Lãnh đạo một nhóm khó hay dễ?

Thứ sáu - 10/03/2017 22:13
Mọi tổ chức đều khó đạt được thành công nếu thiếu đi sự lãnh đạo. Như Stewart và Manz (1995) đã viết: "Khi một đội không có người quản lý hay giám sát, đội ấy rất có thể sẽ đi chệch hướng và khó cải thiện hiệu suất cũng như chất lượng làm việc.”

Vậy làm thể nào để có một tập thể làm việc hiệu quả? Thay vì tập trung nghiên cứu những đội nhóm làm việc chưa  hiệu quả, Larson và LaFasto (1989) đã nhìn nhận theo hướng ngược lại. Họ tiến hành  phỏng vấn các đội đã thành công để có thể  hiểu được những nhân tố giúp cho họ làm việc hiệu quả được như vậy. Cuối cùng hai ông đã rút ra một số kết luận:

  • Xây dựng một mục tiêu phát triển rõ ràng có nghĩa là nhà lãnh đạo đã xác định được phương hướng phát triển cho doanh nghiệp của mình.
  • Xây dựng cấu trúc nâng cao năng suất lao động chính là cách để đạt được mục tiêu kinh doanh
  • Có một số lượng hợp lý những nhân viên giỏi và họ biết cách làm việc ăn ý với nhau là điều vô cùng quan trọng
  • Đảm bảo rằng mọi người sẽ hỗ trợ lẫn nhau như là thành viên của một nhóm chứ không chỉ là các cá nhân riêng lẻ
  • Một môi trường làm việc mang tính hợp tác giúp cho việc đạt được mục tiêu chung trở nên dễ dàng hơn.
  • Để đạt được tiêu chuẩn xuất sắc, các thành viên phải tuân theo những quy định chung của nhóm
  • Nguyên tắc lãnh đạo - khả năng tập hợp nhân tài
  • Tận dụng hỗ trợ bên ngoài để bổ sung nguồn lực cho mình

Mô hình lãnh đạo

Mặc dù đã có một số mô hình lãnh đạo nhóm, nhưng mô hình đội nhóm của Hill có lẽ là một trong những mô hình nổi tiếng hơn cả vì nó cung cấp cho các nhà lãnh đạo hoặc một thành viên trong nhóm cách thức tư duy giúp nhận biết và giải quyết các vấn đề trong nhóm (Northouse, 2007). Mô hình lãnh đạo nhóm này được xây dựng trên một số dự án nghiên cứu khác nhau. 

Lãnh đạo một nhóm khó hay dễ?

Bốn bước trong mô hình lãnh đạo đội nhóm

Bước 1: Khi gặp vấn đề, hãy tư duy có hệ thống về tình huống đó và quyết định xem đây là tình huống đòi hỏi nhà lãnh đạo phải hành động hay chỉ cần giám sát?

Bước 2: Hãy xác định xem việc này nằm trong phạm vi quản lý của ai?

Bước 3:  Xác định xem vấn đề này gây trở ngại trong công việc, mối quan hệ hay môi trường làm việc? Từ đó lựa chọn cách thức giải quyết.

Bước 4: Tiến hành thực hiện theo ba bước trên. Đồng thời, luôn duy trì và phát triển những phương pháp hiệu quả nhằm giải quyết vấn đề.

Các phương pháp giải quyết vấn đề

Nếu là vấn đề gây trở ngại cho công việc nội bộ, hãy:

  • Làm rõ mục tiêu và cổ vũ thành viên cùng đồng lòng hướng tới mục tiêu ấy
  • Sắp xếp lại kế hoạch, quy trình, vai trò, v..v để đạt được kết quả như mong muốn (cải tiến quy trình)
  • Chỉ đạo quá trình ra quyết định để thông tin được xuyên suốt, việc phối hợp trở nên hiệu quả và vấn đề được tập trung giải quyết, vv
  • Đào tạo thành viên thông qua nói chuyện, trao đổi hoặc các chương trình chính thống
  • Đánh giá, suy xét những vấn đề phát sinh khi cần thiết

Nếu là vấn đề gây trở ngại cho các mối quan hệ nội bộ, hãy:

  • Hướng dẫn và hỗ trợ tối đa các thành viên trong nhóm
  • Khuyến khích các thành viên trong nhóm giao tiếp và hợp tác với nhau nhiều hơn
  • Quản lý xung đột
  • Xây dựng tinh thần gắn bó và tinh thần đồng đội thông qua khả năng lãnh đạo
  • Đáp ứng nhu cầu của các thành viên trong nhóm
  • Đề ra những kỳ vọng của bạn đối với những thành viên trong nhóm

Nếu là vấn đề gây trở ngại cho môi trường bên ngoài, hãy:

  • Phát triển các mối quan hệ để tăng cường ảnh hưởng và thu thập thông tin
  • Khích lệ các thành viên trong nhóm bằng việc đề cao những ưu điểm của họ
  • Hỗ trợ tối đa cho nhóm của bạn bằng việc tận dụng các nguồn lực bên ngoài
  • Lường trước được rủi ro và đề ra các giải pháp cho tình trạng nhân viên mất tập trung trong công việc
  • Thực hiện các cuộc điều tra để đánh giá môi trường làm việc
  • Chia sẻ thông tin với cả nhóm

Nguồn tin: Internet

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Xếp hạng: 0 - 0 phiếu bầu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh ngôn

Logic sẽ đưa bạn từ điểm A tới điểm Z còn trí tưởng tượng sẽ đưa bạn tất bất kì đâu

Albert Einstein

Văn bản

1978/QĐ-BLĐTBXH

Về việc ban hành các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp

12/2019/TT-BLĐTBXH

Hướng dẫn việc chuyển xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp

454/TCGDNN-KĐCL

V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn KĐCL chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng

453/TCGDNN-KĐCL

V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trường trung cấp, trường cao đẳng

452/TCGDNN-KĐCL

V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp

Tìm kiếm

Khảo sát nhanh

Bạn biết gì về GDNN.EDU.VN

Thành viên

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site

Hỏi - Đáp

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây