Ngày kỹ năng thanh niên thế giới

Thứ ba - 18/07/2017 03:03
Vào ngày 18 tháng 12 năm 2014, Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã nhất trí thông qua một nghị quyết về việc tuyên bố ngày 15 tháng 7 là Ngày Kỹ năng Thanh niên Thế giới. Sri Lanka là quốc gia đã khởi xướng Nghị quyết này với sự trợ giúp của Nhóm các nước đang phát triển (G77) và Trung Quốc nhằm nâng cao nhận thức và thảo luận về tầm quan trọng của giáo dục kỹ thuật, dạy nghề, đào tạo và phát triển các kỹ năng khác có liên quan đến nền kinh tế quốc gia và toàn cầu. Các quốc gia cũng hi vọng Ngày lễ này sẽ góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong giới trẻ trên toàn cầu, làm nổi bật sự phát triển kỹ năng của thanh thiếu niên để thu hút sự chú ý đến các kỹ năng thương mại.
Ngày kỹ năng thanh niên thế giới
Ngày kỹ năng thanh niên thế giới

Tổ chức Kỹ năng nghề thế giới (WorldSkills) đã đóng góp rất nhiều trong việc công nhận và quảng bá toàn cầu về Ngày Kỹ năng Thanh niên Thế giới. Đây là trung tâm toàn cầu về phát triển kỹ năng với các hoạt động đang diễn ra ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu sáu lĩnh vực chính là Nghiên cứu, Nângcao Kỹ năng, Xây dựng Nghề nghiệp, Giáo dục và Đào tạo, Hợp tác quốc tế và Phát triển. Thông qua hợp tác quốc tế và phát triển giữa ngành công nghiệp, chính phủ và các tổ chức khác, tổ chức này thúc đẩy lợi ích và nhu cầu của các chuyên gia lành nghề thông qua các dự án cộng đồng, các cuộc thi kỹ năng và trao đổi kiến ​​thức cũng như thúc đẩy tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo kỹ năng dành cho thanh niên, các ngành công nghiệp và xã hội bằng cách thử thách các chuyên gia trẻ trên khắp thế giới trở nên tốt nhất trong kỹ năng mà họ lựa chọn. Từ năm 1950, tổ chức này đã nâng cao nhận thức của thanh niên, cha mẹ, thầy cô và người sử dụng lao động rằng tương lai phụ thuộc vào hệ  thống đào tạo kỹ năng hiệu quả. Cho tới nay, WorldSkills đại diện cho hơn 45 kỹ năng tại hơn 75 quốc gia và vùng lãnh thổ, tất cả đều làm việc cùng với thanh niên, nhà giáo dục và các ngành công nghiệp để giúp lực lượng lao động chuẩn bị cho công việc trong tương lai.

 Kể từ khi Ngày Kỹ năng thanh niên thế giới được thiết lập, tổ chức này đã hỗ trợ các chủ đề quan trọng trên toàn cầu thông qua việc mở rộng các hoạt động và sáng kiến trong sáu lĩnh vực trọng tâm nhằm nâng cao hồ sơ và sự công nhận của những người có kỹ năng và cho thấy tầm quan trọng của kỹ năng quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và thành công cá nhân.Trong Chương trình nghị sự về phát triển bền vững đến năm 2030, Ngày kỹ năng thanh niên thế giới hướng tới việc đạt được 2 mục tiêu, đó là: "Đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện và cân bằng và thúc đẩy các cơ hội học tập cho tất cả mọi người" và "Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế lâu dài, toàn diện, bền vững, đảm bảo việc làm đầy đủ, năng suất, chất lượng cho tất cả mọi người".
 

Tổ chức Kỹ năng nghề thế giới (WorldSkills) đã đóng góp rất nhiều trong việc công nhận và quảng bá toàn cầu về Ngày Kỹ năng Thanh niên Thế giới. Đây là trung tâm toàn cầu về phát triển kỹ năng với các hoạt động đang diễn ra ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu sáu lĩnh vực chính là Nghiên cứu, Nângcao Kỹ năng, Xây dựng Nghề nghiệp, Giáo dục và Đào tạo, Hợp tác quốc tế và Phát triển. Thông qua hợp tác quốc tế và phát triển giữa ngành công nghiệp, chính phủ và các tổ chức khác, tổ chức này thúc đẩy lợi ích và nhu cầu của các chuyên gia lành nghề thông qua các dự án cộng đồng, các cuộc thi kỹ năng và trao đổi kiến ​​thức cũng như thúc đẩy tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo kỹ năng dành cho thanh niên, các ngành công nghiệp và xã hội bằng cách thử thách các chuyên gia trẻ trên khắp thế giới trở nên tốt nhất trong kỹ năng mà họ lựa chọn. Từ năm 1950, tổ chức này đã nâng cao nhận thức của thanh niên, cha mẹ, thầy cô và người sử dụng lao động rằng tương lai phụ thuộc vào hệ thống đào tạo kỹ năng hiệu quả. Cho tới nay, WorldSkills đại diện cho hơn 45 kỹ năng tại hơn 75 quốc gia và vùng lãnh thổ, tất cả đều làm việc cùng với thanh niên, nhà giáo dục và các ngành công nghiệp để giúp lực lượng lao động chuẩn bị cho công việc trong tương lai. Kể từ khi Ngày Kỹ năng thanh niên thế giới được thiết lập, tổ chức này đã hỗ trợ các chủ đề quan trọng trên toàn cầu thông qua việc mở rộng các hoạt động và sáng kiến trong sáu lĩnh vực trọng tâm nhằm nâng cao hồ sơ và sự công nhận của những người có kỹ năng và cho thấy tầm quan trọng của kỹ năng quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và thành công cá nhân.Trong Chương trình nghị sự về phát triển bền vững đến năm 2030, Ngày kỹ năng thanh niên thế giới hướng tới việc đạt được 2 mục tiêu, đó là: 'Đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện và cân bằng và thúc đẩy các cơ hội học tập cho tất cả mọi người' và 'Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế lâu dài, toàn diện, bền vững, đảm bảo việc làm đầy đủ, năng suất, chất lượng cho tất cả mọi người' . Năm nay, để hưởng ứng ngày Kỹ năng thanh niên thế giới UNESCO-UNEVOC đã phát động cuộc thi ảnh hướng tới chủ đề việc làm của thanh niên, bình đẳng giới, nền kinh tế và xã hội bền vững. Ở Việt Nam, giáo dục nghề nghiệp luôn hướng tới việc đào tạo kỹ năng cho người học, coi đây là một trong những nội dung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động. Thúc đẩy phong trào học tập, rèn luyện kỹ năng, Việt Nam luôn tích cực hưởng ứng tham gia các Kỳ thi tay nghề thế giới, thi tay nghề ASEAN và tổ chức các Kỳ thi tay nghề quốc gia. Thông qua các Kỳ thi này, giúp cho các thí sinh, các nhà quản lý của các quốc gia học hỏi, giao lưu về kỹ thuật, công nghệ mới, về kỹ năng trong lao động, sản xuất. Không chỉ ở có vậy, tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các Bộ, Ngành, các địa phương cũng tích cực tổ chức các hội thi về kỹ năng nghề để nâng cao chất lượng đào tạo, giúp cho học sinh, sinh viên tiếp cận với lao động, sản xuất thực tế trong các doanh nghiệp, tự tin với bản thân để bước vào thị trường lao động.
(Ảnh minh họa)

Năm nay, để hưởng ứng ngày Kỹ năng thanh niên thế giới UNESCO-UNEVOC đã phát động cuộc thi ảnh hướng tới chủ đề việc làm của thanh niên, bình đẳng giới, nền kinh tế và xã hội bền vững. 

Ở Việt Nam, giáo dục nghề nghiệp luôn hướng tới việc đào tạo kỹ năng cho người học, coi đây là một trong những nội dung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động. Thúc đẩy phong trào học tập, rèn luyện kỹ năng, Việt Nam luôn tích cực hưởng ứng tham gia các Kỳ thi tay nghề thế giới, thi tay nghề ASEAN và  tổ chức các Kỳ thi tay nghề quốc gia. Thông qua các Kỳ thi này, giúp cho các thí sinh, các nhà quản lý của các quốc gia học hỏi, giao lưu về kỹ thuật, công nghệ mới, về kỹ năng trong lao động, sản xuất. Không chỉ ở có vậy, tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các Bộ, Ngành, các địa phương cũng tích cực tổ chức các hội thi về kỹ năng nghề để nâng cao chất lượng đào tạo, giúp cho học sinh, sinh viên tiếp cận với lao động, sản xuất thực tế trong các doanh nghiệp, tự tin với bản thân để bước vào thị trường lao động.

Nguồn tin: tcdn.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 2 phiếu bầu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh ngôn

Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học

Comenxki

Văn bản

1978/QĐ-BLĐTBXH

Về việc ban hành các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp

12/2019/TT-BLĐTBXH

Hướng dẫn việc chuyển xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp

454/TCGDNN-KĐCL

V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn KĐCL chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng

453/TCGDNN-KĐCL

V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trường trung cấp, trường cao đẳng

452/TCGDNN-KĐCL

V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp

Tìm kiếm

Khảo sát nhanh

Bạn biết gì về GDNN.EDU.VN

Thành viên

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site

Hỏi - Đáp

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây