Giáo dục nghề nghiệp - Trang 2

Giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên.

Áp dụng cơ chế tài chính linh hoạt để các trường dạy nghề tự chủ toàn diện

Áp dụng cơ chế tài chính linh hoạt để các trường dạy nghề tự chủ toàn diện

 21:13 07/03/2017

Bắt đầu từ năm 2017, Bộ Lao động, Thương binh và Xã Hội (LĐTBXH) sẽ chính thức quản lý nhà nước các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN). Nhiều chính sách mới được ban hành, trong đó, chính sách tài chính linh hoạt sẽ giúp cơ sở GDNN có nguồn kinh phí để thực hiện tự chủ toàn diện.
Khái niệm chung về NGHỀ

Khái niệm chung về NGHỀ

 01:28 19/02/2017

Trong đời sống sản xuất của xã hội, trong việc đào tạo cán bộ kỹ thuật, đào tạo công nhân chúng ta thường nói đến một khái niệm khác. Đó là nghề.
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao "Khó khăn và thách thức"

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao "Khó khăn và thách thức"

 04:30 14/02/2017

Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình phát triển xã hội. Đặc biệt trong thời đại công nghiệp và hậu công nghiệp hiện nay. Nguồn nhân lực chất lượng cao đang giữ vai trò quyết định sự phát triển của loài người.
Phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên thông qua kiểm tra, đánh giá

Phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên thông qua kiểm tra, đánh giá

 04:17 14/02/2017

Để có cơ sở đánh giá, phân loại cán bộ, viên chức hàng năm theo qui định, trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội tổ chức kiểm tra, đánh giá kĩ năng cán bộ, giáo viên. Đây là Kì thi được diễn ra thường niên với sự tham gia của tất cả cán bộ, giáo viên, viên chức, nhân viên và người lao động nhà trường. Lễ khai mạc Kì thi được diễn ra sáng nay (ngày 08/02/2017) tại Hội trường lớn nhà e. Tới dự và chỉ đạo có PGS.TS Cao Văn Sâm - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội), đại diện Vụ Giáo viên và Quản lí cán bộ dạy nghề, Vụ Kĩ năng nghề (Tổng cục Dạy nghề - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội); Tổ chức Language Link Việt Nam; Công ty phần mềm Kế toán Misa.
Một số giải pháp nâng cao năng lực của cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp

Một số giải pháp nâng cao năng lực của cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp

 07:28 09/02/2017

1. Định hướng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp
a) Nghị quyết 29/NQ-TW của Hội nghị Trung ương 8 - Khóa XI đề ra giải pháp phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo, cụ thể là:
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế.
- Cán bộ quản lý giáo dục các cấp phải nhất thiết qua đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý.
- Phát triển hệ thống trường sư phạm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
- Có chế độ ưu đãi đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Việc tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phải trên cơ sở đánh giá năng lực, đạo đức nghề nghiệp và hiệu quả công tác. 
- Khuyến khích đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý nâng cao năng lực và trình độ.
IMG 9250

Bàn về phát triển kỹ năng nghề nghiệp

 21:51 01/02/2017

Khi nói đến đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, phát triển kỹ năng nghề nghiệp người ta thường bị vướng vứu vào nhiều thuật ngữ có liên quan như là kỹ năng, kỹ năng nghề, kỹ năng chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng cứng, kỹ năng mềm .v.v… Do không hiểu đúng nội hàm của những khái niệm đó, nên đã có những quan niệm hoặc tiếp cận sai lệch về những vấn đề xung quanh phát triển nguồn nhân lực. Bài viết dưới đây, trình bày những nghiên cứu về nội hàm của những thuật ngữ này.
Bàn về triết lý của Giáo dục nghề nghiệp

Bàn về triết lý của Giáo dục nghề nghiệp

 21:47 01/02/2017

Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có sứ mệnh đào tạo khoảng 70% nhân lực cho đất nước. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, GDNN đã phát triển mạnh mẽ ở nước ta, tuy nhiên còn nhiều bất cập như: Đào tạo chưa gắn với nhu cầu của thị trường lao động, với việc làm, dẫn đến tình trạng hàng năm có hàng vạn học sinh/sinh viên (HS/SV) tốt nghiệp không tìm được việc làm, trong khi các doanh nghiệp (DoN) cần nhân lực lại không tuyển dụng được lao động; Tổ chức quá trình đào tạo theo chương trình khung cứng nhắc, chưa liên thông giữa các trình độ và đang đào tạo theo niên chế nên chưa tạo thuận lợi cho người lao động có thể cần gì học nấy, học suốt đời.
Một số ý kiến về đổi mới công tác đào tạo trong cơ sở dạy nghề

Một số ý kiến về đổi mới công tác đào tạo trong cơ sở dạy nghề

 01:58 24/01/2017

Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo trong các cơ sở dạy nghề đang là yêu cầu cấp thiết để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quốc gia trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập
Tiếp cận đào tạo giáo viên dạy nghề theo chuẩn năng lực thực hiện

Tiếp cận đào tạo giáo viên dạy nghề theo chuẩn năng lực thực hiện

 20:55 21/01/2017

Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 8- Khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã xác định những biện pháp quan trọng để phát triển đội ngũ nhà giáo: “Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo” và “Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo theo yêu cầu nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp”.
Chuẩn đầu ra giáo dục nghề nghiệp - Khung khái niệm và quy trình xây dựng

Chuẩn đầu ra giáo dục nghề nghiệp - Khung khái niệm và quy trình xây dựng

 20:50 21/01/2017

Chuẩn đầu ra là thuật ngữ quen thuộc đối với giáo dục đại học nhưng dường như còn rất mới đối với giáo dục nghề nghiệp trên bình diện lý luận và thực tiễn đào tạo tại Việt Nam. Bài viết trình bày khung khái niệm, từ đó đề xuất một quy trình xây dựng chuẩn đầu ra GDNN trong bối cảnh của Việt Nam vừa mới ban hành khung trình độ quốc gia và ASEAN đã có Khung Tham chiếu trình độ khu vực.
Biện pháp quản lý Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện sau sáp nhập

Biện pháp quản lý Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện sau sáp nhập

 21:33 16/01/2017

Chủ trương sáp nhập các trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp (Thông tư liên tịch số 39/2015/TTLT/BLĐTBXH-GDĐT-BNV ngày 19 tháng 10 năm 2015 của Liên Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, về việc hướng dẫn sáp nhập Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp công lập cấp huyện thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên) bắt đầu được triển khai từ đầu năm 2015, đây là một xu hướng tất yếu để nâng cao hiệu quả đào tạo, dạy nghề, nhưng, quá trình thực hiện cho thấy nhiều khó khăn nảy sinh...
Chính vì vậy công tác quản lý Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện gặp nhiều khó khăn, để Trung tâm đia vào hoạt động ổn định và phát huy hết chức năng nhiệm vụ cần có biện pháp quản lý hiệu quả.
Dưới đây là một số biện pháp quản lý Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện sau sáp nhập:
Hướng nghiệp là gì?

Hướng nghiệp là gì?

 10:35 15/01/2017

Hướng nghiệp là các hoạt động nhằm hỗ trợ mọi cá nhân chọn lựa và phát triển chuyên môn nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng của cá nhân, đồng thời thỏa mãn nhu cầu nhân lực cho tất cả các lĩnh vực nghề nghiệp (thị trường lao động) ở cấp độ địa phương và quốc gia.
Một số giải pháp nâng cao kỹ năng nghề của nhà giáo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Một số giải pháp nâng cao kỹ năng nghề của nhà giáo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

 07:36 15/01/2017

1. Kỹ năng nghề và một số yếu tố ảnh hưởng để hình thành và phát triển kỹ năng nghề trong đào tạo 
Chọn nghề theo sở thích?

Chọn nghề theo sở thích?

 07:10 15/01/2017

Sở thích (dù là thích đến tột đỉnh) cũng chưa hẳn là sở trường đích thực. Mặt khác, nếu có sở thích mà chỉ nuôi dưỡng nó bằng sự đam mê chứ không bằng sự dày công luyện tập và chí thú học hỏi, thì sớm muộn sở thích đó cũng sẽ bị “giã từ”.
Hoàn thiện chính sách đào tạo bồi dưỡng nhà giáo giảng dạy nghề nghiệp trong bối cảnh hiện nay

Hoàn thiện chính sách đào tạo bồi dưỡng nhà giáo giảng dạy nghề nghiệp trong bối cảnh hiện nay

 03:55 13/01/2017

Xu thế hội nhập đòi hỏi nâng cao năng lực cho nguồn lực lao động, tăng cường sự cạnh tranh trong khu vực và trên trường quốc tế. Để thực hiện điều đó cần phát triển đào tạo nghề, nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề. Trong giai đoạn "cơ cấu dân số vàng" hiện nay, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lao động qua đào tạo nghề có thể tạo nên những bước đột phá trong quá trình phát triển. Trong đó, vai trò của người Giáo viên dạy nghề (theo tên gọi của Luật Dạy nghề), Nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp (theo Luật Giáo dục nghề nghiệp) mang tính quyết định.
Hãy chọn nghề bạn thích, phù hợp sở trường cá nhân và nhu cầu nhân lực xã hội

Hãy chọn nghề bạn thích, phù hợp sở trường cá nhân và nhu cầu nhân lực xã hội

 03:50 13/01/2017

Chọn nghề đó là việc đối chiếu nguyện vọng, sở trường, khuynh hướng, hứng thú và năng lực của mình với yêu cầu của nghề xem có phù hợp hay không. Việc chọn nghề vô cùng hệ trọng nên phải đắn đo suy nghĩ kỹ. Nếu chọn nghề đúng, bạn sẽ cảm thấy vui vẻ, phấn khởi, hăng say lao động nên năng suất lao động tăng, ngược lại nếu chọn nghề sai sẽ làm cho con người buồn phiền, chán nản, năng suất thấp, không yên tâm công tác, muốn đổi nghề, thậm chí bỏ nghề gây thiệt hại lớn cho gia đình và xã hội.
08 chính sách và giải pháp mới để phân luồng và tạo việc làm trong giáo dục nghề nghiệp

08 chính sách và giải pháp mới để phân luồng và tạo việc làm trong giáo dục nghề nghiệp

 03:46 13/01/2017

Năm học 2015-2016 sẽ là năm học đánh dấu mốc lịch sử của giáo dục - đào tạo nước ta, với nhiều đổi mới về thi tốt nghiệp trung học phổ thông; về tuyển sinh đại học; về giáo dục nghề nghiệp.
Giáo dục hướng nghiệp – nhiệm vụ quan trọng triển khai Luật giáo dục nghề nghiệp

Giáo dục hướng nghiệp – nhiệm vụ quan trọng triển khai Luật giáo dục nghề nghiệp

 03:44 13/01/2017

1. Đặt vấn đề:
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức. Tập trung giải quyết vấn đề việc làm và thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tạo bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm tỉ lệ hộ nghèo; cải thiện điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân”. Trong những năm qua, công tác đào tạo nghề ở nước ta phát triển mạnh. Số lượng cơ sở dạy nghề và quy mô đào tạo đã tăng nhanh, đáp ứng nhu cầu nhân lực ngày càng cao của sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo trong lực lượng lao động của đất nước.
Cách mạng công nghiệp

Những tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với giáo dục nghề nghiệp

 02:19 13/01/2017

1. Những tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với GDNN
Bốn trụ cột để phát triển

Bốn trụ cột để phát triển

 21:50 08/01/2017

Không còn giữ được lợi thế về nguồn nhân lực giá rẻ, thị trường lao động Việt Nam sẽ phải làm gì để có thể thích ứng và tận dụng được cơ hội tạo ra từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0)? Chúng tôi đã có cuộc trao đổi ý kiến với TS Phan Chính Thức, Phó Chủ tịch Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội Việt Nam, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề quanh vấn đề này.

Danh ngôn

Mục tiêu của giáo dục không phải là dạy cách kiếm sống hay cung cấp công cụ để đạt được sự giàu có, mà đó phải là con đường dẫn lối tâm hồn con người vươn đến cái Chân và thực hành cái Thiện

Vijaya Lakshmi Pandit

Văn bản

1978/QĐ-BLĐTBXH

Về việc ban hành các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp

12/2019/TT-BLĐTBXH

Hướng dẫn việc chuyển xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp

454/TCGDNN-KĐCL

V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn KĐCL chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng

453/TCGDNN-KĐCL

V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trường trung cấp, trường cao đẳng

452/TCGDNN-KĐCL

V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp

Tìm kiếm

Khảo sát nhanh

Bạn biết gì về GDNN.EDU.VN

Thành viên

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site

Hỏi - Đáp

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây