Nhà lãnh đạo và việc định vị cá nhân trong chuỗi liên tục
Theo luật EEO, đáng ra tôi không được phân biệt đối xử với các nhóm người khác nhau nhưng tôi lại không thể đối xử với họ theo cách giống nhau. Tuy nhiên, sau khi bắt đầu nghiên cứu về các nhóm và những nền văn hóa khác nhau, tôi bắt đầu tôn trọng sự khác biệt của họ.
Chuỗi liên tục
Một đầu của chuỗi liên tục này là sự phân biệt chủng tộc, ví dụ như thuyết da trắng thượng đẳng (quyền lực tối cao thuộc về người da trắng) và chủ nghĩa phát xít. Phần cuối của chuỗi này là biểu trưng cho sự đối xử bình đẳng, có thể kể đến những người theo chủ nghĩa này như là Martin Luther King và John Howard Griffin, người đã viết ra cuốn “Người da đen cũng giống tôi”/ “Black Like Me”.
Những nhân vật ở giữa của chuỗi là những người như Archie Bunker. Archie liên tục bị giằng xé giữa việc theo chủ nghĩa phân biệt chủng tộc (cái mà nền giáo dục thời đó đã dạy ông) hay là theo chủ nghĩa bình đẳng ( giống như vợ của mình).
Theo chuỗi liên tục này, có rất nhiều loại người khác nhau, với những tư duy và quan niệm khác nhau, chính vì vậy các chương trình đào tạo hay hỗ trợ sẽ giúp thay đổi định hướng của một người; tuy nhiên hiệu quả của những chương trình này phụ thuộc rất nhiều vào vị trí ban đầu của từng người trên chuỗi. Có nhiều chương trình phát triển và đào tạo góp phần vào việc chuyển hướng tư tưởng của những người ở nhóm giữa về phía nhóm bình đẳng. Tuy nhiên, những chương trình này chỉ có tác dụng định hướng để những người này đi đúng hướng chứ không thể chuyển họ hoàn toàn sang nhóm theo chủ nghĩa bình đẳng bởi vì việc này cần một quá trình liên tục. Vì vậy, đừng nghĩ rằng quá trình này chỉ kéo dài trong vài giờ hay vài ngày mà thực tế đây là một quá trình đòi hỏi sự liên tục và có mục tiêu rõ ràng. Ví dụ như là khi muốn đào tạo một người theo chủ nghĩa phân biệt chủng tộc thì bạn phải dành rất nhiều thời gian và công sức cho người này để giúp họ có thể chuyển hướng sang nhóm bình đẳng.
Vị trí nhóm và vị trí cá nhân
Một người đàn ông da trắng theo đạo Do Thái đã từng bị lạm dụng tình dục lúc còn nhỏ và cũng là tù binh chiến tranh sẽ không thể hiểu được một người phụ nữ da đen đồng tính có một tuổi thơ hạnh phúc và chưa từng trải qua chiến tranh hay ngược lại. Bởi vì họ không cùng một nhóm người. Nhưng kể cả những người đồng tính với nhau cũng khó có thể hiểu rõ và chấp nhận quá khứ của nhau.
Những điều này hoàn toàn có thể xảy ra bởi vì có hai phương thức để xác định vị trí của một người trên chuỗi liên tục:
- Theo phương thức nhóm thì một người sẽ được định vị dựa trên các tiêu chí chủng tộc, tôn giáo, văn hóa và các nhân tố khác. Thông thường thì vị trí của nhóm thường sẽ ổn định và chỉ những biến cố lớn mới có thể làm thay đổi vị trí hoặc quy mô của nhóm này. Điển hình như cuộc nội chiến của Mỹ (1861-1865) , cuộc nội chiến đã làm thay đổi vị trí nhóm da màu và da trắng trên chuỗi liên tục. Nhưng sau đó, phong trào dân quyền lại làm đảo lộn vị trí của hai nhóm này lần nữa.
- Theo phương thức cá nhân thì vị trí của một người trên chuỗi liên tục sẽ được xác định dựa trên những trải nghiệm cá nhân của người đó. Vì vậy, nếu bạn là một người da đen, thì theo định vị nhóm bạn thuộc nhóm người da đen, tuy nhiên, những trải nghiệm cá nhân của bạn mới là thứ quyết định vị trí của bạn trên chuỗi liên tục.
Vì vậy, xét về tổng thể chúng ta có thể giống những người khác về định vị nhóm nhưng sẽ không thể cùng vị trí trên chuỗi liên tục với họ, bởi có những khác biệt trong trải nghiệm cá nhân. Tuy nhiên, cả họ và chúng ta chắc chắn sẽ có một mối liên hệ nào đó về một môi trường sống, nền giáo dục hay các mối quan hệ và có thể dễ dàng đồng cảm với nhau vì những khó khăn, thử thách trong cuộc sống đã gặp phải.
Nếu chúng ta chỉ dựa vào định vị nhóm để đánh giá một cá nhân thì chắc chắn là chưa đủ. Bởi vì theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng thì người da đen lúc nào cũng là kẻ bất hạnh còn người da trắng luôn luôn hạnh phúc. Nhưng thực tế đâu phải như vậy, một người đàn ông da trắng vẫn phải chịu cảnh đánh đập, tù đày trong khi một người phụ nữ da đen lại có được tuổi thơ hạnh phúc và chưa từng phải trải qua chiến tranh.
Định vị của một cá nhân cũng sẽ thay đổi liên tục theo môi trường công việc và hoàn cảnh sống. Và một người lại có xu hướng đặt mình theo vị trí của nhóm và luôn cố gắng giữ vị trí này trên chuỗi liên tục. Nhưng người lãnh đạo phải hiểu rằng chính sự khác biệt của mỗi cá nhân mới là động lực giúp họ học hỏi và phát triển đồng thời xác định vị trí của mình trên chuỗi liên tục này.
Nguồn tin: Internet, http://gdnn.edu.vn tổng hợp và hệ thống hóa.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tin xem nhiều
- MẪU CÂU HỎI THI THEO MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
- THIẾT KẾ MỘT GIỜ DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Quản lý là gì? Sự thống nhất hoàn hảo giữa lí luận và thực tiễn
- Dạy học theo dự án - Phương pháp giáo dục nghề nghiệp hiệu quả
- Thiết kế nội dung bài dạy theo mẫu giáo án tích hợp trong giáo dục nghề nghiệp
Danh ngôn
Tục ngữ Việt Nam
Văn bản
Tìm kiếm
Khảo sát nhanh
Thành viên
Đăng ký thành viên
Hỏi - Đáp
-
Giáo trình giảng dạy...
04:15 30/10/2024 - Mai Thị Thúy -
Chế độ giờ giảng
22:03 29/11/2021 - Vu Khoi Khoi -
trưởng, phó phòng tài...
20:26 22/02/2021 - vlog Thiên Khôi -
Thắc mắc về hồ sơ lưu...
08:49 03/02/2021 - hai dinh -
Hướng dẫn thành lập...
02:23 02/12/2020 - Lê Trung