sự đổi mới, cải tiến liên tục không chỉ trong các chế đô, chính sách mà còn đòi hỏi sự thay đổi thường xuyên, liên tục trong các cơ sở đào tạo nghề, không chỉ cập nhật những tiến bộ mới trong lĩnh vực đào tạo nghề mà còn quan tâm đến những đặc điểm, đặc thù riêng biệt của người lao động.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bernd Meier & Nguyễn Văn Cường (2011), Lý luận dạy học kỹ thuật, C Eigenverlag, Berlin, Printed in Germany.
2. Bernd Meier & Nguyễn Văn Cường (2014), Lý luận dạy học hiên đại, NXB Đại học Sư phạm.
3. Edward F. Crawley, Johan Malmqvist, Soren ostlund, Doris R. Brodeur, (Biên dịch: Hồ Tấn Nhựt, Đoàn Thị Minh Trinh), (2007), Cải cách và xây dựng chương trình đào tạo kỹ thuật theo phương pháp tiếp cận CDIO, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
4. Đoàn Thị Minh Trinh, Nguyễn Quốc Chính, Nguyễn Hữu Lộc, Phạm Công Bằng, Peter J. Gray, Hồ Tấn Nhựt (2012), Thiết kế và phát triển chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
5. https://vnresource.vn/hrmblog/thuc-trang-nguon-nhan-luc-cua-viet-nam-hien-nay/Thực trạng nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay - 2018.
6. http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu- Traodoi/2018/50924/Phat-trien-nguon-nhan-luc-chat-luong-cao-o-nuoc-ta- truoc.aspx
7. http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/thuc-trang-luc-luong-lao-dong-viet-nam-va-mot-so-van-de-dat-ra-302133.html
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế với bối cảnh kỹ thuật và công nghệ phát triển nhanh chóng luôn luôn là thách thức. Để làm được điều đó đòi hỏi sự đổi mới, cải tiến liên tục không chỉ trong các chế đô, chính sách mà còn đòi hỏi sự thay đổi thường xuyên, liên tục trong các cơ sở đào tạo nghề, không chỉ cập nhật những tiến bộ mới trong lĩnh vực đào tạo nghề mà còn quan tâm đến những đặc điểm, đặc thù riêng biệt của người lao động.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bernd Meier & Nguyễn Văn Cường (2011), Lý luận dạy học kỹ thuật, C Eigenverlag, Berlin, Printed in Germany.
2. Bernd Meier & Nguyễn Văn Cường (2014), Lý luận dạy học hiên đại, NXB Đại học Sư phạm.
3. Edward F. Crawley, Johan Malmqvist, Soren ostlund, Doris R. Brodeur, (Biên dịch: Hồ Tấn Nhựt, Đoàn Thị Minh Trinh), (2007), Cải cách và xây dựng chương trình đào tạo kỹ thuật theo phương pháp tiếp cận CDIO, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
4. Đoàn Thị Minh Trinh, Nguyễn Quốc Chính, Nguyễn Hữu Lộc, Phạm Công Bằng, Peter J. Gray, Hồ Tấn Nhựt (2012), Thiết kế và phát triển chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
5. https://vnresource.vn/hrmblog/thuc-trang-nguon-nhan-luc-cua-viet-nam-hien-nay/Thực trạng nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay - 2018.
6. http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu- Traodoi/2018/50924/Phat-trien-nguon-nhan-luc-chat-luong-cao-o-nuoc-ta- truoc.aspx
7. http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/thuc-trang-luc-luong-lao-dong-viet-nam-va-mot-so-van-de-dat-ra-302133.html
Tác giả: Đặng Văn Nghĩa - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tin xem nhiều
- MẪU CÂU HỎI THI THEO MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
- THIẾT KẾ MỘT GIỜ DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Quản lý là gì? Sự thống nhất hoàn hảo giữa lí luận và thực tiễn
- Dạy học theo dự án - Phương pháp giáo dục nghề nghiệp hiệu quả
- Thiết kế nội dung bài dạy theo mẫu giáo án tích hợp trong giáo dục nghề nghiệp
Danh ngôn
Không thể trồng cây ở những nơi thiếu ánh sáng, cũng không thể nuôi dạy trẻ với chút ít nhiệt tình
Can Jung
Văn bản
Tìm kiếm
Khảo sát nhanh
Thành viên
Đăng ký thành viên
Hỏi - Đáp
-
Giáo trình giảng dạy...
04:15 30/10/2024 - Mai Thị Thúy -
Chế độ giờ giảng
22:03 29/11/2021 - Vu Khoi Khoi -
trưởng, phó phòng tài...
20:26 22/02/2021 - vlog Thiên Khôi -
Thắc mắc về hồ sơ lưu...
08:49 03/02/2021 - hai dinh -
Hướng dẫn thành lập...
02:23 02/12/2020 - Lê Trung