Học Harvard về tuyển sinh
Quan niệm chỉ có trường nào không có người đăng kí học thì mới phải làm công tác tuyển sinh nay cần xem xét lại. Nhìn ra thế giới, danh tiếng đình đám như Đại học Harvard mà luôn coi công tác tuyển sinh chính là yếu tố giữ được chất lượng giáo dục suốt hàng trăm năm.
Sinh viên trường Cao đẳng Nghề Cơ điện Hà Nội đang trình diễn, giới thiệu ngành học tại Ngày hội tuyển sinh và Việc làm ở Hải Dương
Harvard tuyển sinh thế nào?
Đại học Harvard là niềm mơ ước của bất cứ người học nào. Để có và giữ được uy tín ấy, mùa xuân hàng năm, Harvard bắt đầu gửi thư cho hơn 70.000 sinh viên có điểm số xuất sắc, gợi ý họ nộp đơn vào học. Danh sách này phải mua từ College Board - nhà tổ chức cuộc thi SAT và ACT Inc chuyên tuyển chọn vào đại học phổ biến ở miền Trung Tây. 70% lượng sinh viên vào Harvard tuyển từ nguồn này.
Ban tuyển sinh thì đi khắp 140 thành phố trên nước Mỹ để tìm kiếm nhân tài. Thậm chí, họ còn ghé cả Châu Mỹ Latinh, Châu Âu, Châu Phi và miền viễn Tây. Khoảng 10% số sinh viên được chọn đến từ các nước khác.
Giảng viên và giáo sư của các khoa luôn để mắt đến những thí sinh đoạt giải ở các kì thi tuyển. Lực lượng tình nguyện viên có nhiệm vụ phát hiện và lôi kéo các nhân tố xuất sắc, đồng thời cũng tham gia phỏng vấn toàn bộ thí sinh tham gia dự tuyển.
Hàng ngàn đơn dự tuyển sẽ được sàng lọc bởi các giáo sư, mỗi đơn phải qua xét duyệt của 6 thành viên ban dự tuyển. Từng đơn dự tuyển sẽ được thảo luận như một phiên tòa. Quá trình này sẽ lặp lại liên tục qua các cuộc họp cho tới khi số đơn dự tuyển giảm xuống bằng chỉ tiêu cần tuyển.
Bước tiếp theo, họ dốc toàn lực để thuyết phục số sinh viên đạt yêu cầu chọn Harvard là điểm dừng chân. Các giáo sư, cựu sinh viên và sinh viên của trường… đều được huy động cho việc kêu gọi các tân sinh viên. Kế hoạch tuyển sinh của trường Harvard luôn thành công rực rỡ với 80% sinh viên đồng ý nhập học.
Tuyển sinh - Trường quảng bá, người học tìm hiểu
Tự Phúc đã tham gia vào một hội nghị khách hàng của trường Đại học RMIT. Trước khi tới đây, mẹ cậu đã phải thuyết phục cậu tham gia hội nghị này. Bản thân Phúc muốn học ngành Truyền thông đa phương tiện, nhưng vẫn băn khoăn bởi chưa thực sự hiểu rõ lắm. Ở Việt Nam, chuyên ngành này rất mới.
Giáo dục đại học, cao đẳng, nghề thực sự là một thị trường, nơi mà người tiêu dùng cũng như các nhà tuyển dụng biết khá rõ về chất lượng giáo dục
Sau khi tham gia hội nghị, được nghe giới thiệu cụ thể về ngành học, được trực tiếp nói chuyện với các sinh viên đang học ngành này ở tại đây, Phúc thực sự không còn băn khoăn gì với quyết định của mình. Mặc dù, sau này cậu không học tại trường RMIT, nhưng chính qua hội nghị này mà cậu mới tìm hiểu và tư vấn kỹ hơn về lĩnh vực mình lựa chọn.
Có thể nói, đến mùa tuyển sinh thì không ít các trường đại học, cao đẳng nổi tiếng trên thế giới cũng tới Việt Nam để thực hiện các cuộc hội nghị khách hàng và làm công tác tuyển sinh. Các hội nghị như vậy không chỉ là cơ hội để các trường giới thiệu về bản thân mà còn để người học tìm hiểm kỹ hơn về ngành học. Vậy mà, có thể nói là rất hiếm các trường đại học, cao đẳng, trường nghề ở Việt Nam thực hiện việc này.
Năm 2014, Tổng cục Dạy nghề đã phối hợp Sở LĐTBXH tỉnh Hải Dương tổ chức Ngày hội tuyển sinh học nghề và việc làm, đây là một sự cố gắng cũng như đổi mới về tư duy trong vấn đề tuyển sinh. PGS. TS Cao Văn Sâm từng nói trong một hội nghị với các trường nghề: “Đừng bao giờ rơi vào trạng thái “tự ti” mà cho rằng “đang khó” nên mới phải đi tuyển sinh. Phải thay đổi một cách căn bản. Không phải là khi không tuyển sinh được thì mới nghĩ đến việc tuyển sinh. Mà nó phải là máu thịt, là hoạt động thường xuyên của bất kì trường nào trên thế giới chứ không phải chỉ có các trường dạy nghề ở Việt Nam. Đến trường Harvard, các giáo sư khi sang Việt Nam hay bất cứ nước nào thì việc đầu tiên là tuyển sinh. Nên tuyển sinh phải được chuyển hóa, thay đổi một cách căn bản về nhận thức. Đó là việc làm thường xuyên, liên tục và đòi hỏi cán bộ công nhân viên chức của nhà trường từ bảo vệ cho tới hiệu trưởng đều thấm nhuần việc tuyển sinh. Cho nên phải có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm tuyển sinh và tổ chức các hội nghị khách hàng trong các đợt tuyển sinh; có cơ chế khuyến khích trong việc tuyển sinh và không nên cho rằng khi khó thì chúng ta mới đi tuyển sinh”.
Không thể chờ “hữu xạ tự nhiên hương”
“Người ta chỉ làm công tác tuyển sinh khi không có đủ sinh viên”, quan niệm này cần phải xem xét lại. Suy nghĩ ấy khiến chúng ta nghĩ rằng tuyển sinh là việc cuối cùng phải làm và chỉ quan trọng khi trường không có đủ sinh viên, người học. Sai lầm này có lẽ bắt nguồn từ cơ chế bao cấp, xin cho khi trước đây; việc phân bổ học sinh, sinh viên là của nhà nước, các trường chỉ có trách nhiệm đào tạo.
Tuy nhiên, với cơ chế thị trường hiện nay, khi giáo dục cũng nên trở thành một sản phẩm, có sự cạnh tranh về chất lượng thì việc tuyển sinh là đương nhiên và phải thường xuyên, liên tục.
Chúng ta có thể thấy rằng, các trường nước ngoài thường xuyên có những buổi hội nghị khách hàng, giới thiệu và mục đích chính cũng để tuyển sinh. Họ làm vậy không phải vì không có học sinh mới tới Việt Nam để tuyển sinh, bởi đó là một trong những công việc đương nhiên và cần phải làm. Đặc biệt, trong lĩnh vực nghệ thuật, các giáo sư hàng đầu thế giới thường đi tới các nước thông qua các chương trình giảng dạy và tuyển mộ những sinh viên tài năng. Thực tế, họ đang tuyển sinh theo kiểu “hớt vàng” để tìm kiếm tài năng trên khắp thế giới, tạo danh tiếng cho chính họ và ngôi trường của mình.
Các trường đại học, cao đẳng, trường nghề đã đến lúc cần phải thay đổi suy nghĩ, nhận thức và tư duy, coi việc tuyển sinh là cần thiết và thường xuyên, liên tục để tìm kiếm sinh viên, người học. Không có gì xấu hổ khi làm công tác tuyển sinh, mà chính việc này lại thể hiện sự chuyên nghiệp của nhà trường, cho thấy khả năng cập nhật với thị trường.
Trong một cuộc đàm thoại trên truyền hình, TS Trần Ngọc Anh - giảng viên trường Đại học Indianna (Mỹ) cho rằng, giáo dục đại học thực sự là một thị trường, nơi mà người tiêu dùng cũng như các nhà tuyển dụng biết khá rõ về chất lượng giáo dục. Tất nhiên, giáo dục tại Việt Nam nói chung, và các bậc trên phổ thông nói riêng chưa hoạt động theo quy luật của thị trường, nhưng trong tương lai, điều này có lẽ sẽ phải diễn ra như vậy.
Và xét trên cơ chế thị trường thì việc quảng bá sản phẩm, giới thiệu sản phẩm và tìm người mua sản phẩm là chuyện đương nhiên. Thậm chí, sản phẩm dù có tốt đến mấy mà khâu quảng bá không tốt thì cũng không khách hàng nào biết tới, khó mà tồn tại được trong thị trường cạnh tranh khốc liệt.
Nguồn tin: Tạp chí Gia đình và Trẻ em
Những tin mới hơn
Tin xem nhiều
- MẪU CÂU HỎI THI THEO MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
- THIẾT KẾ MỘT GIỜ DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Quản lý là gì? Sự thống nhất hoàn hảo giữa lí luận và thực tiễn
- Dạy học theo dự án - Phương pháp giáo dục nghề nghiệp hiệu quả
- Thiết kế nội dung bài dạy theo mẫu giáo án tích hợp trong giáo dục nghề nghiệp
Danh ngôn
Người thầy trung bình chỉ biết nói, người thầy giỏi biết giải thích, người thầy xuất chúng biết minh họa, người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng
William A. Warrd
Văn bản
Tìm kiếm
Khảo sát nhanh
Thành viên
Đăng ký thành viên
Hỏi - Đáp
-
Giáo trình giảng dạy...
04:15 30/10/2024 - Mai Thị Thúy -
Chế độ giờ giảng
22:03 29/11/2021 - Vu Khoi Khoi -
trưởng, phó phòng tài...
20:26 22/02/2021 - vlog Thiên Khôi -
Thắc mắc về hồ sơ lưu...
08:49 03/02/2021 - hai dinh -
Hướng dẫn thành lập...
02:23 02/12/2020 - Lê Trung