Thư chúc mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 của Bộ trưởng Bộ Lao động - TBXH
Nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, thay mặt Ban cán sự Đảng và Lãnh đạo Bộ LĐ-TBXH, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung gửi tới toàn thể các thầy giáo, cô giáo, cán bộ, công chức, viên chức đã và đang công tác tại các trường đại học, cao đẳng thuộc Bộ và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên toàn quốc lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng tốt đẹp nhất! Chuyên trang Giáo dục nghề nghiệp xin đăng tải toàn văn thư chúc mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung.
Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2019
THƯ CHÚC MỪNG
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11
Thân ái gửi các thầy cô giáo, cán bộ, công chức, viên chức các trường đại học, cao đẳng thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên toàn quốc!
Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, thay mặt Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tôi thân ái gửi tới toàn thể các thầy cô giáo lời thăm hỏi ân cần, lời chúc mừng tốt đẹp nhất!
Năm học vừa qua, các thầy cô giáo cùng toàn thể cán bộ, công chức, viên chức các trường đại học, cao đẳng thuộc Bộ và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên toàn quốc đã nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, thách thức; chủ động, sáng tạo triển khai các giải pháp đổi mới công tác quản lý, mô hình và phương pháp dạy và học, đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Công tác quản lý, tuyển sinh, đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã tập trung vào chiều sâu, chú trọng tới chất lượng và hiệu quả. Lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đã từng bước gắn kết nhà trường với doanh nghiệp, gắn đào tạo nghề với thị trường lao động, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đất nước. Năm 2019, tại Kỳ thi tay nghề thế giới lần thứ 45 tại Liên bang Nga, đoàn Việt Nam đạt thành tích tốt nhất từ trước đến nay, xếp thứ hạng 25/63 quốc gia tham gia. Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đánh giá chất lượng đào tạo nghề của Việt Nam tăng 13 bậc, đã khẳng định trình độ, kỹ năng và vị thế của lao động Việt Nam trên trường quốc tế.
Năm học 2019-2020, các trường đại học, cao đẳng và cơ sở giáo dục nghề nghiệp toàn quốc cần nỗ lực thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, nhằm tạo sự chuyển biến căn bản về chất lượng, là tiền đề bứt phá cho giai đoạn tiếp theo. Tôi mong các thầy cô giáo chú trọng đổi mới phương pháp giáo dục, đào tạo nghề theo hướng giảm thời lượng dạy lý thuyết, tăng thảo luận và thực hành; gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học nhằm chuẩn bị tốt nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, góp phần nâng cao năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Diễn đàn Quốc gia “Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam năm 2019”.
Tôi tin tưởng rằng các thầy cô giáo luôn là tấm gương về “thực tâm, thực tài, thực nghề”, “gương mẫu, sáng tạo, đổi mới”, giữ ngọn lửa nhiệt tình, lòng đam mê nghề nghiệp, xứng đáng với sự trân trọng, tin yêu của toàn xã hội.
Chúc các thầy cô giáo, cán bộ, công chức, viên chức cùng toàn thể gia đình luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành công.
Chào thân ái!
Năm học vừa qua, các thầy cô giáo cùng toàn thể cán bộ, công chức, viên chức các trường đại học, cao đẳng thuộc Bộ và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên toàn quốc đã nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, thách thức; chủ động, sáng tạo triển khai các giải pháp đổi mới công tác quản lý, mô hình và phương pháp dạy và học, đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Công tác quản lý, tuyển sinh, đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã tập trung vào chiều sâu, chú trọng tới chất lượng và hiệu quả. Lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đã từng bước gắn kết nhà trường với doanh nghiệp, gắn đào tạo nghề với thị trường lao động, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đất nước. Năm 2019, tại Kỳ thi tay nghề thế giới lần thứ 45 tại Liên bang Nga, đoàn Việt Nam đạt thành tích tốt nhất từ trước đến nay, xếp thứ hạng 25/63 quốc gia tham gia. Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đánh giá chất lượng đào tạo nghề của Việt Nam tăng 13 bậc, đã khẳng định trình độ, kỹ năng và vị thế của lao động Việt Nam trên trường quốc tế.
Năm học 2019-2020, các trường đại học, cao đẳng và cơ sở giáo dục nghề nghiệp toàn quốc cần nỗ lực thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, nhằm tạo sự chuyển biến căn bản về chất lượng, là tiền đề bứt phá cho giai đoạn tiếp theo. Tôi mong các thầy cô giáo chú trọng đổi mới phương pháp giáo dục, đào tạo nghề theo hướng giảm thời lượng dạy lý thuyết, tăng thảo luận và thực hành; gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học nhằm chuẩn bị tốt nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, góp phần nâng cao năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Diễn đàn Quốc gia “Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam năm 2019”.
Tôi tin tưởng rằng các thầy cô giáo luôn là tấm gương về “thực tâm, thực tài, thực nghề”, “gương mẫu, sáng tạo, đổi mới”, giữ ngọn lửa nhiệt tình, lòng đam mê nghề nghiệp, xứng đáng với sự trân trọng, tin yêu của toàn xã hội.
Chúc các thầy cô giáo, cán bộ, công chức, viên chức cùng toàn thể gia đình luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành công.
Chào thân ái!
Tác giả: Đào Ngọc Dung - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự - Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Tags: nhà giáo
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tin xem nhiều
- MẪU CÂU HỎI THI THEO MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
- THIẾT KẾ MỘT GIỜ DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Quản lý là gì? Sự thống nhất hoàn hảo giữa lí luận và thực tiễn
- Dạy học theo dự án - Phương pháp giáo dục nghề nghiệp hiệu quả
- Thiết kế nội dung bài dạy theo mẫu giáo án tích hợp trong giáo dục nghề nghiệp
Danh ngôn
Đối với người giáo viên, cần phải có kiến thức, có hiểu biết sư phạm về quy luật xã hội, có khả năng dùng lời nói để tác động đến tâm hồn học sinh. Có kỹ năng đặc sắc nhìn nhận con người và cảm thấy những rung động tinh tế nhất của trái tim con người
Xukhomlinxki
Văn bản
Tìm kiếm
Khảo sát nhanh
Thành viên
Đăng ký thành viên
Hỏi - Đáp
-
Giáo trình giảng dạy...
04:15 30/10/2024 - Mai Thị Thúy -
Chế độ giờ giảng
22:03 29/11/2021 - Vu Khoi Khoi -
trưởng, phó phòng tài...
20:26 22/02/2021 - vlog Thiên Khôi -
Thắc mắc về hồ sơ lưu...
08:49 03/02/2021 - hai dinh -
Hướng dẫn thành lập...
02:23 02/12/2020 - Lê Trung