Áp dụng cơ chế tài chính linh hoạt để các trường dạy nghề tự chủ toàn diện
Chỉ cho phép thành lập mới trường dạy nghề nếu đảm bảo tự chủ
Ông Cao Văn Sâm, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề cho biết, Bộ LĐTBXH đang từng bước giao quyền tự chủ toàn diện cho các cơ sở GDNN. Chuyển từ cơ chế cấp kinh phí thường xuyên sang cơ chế đặt hàng và đấu thầu đào tạo theo kết quả đầu ra, không phân biệt trường công lập hay trường tư thục.
Bộ LĐTBXH sẽ ban hành định mức kinh tế kỹ thuật của từng ngành, nghề và phối hợp với Bộ Tài chính ban hành khung giá dịch vụ để thực hiện. Đồng thời ban hành danh mục ngành nghề đào tạo, trong đó có danh mục các ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu.
Ông Cao Văn Sâm cũng cho biết, thời gian tới sẽ chỉ cho phép thành lập mới các trường cao đẳng công lập theo quy hoạch và đảm bảo hoạt động tự chủ; đồng thời, khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào tất cả các khâu đào tạo.
Các cơ sở GDNN tự chủ xây dựng chương trình đào tạo trên cơ sở chuẩn đầu ra. Người học không phải thi tốt nghiệp cuối khóa khi tích lũy đủ tín chỉ. Tổng cục sẽ nghiên cứu và triển khai các mô hình khởi nghiệp trong lĩnh vực GDNN.
Áp dụng cơ chế tài chính linh hoạt
Các đơn vị sự nghiệp GDNN hiện nay đang đứng trước một số khó khăn khi đăng ký và thực hiện tự chủ. Nguyên nhân là do nhận thức về vai trò, vị trí và tầm quan trọng về học nghề còn hạn chế. Nguồn thu học phí thấp, chưa phát huy được lợi thế gắn đào tạo với các dịch vụ sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, nguồn chi từ NSNN còn hạn chế, dàn trải cho nhiều đơn vị sự nghiệp GDNN. Do vậy, để có nguồn tài chính thúc đẩy việc tự chủ, Bộ LĐTBXH đã đưa ra một số đề xuất.
Theo đó, về vốn đầu tư, nếu cơ sở GDNN có các dự án đã được phê duyệt nhưng chưa thực hiện, cơ sở được phép huy động vốn theo phương thức trả lãi, với lãi suất vay thỏa thuận, theo quy định của pháp luật.
Đối với dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đang được NSNN bố trí vốn để thực hiện, cơ sở tiếp tục được Nhà nước đầu tư theo kế hoạch. Trường hợp đã sử dụng các nguồn vốn theo quy định nhưng không đáp ứng được tiến độ, cơ sở đó được vay vốn tín dụng của ngân hàng thương mại để bổ sung nguồn vốn đầu tư.
Cơ sở GDNN được sử dụng ngân sách chi đầu tư phát triển đã bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, trong phạm vi thời hạn thực hiện dự án theo quy định của pháp luật để trả nợ gốc vay, được kết cấu vào giá dịch vụ để trả nợ phần lãi vay.
Đối với dự án đầu tư mới, cơ sở GDNN được Nhà nước hỗ trợ phần chênh lệch lãi suất giữa ngân hàng thương mại và Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Để đảm bảo kinh phí chi thường xuyên, cơ sở GDNN được ngân sách hỗ trợ một lần kinh phí chi thường xuyên vào năm đầu thực hiện tự chủ, với mức tối đa bằng mức ngân sách cấp chi thường xuyên năm cuối cùng.
Cơ sở GDNN được Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo và cấp bù học phí theo quy định. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gắn với giáo dục nghề nghiệp do đơn vị thực hiện hoặc do các tổ chức, cá nhân góp vốn liên doanh, liên kết được hưởng chính sách khuyến khích xã hội hóa theo quy định hiện hành của Chính phủ./.
Tác giả: Tư Bùi
Nguồn tin: thoibaotaichinhvietnam.vn
Những tin mới hơn
-
Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập của đất nước
(22/03/2017) -
Tạo chuyển biến thực sự về chất lượng giáo dục nghề nghiệp
(19/04/2017) -
Ngày kỹ năng thanh niên thế giới
(18/07/2017) -
Thư chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung
(16/11/2017) -
Một số quy định về công tác kiểm định, đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp
(13/05/2019) -
Chính sách gắn doanh nghiệp với giáo dục nghề nghiệp
(25/09/2019) -
Thực trạng và định hướng sắp xếp cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian tới
(29/10/2019) -
Kiểm định chất lượng Giáo dục nghề nghiệp - Thực trạng và một số khuyến nghị hàm ý chính sách
(01/11/2019) -
Thư chúc mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 của Bộ trưởng Bộ Lao động - TBXH
(18/11/2019) -
Bổ sung chức năng Hỏi - Đáp trên chuyên trang Giáo dục nghề nghiệp
(11/06/2020)
Những tin cũ hơn
Tin xem nhiều
-
MẪU CÂU HỎI THI THEO MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
-
THIẾT KẾ MỘT GIỜ DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
-
Quản lý là gì? Sự thống nhất hoàn hảo giữa lí luận và thực tiễn
-
Dạy học theo dự án - Phương pháp giáo dục nghề nghiệp hiệu quả
-
Thiết kế nội dung bài dạy theo mẫu giáo án tích hợp trong giáo dục nghề nghiệp
Danh ngôn
Tục ngữ Việt Nam
Văn bản
1978/QĐ-BLĐTBXH
Về việc ban hành các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp
12/2019/TT-BLĐTBXH
Hướng dẫn việc chuyển xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp
454/TCGDNN-KĐCL
V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn KĐCL chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng
453/TCGDNN-KĐCL
V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trường trung cấp, trường cao đẳng
452/TCGDNN-KĐCL
V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp
1978/QĐ-BLĐTBXH
Về việc ban hành các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp
12/2019/TT-BLĐTBXH
Hướng dẫn việc chuyển xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp
454/TCGDNN-KĐCL
V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn KĐCL chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng
453/TCGDNN-KĐCL
V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trường trung cấp, trường cao đẳng
452/TCGDNN-KĐCL
V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp
Tìm kiếm
Khảo sát nhanh
Thành viên
Đăng ký thành viên
Hỏi - Đáp
-
Giáo trình giảng dạy...
04:15 30/10/2024 - Mai Thị Thúy -
Chế độ giờ giảng
22:03 29/11/2021 - Vu Khoi Khoi -
trưởng, phó phòng tài...
20:26 22/02/2021 - vlog Thiên Khôi -
Thắc mắc về hồ sơ lưu...
08:49 03/02/2021 - hai dinh -
Hướng dẫn thành lập...
02:23 02/12/2020 - Lê Trung