Tổng hợp 9 kỹ năng giao tiếp hay dành cho sếp

Thứ tư - 08/03/2017 04:17
Sếp là người luôn khiến cho các nhân viên ngại ngùng và giữ khoảng cách. Nhưng để xáo đi những khoảng cách ấy thì chính người làm sếp cần chú ý đến kỹ năng giao tiếp của bản thân mình. 1. Hãy là một người lắng nghe tốt Những người quản lý thường là những...
 

Sếp là người luôn khiến cho các nhân viên ngại ngùng và giữ khoảng cách. Nhưng để xáo đi những khoảng cách ấy thì chính người làm sếp cần chú ý đến kỹ năng giao tiếp của bản thân mình.

1. Hãy là một người lắng nghe tốt

Những người quản lý thường là những người không có kỹ năng lắng nghe đối với cấp dưới hoặc nghe rất yếu. Lãnh đạo nên là người lắng nghe để thấu hiểu nhân viên của mình họ đang cần gì, thiếu gì, điểm mạnh của họ là ở đâu. Từ đó, người lãnh đạo có thể có những chính sách sử dụng nhân sự hợp lý và hiệu quả.

2. Dành thời gian cho nhân viên

Đừng giữ khoảng cách quá với nhân viên mà hãy dành thời gian cho nhân viên của bạn. Hãy họp hoặc gặp gỡ khi họ đang làm việc hay nghỉ giải lao. Hãy thể hiện cho nhân viên thấy sự quan tâm đầy đủ của bạn. Bạn nên nói chuyện về con đường sự nghiệp của họ và bạn đang hình dung thế nào về sự thăng tiến của họ trong công ty.

Tổng hợp 9 kỹ năng giao tiếp hay dành cho sếp
Kỹ năng giao tiếp dành cho sếp

3. Trò chuyện với nhân viên về công việc

Thường xuyên tiếp cận với nhân viên bạn sẽ chỉ ra được cho họ những cách thực hiện công việc hiệu quả, cách xử lý các phát sinh công việc thực tế… Như thế không chỉ nhân viên thấy bạn đang quan tâm đến họ để họ có động lực phấn đấu hơn mà còn giúp hiệu quả công việc tốt hơn.

4. Thông tin chính xác

Hãy chú ý đừng thay đổi quá nhiều với các yêu cầu mà bạn muốn nhân viên thực hiện. Thay đổi quá nhiều bạn sẽ khiến cho nhân viên hoang mang không biết nên thực hiện theo chỉ thị nào của bạn. Và chắc chắn với cách hiểu mơ hồ thì cách thực hiện cũng là mơ hồ và kết quả là không như ý muốn của bạn.

5. Định kỳ đưa ra các phản hồi, ý kiến đánh giá

Bạn là lãnh đạo nhưng cũng cần nhân viên đưa ra những phản hồi để có thể có những bài học trong cách làm việc và điều hành công ty. Những buổi đánh giá thường niên nên là nơi bạn tổng kết lại và cùng với các nhân viên thảo luận phương hướng hành động trong thời gian tới.

6. Học cách giao tiếp trò chuyện trước các nhóm nhân viên

Vấn đề ở đây không phải là kỹ năng diễn thuyết trước đám đông, mà là khả năng trò chuyện với một nhóm nhân viên cụ thể. Các nhóm sẽ lắng nghe những điều bạn chia sẻ và họ sẽ có động lực làm việc tốt hơn.

7. Đừng che đậy đằng sau các e-mail

E-mail là một công cụ giao tiếp quan trọng, nhưng hầu hết các vấn đề tế nhị cần phải được thảo luận cá nhân. Các xung đột cũng cần phải được giải quyết trong khuôn khổ cá nhân, bằng cách mặt đối mặt hay ít nhất là qua điện thoại. Khi vấn đề liên quan đến các cảm xúc, tình cảm…, thì e-mail chính là một phương tiện giao tiếp kém hiệu quả nhất. Và e-mail cũng chưa bao giờ là cách thức phù hợp để nói với ai đó rằng họ đang làm việc không hiệu quả.

 
Tổng hợp 9 kỹ năng giao tiếp hay dành cho sếp
Cách giao tiếp cho lãnh đạo doanh nghiệp

8. Quan tâm tới việc tự đánh giá bản thân

Liệu có nên biết những đánh giá của các nhân viên về công việc của bạn trên cương vị một nhà quản lý? Chắc chắn là có, bởi điều đó sẽ gia tăng lòng trung thành của nhân viên, và giúp bạn trở thành một ông chủ tốt hơn.

9. Hành động trên những phản hồi của nhân viên

Bạn giải quyết những phàn nàn, chỉ trích của các nhân viên như thế nào? Bạn hãy lắng nghe những gì nhân viên nói, đặt ra các câu hỏi thích hợp, đón nhận những đề xuất của nhân viên về việc bạn có thể sửa đổi như thế nào và sau đó cam kết sẽ quan tâm tới việc này.

Chúc bạn thành công!

Nguồn tin: Đào tạo nhân sự chuyên nghiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Xếp hạng: 0 - 0 phiếu bầu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh ngôn

Logic sẽ đưa bạn từ điểm A tới điểm Z còn trí tưởng tượng sẽ đưa bạn tất bất kì đâu

Albert Einstein

Văn bản

1978/QĐ-BLĐTBXH

Về việc ban hành các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp

12/2019/TT-BLĐTBXH

Hướng dẫn việc chuyển xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp

454/TCGDNN-KĐCL

V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn KĐCL chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng

453/TCGDNN-KĐCL

V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trường trung cấp, trường cao đẳng

452/TCGDNN-KĐCL

V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp

Tìm kiếm

Khảo sát nhanh

Bạn biết gì về GDNN.EDU.VN

Thành viên

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site

Hỏi - Đáp

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây