Giáo dục nghề nghiệp

Giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên.

Phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp

 23:08 11/10/2023

“Chất lượng”, theo lời nhà công nghiệp Hoa Kỳ Henry Ford, “có nghĩa là làm đúng ngay cả khi không ai nhìn thấy”. Đầu ra của giáo dục nghề nghiệp (GDNN) phải đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, theo kịp sự thay đổi nhanh chóng của kinh tế, xã hội và công nghệ. Phát triển chất lượng là cần thiết, giúp các cơ sở GDNN có sức hấp dẫn hơn, cải thiện hình ảnh của GDNN trong mắt giới trẻ và phụ huynh học sinh đồng thời góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần nâng cao chỉ số cạnh tranh quốc giaĐể phát triển chất lượng, một yếu t không kém phần quan trọng là hệ thống bảo đảm chất lượng GDNN phải tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng, đủ khả năng quy chiếu với các nước khác trong khu vực và có thể quy chiếu với các nước tiên tiến trên thế giới.  
Trung tâm GDNN – GDTX không phải là cơ sở Giáo dục nghề nghiệp

Trung tâm GDNN – GDTX không phải là cơ sở Giáo dục nghề nghiệp

 04:43 10/08/2023

Trung tâm GDNN – GDTX không phải là cơ sở Giáo dục nghề nghiệp – Đó là câu trả lời của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp trong Công văn số 1516/TCGDNN-KHTC ngày 31/7/2023 của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp về việc giải quyết các vướng mắc trong thực hiện các nội dung về giáo dục nghề nghiệp thuộc 03 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025.
Bổ sung chức năng Hỏi - Đáp trên chuyên trang Giáo dục nghề nghiệp

Bổ sung chức năng Hỏi - Đáp trên chuyên trang Giáo dục nghề nghiệp

 01:32 11/06/2020

Chuyên trang giáo dục nghề nghiệp bổ sung chức năng Hỏi – Đáp. Đây là nơi để nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở GDNN trao đổi những thắc mắc, quan điểm về lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
Kiểm định chất lượng Giáo dục nghề nghiệp - Thực trạng và một số khuyến nghị hàm ý chính sách

Kiểm định chất lượng Giáo dục nghề nghiệp - Thực trạng và một số khuyến nghị hàm ý chính sách

 04:31 01/11/2019

Bài viết trình bày tổng quan về các kết quả đã đạt được trong công tác kiểm định chất lượng GDNN tại Việt Nam trong 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ khi kiểm định chất lượng dạy nghề lần đầu tiên được quy định trong Luật Dạy nghề 2006 và Giai đoạn 2 từ khi Luật GDNN có hiệu lực (ngày 1.7.2015) đến nay. Bài viết cũng nêu ra những hạn chế, tồn tại trong công tác kiểm định chất lượng GDNN tại Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở phân tích các nguyên nhân dân đến các hạn chế, tồn tại, bài viết đề xuất một số khuyến nghị hàm ý chính sách phát triển hệ thống kiểm định chất lượng
GDNN trong giai đoạn sắp tới.
Phân luông học sinh, sinh viên của Đài Loan

Thực trạng và giải pháp phân luồng học sinh sau trung học cơ sở vào Giáo dục nghề nghiệp

 04:06 01/11/2019

Có nhiều ý kiến cho rằng phân luồng học sinh (PLHS) sau trung học cơ sở (THCS) là trách nhiệm của riêng ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), hướng nghiệp là con đường duy nhất để thực hiện được điều đó. Tuy nhiên, lý luận và thực tiễn cho thấy PLHS nói chung và PLHS sau THCS nói riêng là vấn đề hết sức phức tạp, không chỉ là vấn đề của ngành GD&ĐT như nhiều ý kiến đã lầm tưởng, mà là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, không chỉ là trách nhiệm điều tiết của nhà nước các cấp, của Chính phủ, của các bộ ngành và địa phương, mà còn là nhiệm vụ của các trường phổ thông, của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và giáo dục đại học (GDĐH), của các doanh nghiệp - đơn vị sử dụng nhân lực và của cả học sinh, phụ huynh học sinh. Trong những năm qua, PLHS sau THCS đã có những kết quả bước đầu. Tuy nhiên, trên thực tế việc PLHS sau THCS vẫn còn không ít khó khăn, thách thức. Nếu thắng thắn nhìn nhận thì PLHS không đạt được mục tiêu như kỳ vọng, nếu không muốn nói là thất bại trong lĩnh vực này.
Hoàn thiện chính sách xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp

Hoàn thiện chính sách xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp

 04:28 30/10/2019

Xã hội hóa giáo dục là chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta, được xã hội đồng tình ủng hộ. Sau hơn 20 năm thực hiện, công tác xã hội hóa giáo dục đã thu được những kết quả quan trọng, tuy nhiên vân tồn tại nhiều bất cập, chưa khai thác cao nhất nguồn lực xã hội đầu tư phát triển giáo dục. Một trong những nguyên nhân của thực trạng trên là do chưa hoàn thiện cơ chế chính sách thu hút nguồn lực xã hội đầu tư phát triển giáo dục. Bài viết dưới đây sẽ phân tích thực trạng về chính sách xã hội hóa giáo dục và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách về xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp.
Thực trạng và định hướng sắp xếp cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian tới

Thực trạng và định hướng sắp xếp cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian tới

 04:34 29/10/2019

Bài viết trình bày một số vấn đề về thực trạng của hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam hiện nay, những bất cập trong cơ cấu, số lượng và chất lượng các cơ sở đào tạo trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp, trên cơ sở đó bài viết trình bày những quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, định hướng sắp xếp lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian tới cũng như đề xuất một số giải pháp triển khai tổ chức thực hiện.
Đổi mới quản lý nhà nước, quản trị đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Đổi mới quản lý nhà nước, quản trị đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp

 05:14 28/10/2019

Dưới tác động và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ khoa học công nghệ, đặc biệt là tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, các hoạt động quản lý nói chung và quản lý nhà nước nói riêng đã, đang và sẽ thay đổi để thích ứng. Quản lý nhà nước sẽ chuyển mạnh từ cai trị dựa vào quyền lực sang quản trị dựa vào công nghệ đang và sẽ là xu hướng chung của thế giới và Việt nam cũng không đứng ngoài xu hướng này. Trong bối cảnh chung đó, quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp và các hoạt động quản trị nhà trường cũng phải đổi mới cho phù hợp. Bài viết sẽ trình bày những vấn đề của quản lý nhà nước và quản trị cơ sở giáo dục nghề nghiệp, bao gồm những bất cập của quản lý, quản trị hiện hành, những yêu cầu đổi mới và những nội dung đổi mới. Từ những phân tích này, tác giả đề xuất những hàm ý chính sách nhằm đổi mới quản lý nhà nước và quản trị cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong điều kiện hội nhập quốc tế hướng tới chất lượng, hiệu lực và hiệu quà.
Phân luồng, liên thông với giáo dục nghề nghiệp

Phân luồng, liên thông với giáo dục nghề nghiệp

 23:27 23/10/2019

Hệ thống giáo dục quốc dân của mỗi nước đều bao gồm nhiều phân hệ, như giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp (GDNN), giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên với mối liên hệ thể hiện cấu trúc và con đường học tập. Một hệ thống mở, liên thông, linh hoạt đang được nhìn nhận là kiến trúc tiên tiến, phù hợp (Nghị quyết 29,2013).
Liên thông được hiểu chung là “việc sử dụng kết quả học tập đã có để học tiếp ở các cấp học, trình độ khác cùng ngành, nghề đào tạo hoặc khi chuyển sang ngành, nghề đào tạo, hình thức giáo dục và trình độ đào tạo khác phù hợp với yêu cầu nội dung tương ứng... trong giáo dục phổ thông, GDNN và giáo dục đại học” (Quốc hội, 2019). Định nghĩa này bao hàm sự công nhận, sử dụng kết quả học tập của cả trình độ hoặc kết quả thành phần của một đơn vị học tập (học phần, mô đun, tín chỉ).
Gắn kết giữa giáo dục nghề nghiệp với nhu cầu của doanh nghiệp, thị trường lao động và việc làm

Gắn kết giữa giáo dục nghề nghiệp với nhu cầu của doanh nghiệp, thị trường lao động và việc làm

 23:07 16/10/2019

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) “bắt tay” cùng doanh nghiệp không phải là câu chuyện mới, nhưng mối quan hệ giữa hai bên chủ yếu chỉ dừng lại ở việc đưa sinh viên đi thực tập tại doanh nghiệp. Thực hiện hiệu quả việc gắn kết giữa cơ sở GDNN với doanh nghiệp, từ công tác tuyển sinh, đào tạo, thực tập đào tạo, thực hành sản xuất, đến tuyển dụng và sử dụng lao động... được kỳ vọng sẽ đem lại sự đột phá mới trong GDNN.
 
Đưa thực tiễn sản xuất vào quá trình đào tạo

Đưa thực tiễn sản xuất vào quá trình đào tạo

 04:26 09/10/2019

1. Đặt vấn đề

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại nhiều cơ hội mới cho các nền kinh tế, song thách thức cũng không hề nhỏ khi mà các ngành nghề ngày càng đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ và kỹ thuật cao. Vì vậy, công tác đào tạo nguồn nhân lực cũng phải thay đổi để phù hợp với yêu cầu mới. Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm, coi đây là một khâu quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết 29-NQ/TW nhấn mạnh: “Đối với giáo dục nghề nghiệp, tập trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp. Hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp với nhiều phương thức và trình độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ của thị trường lao động trong nước và quốc tế”.

Doanh nghiệp - Mắt xích quan trọng và là khâu đột phá trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Doanh nghiệp - Mắt xích quan trọng và là khâu đột phá trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

 04:46 03/10/2019

I. Đặt vấn đề: Đại hội Đảng lần thứ XII và các kỳ hội nghị đã xác định xu hướng chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển chiều rộng gắn với chiều sâu, lấy phát triển chiều sâu là hướng chủ đạo; trọng tâm là nâng cao tính bền vững, chú trọng tăng năng suất, chất lượng lao động, ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, bên cạnh đó toàn cầu hóa và hội nhập là cơ hội lớn cho Việt Nam sử dụng nguồn lao động dồi dào, tuy nhiên nó cũng mang lại những thách thức lớn, như nguồn lao động chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của nền công nghiệp tri thức cũng như đơn vị sử dụng lao động, đặc biệt Tây Nguyên là vùng có số dân ít, khoảng 5,5 triệu người và được phân bố không đồng đều, mật độ dân số thấp, nhưng lại đa dạng về dân tộc, trong đó có tới 30% số dân là người dân tộc thiểu số. Đây là vùng sinh sống khó khăn của đất nước, kèm theo những vấn đề còn tồn đọng về dân cư, việc làm, dân trí cũng như là văn hoá tại Tây Nguyên cần được quan tâm và cải thiện.
Chính sách gắn doanh nghiệp với giáo dục nghề nghiệp 

Chính sách gắn doanh nghiệp với giáo dục nghề nghiệp 

 03:42 25/09/2019

Đặt vấn đề: Phát triển giáo dục nghề nghiệp (GDNN) để thực hiện mục tiêu phát triển Việt Nam thành một nước phát triển trong tình hình hội nhập quốc tế sâu rộng, mọi mặt của xã hội, trong đó có hội nhập phát triển kinh tế, sản xuất công nghiệp. Để phát triển GDNN trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ hiện nay và trong tương lai một trong những vấn đề cần giải quyết là gắn kết doanh nghiệp (DN) với GDNN. 
Tổng Cục trưởng - TS. Nguyễn Hồng Minh tại Hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc lần thứ VI, năm 2019

BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

 04:33 24/09/2019

Đặt vấn đề Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có vị trí quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực trực tiếp cho sản xuất và dịch vụ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, bảo đảm chất lượng GDNN trong bối cảnh hội nhập quốc tế cần thực hiện nhiều giải pháp từ đổi mới quản trị nhà trường, phát triển chương trình đào tạo theo tiếp cận năng lực, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới tổ chức quá trình đào tạo theo hướng gắn kết cơ sở GDNN với doanh nghiệp, đánh giá kết quả học tập theo tiếp cận năng lực, tăng cường hợp tác quốc tế với các cơ sở đào tạo ở khu vực và các nước phát triển. 
THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG  PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP VIỆT NAM  TRONG THỜI GIAN TỚI

THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI

 10:01 20/09/2019

Bài viết trình bày khái quát những khảo sát, thống kê, đánh giá về thực trạng giáo dục nghề nghiệp Việt Nam từ năm 2016 đến nay bao gồm từ hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp, mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp; kết quả tuyển sinh, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, phát triển chương trình, đào tạo chất lượng cao, đảm bảo và kiểm định chất lượng, xây dựng và đánh giá kỹ năng nghề, hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học..., trên cơ sở đó cũng chỉ ra những khó khăn, thách thức của giáo dục nghề nghiệp. Qua đó, bài viết cũng đã trình bày các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu và đề xuất một số giải pháp phát triển giáo dục nghề nghiệp trong thời gian tới.
Tổng Cục trưởng Nguyễn Hồng Minh

Cơ sở đào tạo nghề tự chủ cần năng động hơn

 22:32 08/10/2017

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH )hiện đang xây dựng dự thảo Nghị định quy định cơ chế tự chủ cơ sở giáo dục nghề nghiệp (CSGDNN). Nghị định này được hi vọng là bước đột phá với cơ chế thông thoáng, thuận lợi, xóa bỏ lo ngại của các CSGDNN khi tự chủ. Đây cũng là nội dung trong cuộc trao đổi giữa phóng viên TBTCVN và ông Nguyễn Hồng Minh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐTBXH.
Ngày kỹ năng thanh niên thế giới

Ngày kỹ năng thanh niên thế giới

 03:03 18/07/2017

Vào ngày 18 tháng 12 năm 2014, Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã nhất trí thông qua một nghị quyết về việc tuyên bố ngày 15 tháng 7 là Ngày Kỹ năng Thanh niên Thế giới. Sri Lanka là quốc gia đã khởi xướng Nghị quyết này với sự trợ giúp của Nhóm các nước đang phát triển (G77) và Trung Quốc nhằm nâng cao nhận thức và thảo luận về tầm quan trọng của giáo dục kỹ thuật, dạy nghề, đào tạo và phát triển các kỹ năng khác có liên quan đến nền kinh tế quốc gia và toàn cầu. Các quốc gia cũng hi vọng Ngày lễ này sẽ góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong giới trẻ trên toàn cầu, làm nổi bật sự phát triển kỹ năng của thanh thiếu niên để thu hút sự chú ý đến các kỹ năng thương mại.
Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng một trong những giải pháp đổi mới quản trị nhà trường

Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng một trong những giải pháp đổi mới quản trị nhà trường

 20:46 05/06/2017

Chất lượng đào tạo có ý nghĩa quan trọng góp phần quyết định chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường sức cạnh tranh quốc gia. Đối với các cơ sở giáo dục nghể nghiệp, đào tạo có chất lượng sẽ khẳng định thương hiệu, uy tín và lợi thế cạnh tranh trong tuyển sinh đào tạo và cơ hội đầu tư. Do đó đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp không chỉ là mối quan tâm của cơ quan quản lý Nhà nước, của các cơ quan chủ quản mà còn là mối quan tâm trực tiếp của mỗi cơ sở giáo dục nghể nghiệp.
Thiết kế nội dung bài dạy theo mẫu giáo án tích hợp trong giáo dục nghề nghiệp

Thiết kế nội dung bài dạy theo mẫu giáo án tích hợp trong giáo dục nghề nghiệp

 21:34 16/05/2017

I. Đặt vấn đề

Tháng 11 năm 2015, Tổng cục Dạy nghề đã tổ chức tập huấn cho các khoa sư phạm dạy nghề trên phạm vi toàn quốc về “Biên soạn giáo án và tổ chức dạy học tích hợp” theo tài liệu mới. So với các tài liệu hướng dẫn về dạy học tích hợp trước đây, tài liệu tập huấn năm 2015 có một số nội dung đã được thay đổi một cách cơ bản.

Do vậy, việc cụ thể hóa những nội dung mới trong tài liệu “Biên soạn giáo án và tổ chức dạy học tích hợp - 2015”  đề cập ở trên nhằm giúp cho đội ngũ giảng viên, giáo viên dạy nghề thuận lợi trong quá trình chuẩn bị và tổ chức giảng dạy các bài dạy nghề tích hợp, tác giả biên soạn bài viết Thiết kế nội dung bài dạy theo mẫu chung giáo án dạy học tích hợp trong giáo dục nghề nghiệp”

Dao ngoc dung

Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập của đất nước

 05:18 22/03/2017

Thuật ngữ giáo dục nghề nghiệp chính thức được sử dụng khi Luật Giáo dục nghề nghiệp được Quốc hội khóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ 8 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2015. Luật mới ra đời thay thế cho Luật Dạy nghề trước đây đã hình thành được hệ thống giáo dục nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân theo 3 cấp trình độ: sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập.

Danh ngôn

Đối với người giáo viên, cần phải có kiến thức, có hiểu biết sư phạm về quy luật xã hội, có khả năng dùng lời nói để tác động đến tâm hồn học sinh. Có kỹ năng đặc sắc nhìn nhận con người và cảm thấy những rung động tinh tế nhất của trái tim con người

Xukhomlinxki

Văn bản

1978/QĐ-BLĐTBXH

Về việc ban hành các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp

12/2019/TT-BLĐTBXH

Hướng dẫn việc chuyển xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp

454/TCGDNN-KĐCL

V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn KĐCL chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng

453/TCGDNN-KĐCL

V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trường trung cấp, trường cao đẳng

452/TCGDNN-KĐCL

V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp

Tìm kiếm

Khảo sát nhanh

Theo bạn để nâng cao chất lượng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần tập trung vào nội dung nào sau đây?

Thành viên

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site

Hỏi - Đáp

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây