Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao "Khó khăn và thách thức"

Thứ ba - 14/02/2017 04:30
Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình phát triển xã hội. Đặc biệt trong thời đại công nghiệp và hậu công nghiệp hiện nay. Nguồn nhân lực chất lượng cao đang giữ vai trò quyết định sự phát triển của loài người.
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao "Khó khăn và thách thức"
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao "Khó khăn và thách thức"

Nắm được quy luật này, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước. Thành phố Hải Phòng cũng đã có những chỉ đạo cụ thể trong các văn kiện các kỳ Đại hội Đảng bộ thành phố; đặc biệt là Nghị quyết 18-NQ-TU ngày 11/4/2008 của Ban Thường vụ Thành ủy về một số chủ trương, giải pháp chủ yếu phát triển nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa thành phố Hải Phòng đến năm 2010, định hướng năm 2020. Thành phố cũng đã phê duyệt “Quy hoạch phát triển nhân lực thành phố Hải Phòng, giai đoạn 2011-2020” gồm 13 chương trình, dự án ưu tiên với tổng vốn đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng.

Với sự chỉ đạo sát sao và quyết tâm của các ngành, các cấp, trong những năm qua, công tác đào tạo nguồn lực chất lượng cao phục vụ quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa của Thành phố đã đạt được một số kết quả khả quan. Đã xây dựng được quy hoạch, kế hoạch phát triển nhân lực chất lượng cao gồm 3 nhóm: cán bộ lãnh đạo, quản lý; cán bộ khoa học và công nghệ; nhân lực lao động kỹ thuật. Đã phát triển và dần hoàn thiện hệ thống cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học nhiều cấp, nhiều loại hình. Đã xây dựng và ban hành một số cơ chế chính sách khuyến khích, đào tạo, thu hút, sử dụng nhân lực chất lượng cao; Tăng cường hợp tác trong và ngoài nước trong đào tạo nhân lực chất lượng cao…

Tuy nhiên, nhìn chung, so với yêu cầu, việc đào tạo nhân lực chất lượng cao của Việt Nam nói chung và của Hải Phòng nói riêng vẫn còn bất cập.

Tại một hội thảo gần đây ở Hà Nội, các học giả đã đưa ra các con số đánh giá của WB về nhân lực chất lượng cao của Việt Nam: đạt 3,79 điểm trên thang điểm 10; đứng thứ 11 trên tổng số 12 nước được khảo sát ở Châu Á; Về trình độ lao động, Việt Nam đạt 32 điểm trên thang điểm 100 (Mà dưới 35 điểm là mất sức cạnh tranh toàn cầu).

Về năng suất lao động, theo PGS. Đặng Quốc Bảo, tỷ lệ lao động không có chuyên môn ở Hà Nội: 41,4%; Đà Nẵng: 54,4%; TP.Hồ Chí Minh: 55%; Vũng Tàu: 62,9%; Hải Phòng: 64%. Như vậy, Hải Phòng có trình độ lao động thấp hơn so với một số tỉnh, thành phố khác trên cả nước.

Về năng suất lao động, theo PGS-TS. Nguyễn Đại Thành, Việt Nam đứng thứ 77 trên 127 quốc gia, sau Indonesia, Philifin và Thái Lan.

Như vậy chất lượng nguồn lao động của chúng ta còn nhiều bất cập.

Sau những năm đầu đổi mới, ngày nay Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với cộng đồng quốc tế. Việc này mang đến nhiều cơ hội nhưng không ít thách thức trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam. Sau đây chúng tôi xin nêu ra ba thách thức:

1.Các thách thức đến từ quá trình hội nhập:

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao 'Khó khăn và thách thức'

Việc thành lập công đồng kinh tế ASEAN cho phép việc chuyển dịch lao động trong nội khối được cởi mở hơn, tạo nguy cơ Việt Nam mất người tài do đãi ngộ kém. Việc dịch chuyển lao động toàn cầu cũng gây nguy cơ tương tự, mà biểu hiện đầu tiên là nhiều du học sinh không quay về nước phục vụ sau quá trình học tập ở nước ngoài.

2. Các thách thức đến từ quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa:

Trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, lao động chất lượng cao đóng vai trò quan trọng. Chúng ta cần tăng cường nhân lực chất lượng cao ở cả 3 nhóm: Lãnh đạo quản lý, khoa học công nghệ và lao động kỹ thuật. Với điểm xuất phát khá thấp với các thông tin nêu trên, việc đảm bảo cung cấp nhân lực cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang là thách thức rất lớn.

3. Và cuối cùng, quan trọng nhất, là các thách thức trong chuyển biến tư duy của chúng ta. Đó là việc nền kinh tế đã chuyển sang vận hành theo quy luật thị trường, nhưng một loại các vấn đề cốt lõi như: giáo dục và đào tạo, thống kê và dự báo, tuyển dụng và sử dụng… vẫn còn mang hơi hướng quan liêu tập trung, thậm chí còn ở mức lạc hậu. Ngay cả quan niệm về “nhân lực chất lượng cao” cũng có nơi, có lúc còn bị hiểu sai lệch, đống nhất với bằng cấp.

Để góp phần khắc phục những vấn đề nêu trên, xin có một số kiến nghị sau:

1. Định nghĩa lại (hoặc hiểu cho đúng) về nguồn nhân lực chất lượng cao. Hiện nay còn nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này, nhưng theo chúng tôi, nguồn nhân lực chất lượng cao phải có hai tiêu chí: năng lực và phẩm chất.

Năng lực bao gồm các mặt như: trình độ chuyên môn nghiệp vụ, các kỹ năng tiếp thu và truyền đạt, khả năng tự học hỏi và đào tạo…

Phẩm chất bao gồm: đạo đức tư cách, lòng say mê nghề nghiệp, ý chí vượt khó khăn…

Đây chính là những tiêu chuẩn cơ bản trong lựa chọn cũng như đào tạo nhân lực chất lượng cao.

2. Xem lại mối liên kết trong chu trình: đào tạo; bố trí (tuyển dụng, phân công, thu hút); sử dụng; đãi ngộ. Chỉ cần trục trặc trong một khâu là các khó khăn về đảm bảo nhân lực sẽ xuất hiện. Điển hình, như báo chí nêu, ở Thanh Hóa, cử đào tạo nước ngoài 97 người thì tốt nghiệp xong, 40 người không có nơi tiếp nhận.

3. Đưa tư duy của kinh tế thị trường vào hàng loạt các chính sách về đào tạo, tuyển dụng, bố trí và đãi ngộ với nhân lực chất lượng cao, trong đó đặc biệt công tác dự báo các nhu cầu của xã hội để định hướng cho việc đào tạo, cung ứng nhân lực, phải coi “sức lao động là hàng hóa” trong thu hút, đãi ngộ, tuyển dụng, và phải luôn quan tâm đến quy luật cạnh tranh trong vấn đề cung ứng nhân lực.

4. Và cuối cùng, cũng là quan trọng nhất, phải phát huy lòng yêu nước, vì lợi ích chung của cộng đồng, phát huy truyền thống yêu nước, truyền thống hiếu học, truyền thống cần cù, chăm chỉ… vào mọi suy nghĩ, mọi hành động đẻ đóng góp vào quá trình xây dựng và phát triển đội ngũ lao động chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Xin kính chúc Hội thảo thành công./.

Tác giả: TS. Hoàng Ngọc Tuấn - Phó Chủ tịch thường trực Hội Khoa học phát triển nguồn nhân lực, nhân tài thành phố Hải Phòng

Nguồn tin: Báo cáo tham luận về Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao "Khó khăn và thách thức"

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh ngôn

Nếu người kỹ sư vui mừng nhìn thấy cây cầu mà mình vừa mới xây xong, người nông dân mỉm cười nhìn đồng lúa mình vừa mới trồng, thì người giáo viên vui sướng khi nhìn thấy học sinh đang trưởng thành, lớn lên

Gôlôbôlin

Văn bản

1978/QĐ-BLĐTBXH

Về việc ban hành các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp

12/2019/TT-BLĐTBXH

Hướng dẫn việc chuyển xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp

454/TCGDNN-KĐCL

V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn KĐCL chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng

453/TCGDNN-KĐCL

V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trường trung cấp, trường cao đẳng

452/TCGDNN-KĐCL

V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp

Tìm kiếm

Khảo sát nhanh

Theo bạn để nâng cao chất lượng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần tập trung vào nội dung nào sau đây?

Thành viên

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site

Hỏi - Đáp

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây