Sơ lược về các mô hình lãnh đạo (Phần 1)

Thứ sáu - 03/03/2017 03:05
Ba mô hình lãnh đạo thường gặp trong Thuyết lãnh đạo bao gồm Quản trị dạng dưới (Managerial Grid), Tiếp cận dựa trên Bốn Nền tảng (Four Framework Approach), và Lãnh đạo Tình huống (Situational Leadership). Trong phần 1 về mô hình lãnh đạo, chúng tôi xin giới thiệu tới bạn đọc khái niệm về Quản trị dạng lưới.
Sơ lược về các mô hình lãnh đạo

Các mô hình lãnh đạo có thể được hiểu là những hướng dẫn về kiểu hành vi lãnh đạo cụ thể, được dùng trong môi trường làm việc hay tình huống xác định. Hơn nữa, người ta thường sử dụng hình ảnh để minh họa cho hành vi lãnh đạo.

Sau đây chúng ta sẽ lần lượt thảo luận về ba mô hình lãnh đạo:

  1. Quản trị dạng lưới: tập trung vào mối quan tâm của nhà lãnh đạo đối với công việc và con người để dự đoán kết quả lãnh đạo.
  2. Tiếp cận dựa trên 4 nhân tố: sử dụng bốn nhân tốt để định hướng hành vi của lãnh đạo trong các tình huống cụ thể.
  3. Lãnh đạo theo tình huống: hướng dẫn các lãnh đạo cách đào tạo để phát huy khả năng của nhân viên trong từng tình huống cụ thể.

Lãnh đạo dạng lưới hay quản trị dạng lưới

Có hai nghiên cứu lớn đã chỉ ra các khái niệm quan trọng về hai kiểu hành vi lãnh đạo. Tuy hai nghiên cứu riêng biệt này sử dụng những thuật ngữ khác nhau, nhưng chúng đều có thể được hiểu đơn giản là sự quan tâm đến con người sự quan tâm đến những nhiệm vụ. Một nghiên cứu tại Đại học Ohio đã phân loại hai hành vi này bao gồm:

  • Sự quan tâm – Các hành vi về mối quan hệ, ví dụ như sự tôn trọng và tin tưởng (quan tâm đến con người).
  • Sự tổ chức – các hành vi về nhiệm vụ như tổ chức, lập kế hoạch, và theo đuổi mục tiêu hoàn thành công việc (quan tâm đến những nhiệm vụ).

Nghiên cứu khác tại Đại học Michigan lại chỉ ra hai loại hành vì sau đây:

  • Định hướng con người - tiếp cận nhân viên với định hướng tập trung vào những mối quan hệ giữa người với người (quan tâm đến con người).
  • Định hướng sản xuất - nhấn mạnh vào khía cạnh kỹ thuật và kết quả của công việc (quan tâm đến nhiệm vụ).

Các nhà nghiên cứu của Đại học Michigan xem hai hành vi này như hai mặt đối lập của một vấn đề. Do đó, một nhà lãnh đạo có thể rất giỏi khi áp dụng một loại hành vi lãnh đạo này nhưng lại không giỏi khi dùng loại hành vi kia. Trong khi đó, các nhà nghiên cứu ở Đại học Ohio lại xem hai hành vi này là tách biệt và độc lập. Theo đó, một nhà lãnh đạo có thể áp dụng tốt hoặc không tốt một trong hai hoặc cả hai hành vi lãnh đạo. Ví dụ, trong quân đội Mỹ, một trong những nguyên tắc quan trọng nhất là quan tâm tới những người lính của mình và hoàn thành nhiệm vụ. Do đó, người lãnh đạo trong quân đội vừa phải giỏi trong việc quan tâm đến con người và cũng phải làm tốt việc quan tâm tới nhiệm vụ. Còn một vị lãnh đạo yếu kém có thể không giỏi sử dụng cả hai loại hành vi lãnh đạo hoặc chỉ có thể sử dụng được một trong hai loại mà thôi.

Có quan điểm cho rằng chỉ cần hai khái niệm trên là có thể diễn tả được sự đơn giản đầy hấp dẫn của hành vi lãnh đạo. Tuy nhiên, hành vi của con người lại có rất ít mối quan hệ hai chiều.  Do đó, bạn không những phải nghiên cứu về các mô hình mà còn phải nghiên cứu nhiều hơn thế nữa, nhưng hiểu về mô hình này là cách bắt đầu tốt nhất.

Hai nhà nghiên cứu, Robert Blake và Jane Mouton, đã tạo ra một bảng câu hỏi ngắn, để hỏi các nhà lãnh đạo về cách họ tiếp cận công việc và con người. Sau đó, họ xây dựng một mạng lưới như hình vẽ phía bên dưới. Tùy thuộc vào điểm số nhà lãnh đạo có được sau khi trả lời bảng câu hỏi, hai nhà nghiên cứu sẽ xếp họ vào một trong bốn góc hình:


 

Sơ lược về các mô hình lãnh đạo

 

Trong hình vẽ trên, bốn góc phần tư đại diện cho độ mạnh yếu của hai hành vi:

  • Lãnh đạo Độc tài (Authoritarian) – mạnh về vào nhiệm vụ, yếu về kỹ năng con người.
  • Lãnh đạo Câu lạc bộ (Country Club) – mạnh về kỹ năng con người nhưng yếu về nhiệm vụ.
  • Lãnh đạo Yếu (Impoverished) – yếu về cả nhiệm vụ và kỹ năng con người.
  • Lãnh đạo Nhóm (Team Leader) – mạnh về cả nhiệm vụ và kỹ năng con người.


Một nhà lãnh đạo tốt cần đạt ít nhất 6 điểm trên cả hai phương diện nhiệm vụ và con người, nghĩa là thuộc Lãnh đạo Nhóm.

Sau đây ta sẽ đi tìm hiểu sâu hơn về bốn hành vi lãnh đạo:

Lãnh đạo Nhóm (nhiệm vụ cao, quan hệ tốt) - Các nhà lãnh đạo trong nhóm này luôn mẫu mực và cố gắng tạo ra môi trường để tất cả các thành viên trong nhóm có thể phát huy hết khả năng của mình. Họ vừa khuyến khích cả đội đạt được mục tiêu chung một cách hiệu quả nhất có thể, vừa không ngừng cố gắng tăng cường mối liên kết giữa các thành viên trong nhóm với nhau. Những đội như vậy thường là một trong những đội làm việc hiệu quả nhất.

Lãnh đạo Độc tài (nhiệm vụ cao, quan hệ không tốt) –những nhà lãnh đạo ở nhóm này có tính định hướng công việc cao nhưng có mối quan hệ không tốt lắm với nhân viên của mình (độc đoán). Kiểu lãnh đạo này thường ít khi có hoặc thậm chí không có sự hợp tác hay cộng tác. Các nhà lãnh đạo độc tài thường có các đặc điểm tính cách sau:

  • Rất giỏi lên lịch trình; họ yêu cầu nhân viên làm những gì họ nói mà không cần hỏi hay thảo luận gì cả;
  • Khi gặp khó khăn, họ  thường tìm xem đó là lỗi của ai hơn là tập trung tìm hiểu xem vấn đề là gì và làm cách nào để ngăn chặn điều đó;
  • Họ không chấp nhận những ý kiến phản đối ​​(dù chỉ là ý kiến sáng tạo của người khác). Vì thế, các cấp dưới thường  gặp khó khăn khi muốn  đóng góp hoặc phát triển ý kiến.

Lãnh đạo Câu lạc bộ (nhiệm vụ thấp, quan hệ tốt) - Những nhà lãnh đạo này chủ yếu sử dụng sức mạnh của  phần thưởng để duy trì kỷ luật và khuyến khích cả đội hoàn thành những mục tiêu chung. Trong khi đó, họ hầu như không có khả năng sử dụng quyền hạn để cưỡng chế hay trừng phạt, vì họ sợ rằng, sử dụng những quyền hạn đó có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới mối quan hệ với những thành viên khác trong đội.

Lãnh đạo Yếu (nhiệm vụ thấp, quan hệ không tốt) - Các nhà lãnh đạo này sử dụng phong cách quản lý "ủy quyền và biến mất". Vì họ không cam kết rằng sẽ hoàn thành hay chỉ duy trì công việc nên về cơ bản, nhà lãnh đạo loại này cho phép các thành viên làm bất cứ điều gì mìnhmuốn. Họ  thích tách mình khỏi quá trình làm việc nhóm bằng việc cho phép cả đội tranh giành quyền lực trong nhóm.

Phong cách lãnh đạo được dùng chủ yếu là Lãnh đạo Nhóm, nhưng một số tình huống sẽ dùng đến ba cách còn lại - Vị trí đáng mong đợi nhất đối với một nhà lãnh đạo là điểm 9 trên cả thang nhiệm vụ và thang con người  - đó là vị trí Lãnh đạo nhóm.

Tuy nhiên, không thể hoàn toàn bác bỏ vai trò của ba phong cách lãnh đạo còn lại. Trong một số tình huống, ta có thể sử dụng một trong ba phong cách kia. Ví dụ, mục tiêu của bạn là để nhóm được tự chủ, thì hãy sử dụng phong cách Lãnh đạo Yếu. Hãy là nhà lãnh đạo Độc tài để tạo dựng ý thức kỷ luật cho nhân viên không có động lực. Và hãy là một Lãnh đạo Yếu để các thành viên trong nhóm của bạn có cơ hội học hỏi cách lãnh đạo. Bằng việc nghiên cứu kỹ lưỡng các trường hợp và các yếu tố ảnh hưởng đến nó, bạn sẽ biết mình cần mức điểm nào để đạt được kết quả như mong muốn.

Phần 2 của bài viết: https://gdnn.edu.vn/kinh-nghiem-quan-ly/so-luoc-ve-cac-mo-hinh-lanh-dao-phan-2-152.html

 

Nguồn tin: Internet, http://gdnn.edu.vn tổng hợp và hệ thống hóa.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Xếp hạng: 0 - 0 phiếu bầu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh ngôn

hông phải là tôi đã thất bại, chẳng qua chỉ là tôi đã thực hiện hàng nghìn cách chưa có hiệu quả

Thomas Edison

Văn bản

1978/QĐ-BLĐTBXH

Về việc ban hành các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp

12/2019/TT-BLĐTBXH

Hướng dẫn việc chuyển xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp

454/TCGDNN-KĐCL

V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn KĐCL chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng

453/TCGDNN-KĐCL

V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trường trung cấp, trường cao đẳng

452/TCGDNN-KĐCL

V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp

Tìm kiếm

Khảo sát nhanh

Theo bạn để nâng cao chất lượng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần tập trung vào nội dung nào sau đây?

Thành viên

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site

Hỏi - Đáp

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây