Ăn mày cũng cần có chiến lược!
Câu chuyện của tôi chỉ có thế thôi. Thế nhưng tay ăn mày đã dạy tôi một bài học kinh tế còn sâu sắc hơn một khoá học tại chức kinh tế ở trường. Tôi kể câu chuyện này chính bởi ý nguyện của tay ăn mày đó.
- Xin anh... cho tôi ít tiền đi! - Tôi đứng đó chả có việc gì nên tiện tay đưa cho hắn đồng tiền xu, rồi bắt chuyện.
Tay ăn mày rất thích kể lể.
- Tôi chỉ ăn xin quanh khu mua sắm này thôi, anh biết không? Tôi chỉ liếc một phát là thấy anh ngay. Đi mua đồ Levi's ở đây thì chắc chắn có nhiều tiền...
- Hả? Ông cũng hiểu đời phết nhỉ! - Tôi ngạc nhiên.
- Làm ăn mày, cũng phải ăn mày cho nó có khoa học - Ông ta bắt đầu "mở máy".
Tôi ngẫm nghĩ một lát, thấy ông này cũng thú vị, bèn hỏi:
- Thế nào là ăn mày một cách khoa học?
Tôi nhìn kỹ ông ta, đầu tóc rối bù, quần áo rách nát, tay gầy trơ xương, nhưng lại sạch sẽ.
Ông ta giảng giải:
- Ai chẳng sợ và ghét ăn mày, nhưng tôi tin anh không ghét tôi, tôi đoán chắc điều đó. Đấy là điểm tôi khác biệt với những thằng ăn mày khác.
Tôi gật đầu đồng ý, đúng là tôi không ghét ông ta. Thế nên tôi mới đang nói chuyện với ông ta đấy thôi.
- Tôi biết phân tích SWOT, những ưu thế, bất lợi, những cơ hội và nguy cơ. Đối mặt với những tên ăn mày là đối thủ cạnh tranh của tôi, ưu thế (Strengths) của tôi là tôi không làm cho người ta thấy phản cảm, lánh sợ. Cơ hội (Opportunities) và nguy cơ (Threats) thì chỉ là những yếu tố điều kiện bên ngoài thuộc về hoàn cảnh như dân số ở đây đông hay vắng...
- Tôi đã từng tính toán rất cụ thể và tỉ mỉ rằng, khu vực thương mại này người qua lại đông, mỗi ngày khoảng mười nghìn người, nghèo thì nhiều lắm, nhưng người giàu còn nhiều hơn. Trên phương diện lý luận thì giả như mỗi ngày tôi xin được mỗi người một đồng xu một nghìn đồng, mỗi tháng thu nhập của tôi đã được ba trăm triệu đồng.
Tuy nhiên, thực tế thì không phải ai cũng cho ăn mày tiền, mà một ngày làm sao tôi đi xin được mười nghìn lượt người. Vì thế, tôi phải phân tích, ai là khách hàng mục tiêu và đâu là khách hàng tiềm năng của tôi.
Ông ta lấy giọng nói tiếp:
- Ở khu plaza này, khách hàng mục tiêu của tôi chiếm khoảng 30% số lượng người mua sắm, tỉ lệ thành công khoảng 70%. Lượng khách hàng tiềm năng chiếm khoảng 20%, tỉ lệ thành công trên đối tượng này khoảng 50%. Còn lại 50% số người, tôi chọn cách "bỏ qua" bởi tôi không có đủ thời gian.
- Thế ông định nghĩa thế nào về khách hàng của ông? - Tôi hỏi.
- Trước tiên, khách hàng mục tiêu là những nam thanh niên trẻ như anh đấy, có thu nhập, nên tiêu tiền không lưỡng lự. Ngoài ra, các đôi tình nhân cũng nằm trong đối tượng khách hàng mục tiêu của tôi, họ không thể mất mặt trước người bạn khác phái và vì thế dễ hào phóng. Rồi tôi chọn các cô gái xinh đẹp đi một mình bởi họ rất sợ bị theo sau lẽo đẽo, và đa số chọn cách cho tiền cho rảnh nợ. Hai đối tượng này đều trong tầm tuổi 20-30.
- Thế, mỗi ngày ông xin được bao nhiêu tiền?
- Từ thứ Hai đến thứ Sáu, tôi sẽ "kiếm" được ít hơn, khoảng hai trăm nghìn đồng. Cuối tuần thì có thể có tới 400.000-500.000 đồng.
- Nhiều vậy sao?
Thấy tôi nghi ngờ, ông ta tính tiếp:
- Tôi có khác gì anh đâu, cũng làm việc tám tiếng/ngày. Buổi sáng bắt đầu từ 11h và kết thúc vào 19h, cuối tuần vẫn "đi làm" bình thường. Mỗi lần xin tiền một người, tôi mất khoảng 5 giây, trừ đi thời gian đi lại, di chuyển giữa các mục tiêu, thường một phút tôi xin được một lần và được một đồng xu 1 nghìn. Tổng cộng 8 tiếng, tôi xin được 480 lần. Với tỷ lệ thành công 60% thì một ngày tôi có được khoảng 300.000 đồng.
Chiến lược ăn mày của tôi là dứt khoát không đeo bám khách chạy dọc phố. Nếu xin mà họ không cho, tôi dứt khoát không bám theo họ. Bởi nếu họ cho tiền thì đã cho ngay rồi, nếu họ cho vì bị đeo bám lâu, thì tỉ lệ thành công cũng nhỏ. Tôi không thể mang thời gian ăn mày có giới hạn của tôi để đi lãng phí trên những người khách này, trong khi tôi có thể xoay ngay sang mục tiêu bên cạnh.
- Ông nói tiếp đi! - Tôi hào hứng.
- Có người bảo ăn mày có số may hay xui, tôi không nghĩ thế. Lấy ví dụ cho anh nhé, nếu có một thanh niên đẹp trai và một phụ nữ xinh đẹp đứng trước cửa shop đồ lót mỹ phẩm, thì anh sẽ chọn ai để ăn mày?
Tôi ngẫm nghĩ rồi bảo, tôi không biết.
- Anh nên đi đến xin tiền anh thanh niên kia. Vì đứng bên anh ta là một phụ nữ đẹp, anh ta chẳng lẽ lại không cho ăn mày tiền. Nhưng nếu anh đi xin cô gái đẹp, cô ta sẽ giả vờ là ghê sợ anh, rồi lánh xa anh.
Thôi cho anh một ví dụ nữa: Hôm nọ đứng ở cửa siêu thị BigC, có một cô gái trẻ tay cầm túi đồ vừa mua từ siêu thị, một đôi nam nữ yêu nhau đang đứng ăn kem, và một anh chàng đóng bộ công chức chỉnh tề, tay xách túi đựng máy tính xách tay. Tôi chỉ nhìn họ ba giây và không ngần ngừ bước thẳng tới mặt cô gái trẻ xin tiền. Cô gái cho tôi hẳn hai đồng xu, nhưng ngạc nhiên hỏi tôi tại sao chỉ xin tiền có mỗi cô ta. Tôi trả lời rằng, cái đôi tình nhân kia đang ăn, họ không tiện rút ví ra cho tiền, anh kia trông có vẻ lắm tiền, trông như sếp nhưng vì thế trên người họ thường không có sẵn tiền lẻ. Còn cô vừa mua sắm ở siêu thị ra thì dễ có tiền thừa, tiền lẻ.
- Cho nên tôi bảo rồi, tri thức quyết định tất cả!
Tôi nghe sếp tôi nói bao lần câu này, nhưng đây là lần đầu tôi nghe từ một tay ăn mày.
- Ăn mày cũng phải có tri thức. Chứ ngày ngày nằm ệch ra ở xó chợ, cầu thang lên đường vượt giao lộ, xin ai cho được tiền? Những người đi qua giao lộ, chạy qua cổng chợ đều vội vàng hoặc cồng kềnh, ai ra đấy mà chơi bao giờ, ra đấy xin chỉ mệt người. Phải trang bị tri thức cho chính mình, học kiến thức mới làm người ta thông minh lên, những người thông minh sẽ không bao giờ ngừng học hỏi kiến thức mới. Có lần, có một người cho tôi hẳn 50.000 đồng nhờ tôi đứng dưới cửa sổ gào: "Hồng ơi, anh yêu em" và nhắc đi nhắc lại 100 lần. Tôi tính ra gọi một tiếng mất 5 giây, thời gian cũng tương tự như tôi đi ăn mày một lần, nhưng lợi nhuận chỉ có 500 đồng, còn kém đi ăn mày, thế là tôi từ chối.
Ông ta nói tiếp:
- Ăn mày là nghề nghiệp của tôi, nên cần hiểu được niềm vui do công việc của mình mang lại. Lúc trời mưa thì ít người ra phố, những đứa ăn mày khác đều ủ rũ, oán trách hoặc ngủ. Đừng nên như thế, hãy tranh thủ mà cảm nhận vẻ đẹp của thành phố. Tối về tôi dắt vợ và con đi chơi, cả ba người nói cười vui vẻ. Có lúc đi đường gặp đồng nghiệp, tôi cũng vứt cho họ một đồng xu.
- Ông cũng có vợ con à? - Tôi thắc mắc.
- Vợ tôi ở nhà làm nội trợ, con tôi đi học. Tôi vay tiền ngân hàng mua một căn nhà nhỏ ở ngoại thành, trả nợ dần trong 10 năm, vẫn còn sáu năm nữa mới trả hết. Tôi phải nỗ lực kiếm tiền, con tôi còn phải học lên đại học. Tôi sẽ cho nó học Quản trị kinh doanh, Marketing, để con tôi có thể trở thành một thằng ăn mày xuất sắc hơn bố nó.
Nguồn tin: Internet
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tin xem nhiều
- MẪU CÂU HỎI THI THEO MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
- THIẾT KẾ MỘT GIỜ DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Quản lý là gì? Sự thống nhất hoàn hảo giữa lí luận và thực tiễn
- Dạy học theo dự án - Phương pháp giáo dục nghề nghiệp hiệu quả
- Thiết kế nội dung bài dạy theo mẫu giáo án tích hợp trong giáo dục nghề nghiệp
Danh ngôn
Pestalogi
Văn bản
Tìm kiếm
Khảo sát nhanh
Thành viên
Đăng ký thành viên
Hỏi - Đáp
-
Giáo trình giảng dạy...
04:15 30/10/2024 - Mai Thị Thúy -
Chế độ giờ giảng
22:03 29/11/2021 - Vu Khoi Khoi -
trưởng, phó phòng tài...
20:26 22/02/2021 - vlog Thiên Khôi -
Thắc mắc về hồ sơ lưu...
08:49 03/02/2021 - hai dinh -
Hướng dẫn thành lập...
02:23 02/12/2020 - Lê Trung