Ưu tiên dạy nghề, tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số để giảm nghèo
Theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, cần nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, để đẩy nhanh hiệu quả công tác giảm nghèo và đào tạo nguồn nhân lực (dạy nghề, tạo việc làm…) cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Đồng bào dân tộc thiểu số cần được ưu tiên hỗ trợ các chính sách dạy nghề, tạo việc làm để giảm nghèo bền vững
Thực hiện chính sách dân tộc trong công tác đào tạo nguồn nhân lực và giảm nghèo
Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, huy động cao nhất các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững, nâng cao mức sống của đồng bào vùng dân tộc và miền núi, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, thể chế hóa những quan điểm ưu tiên thành cơ chế, chính sách cụ thể; Xây dựng cơ chế điều phối, phối hợp hiệu quả giữa Ủy ban Dân tộc với các Bộ, ngành, địa phương trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc; Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện chính sách dân tộc.
Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chính sách, chương trình, dự án ở vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2011- 2015; Ưu tiên đảm bảo nguồn lực (dạy nghề, tạo việc làm, giảm nghèo…) để thực hiện các chính sách dân tộc; chủ động huy động, lồng ghép các nguồn lực để thực hiện các chính sách, chương trình, dự án trên địa bàn, nhất là vùng đặc biệt khó khăn.
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải tập trung rà soát, đánh giá kết quả thực hiện các chính sách dân tộc đến năm 2015; Đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, chương trình, dự án phù hợp tình hình thực tế và khả năng cân đối nguồn lực, bảo đảm tính khả thi, tránh chồng chéo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc, miền núi theo hướng phát triển nhanh, bền vững; Xây dựng các đề án, chính sách theo các mục tiêu cơ bản, dài hạn, ổn định và giảm đầu mối quản lý; Tập trung ưu tiên các lĩnh vực: Phát triển cơ sở hạ tầng, giáo dục, đào tạo nghề và phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao khoa học công nghệ, hỗ trợ tín dụng, phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp, khuyến khích thu hút đầu tư vào vùng dân tộc thiểu số và miền núi; Hạn chế dần các chính sách hỗ trợ cho không, chuyển mạnh sang cơ chế ưu đãi, hỗ trợ các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất và đời sống, khuyến khích đồng bào vươn lên xóa đói giảm nghèo.
Việc triển khai các chính sách, dự án đầu tư vào vùng dân tộc và miền núi giai đoạn tới cần phân kỳ đầu tư và thực hiện theo hướng đầu tư trung hạn, phân công cụ thể, rõ ràng trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương. Đổi mới phương thức tổ chức thực hiện chính sách thông qua kết nối các chính sách hiện hành trong một dự án, mô hình phù hợp với từng vùng, miền, phạm vi quy mô thôn, bản, nhóm hộ, bảo đảm thiết thực và hiệu quả.
Dạy nghề, giảm nghèo ưu tiên cho vùng dân tộc miền núi
Trong số hơn 10 triệu người nghèo nhất cả nước hiện nay, hầu hết là cư dân nông thôn miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số. Vì vậy, dạy nghề, tạo việc làm nhằm xóa đói, giảm nghèo vẫn phải được tiếp tục thực hiện đồng thời cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Và dạy nghề, tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số, sẽ góp phần giảm nghèo bền vững. Nhưng cần bảo đảm sự thống nhất và có lồng ghép giảm nghèo với dạy nghề, tạo việc làm; Những chính sách đang phát huy hiệu quả cần được tiếp tục đẩy mạnh thực hiện.
Theo Bộ LĐTBXH, trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, công tác giảm nghèo đã huy động sức mạnh, sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; tạo nguồn lực to lớn cùng với nguồn lực của Nhà nước thực hiện hiệu quả chương trình, chính sách giảm nghèo. Đồng thời, các chính sách dạy nghề, giảm nghèo thường xuyên đối với người nghèo, hộ nghèo, chính sách đối với hộ cận nghèo bước đầu được hình thành, tạo điều kiện để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững; nguồn lực đầu tư Nhà nước về dạy nghề, tạo việc làm và giảm nghèo đã được ưu tiên cho các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi.
Việc xây dựng, ban hành chính sách hỗ trợ mới cần theo hướng mở rộng đối tượng là hộ mới thoát nghèo và hộ cận nghèo nhằm hạn chế tái nghèo, góp phần giảm nghèo bền vững. Đồng thời, chính sách hỗ trợ giảm nghèo phải đặc biệt quan tâm đến dạy nghề, tạo việc làm gắn với hỗ trợ sản xuất, phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Có thể thấy, hỗ trợ người nghèo học nghề, tạo việc làm là một trong những chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, nhằm tạo nền tảng để xóa nghèo bền vững.
Nguồn tin: Molisa.gov.vn
Tags: đào tạo nghề, dân tộc thiểu số
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tin xem nhiều
- MẪU CÂU HỎI THI THEO MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
- THIẾT KẾ MỘT GIỜ DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Quản lý là gì? Sự thống nhất hoàn hảo giữa lí luận và thực tiễn
- Dạy học theo dự án - Phương pháp giáo dục nghề nghiệp hiệu quả
- Thiết kế nội dung bài dạy theo mẫu giáo án tích hợp trong giáo dục nghề nghiệp
Danh ngôn
Logic sẽ đưa bạn từ điểm A tới điểm Z còn trí tưởng tượng sẽ đưa bạn tất bất kì đâu
Albert Einstein
Văn bản
Tìm kiếm
Khảo sát nhanh
Thành viên
Đăng ký thành viên
Hỏi - Đáp
-
Giáo trình giảng dạy...
04:15 30/10/2024 - Mai Thị Thúy -
Chế độ giờ giảng
22:03 29/11/2021 - Vu Khoi Khoi -
trưởng, phó phòng tài...
20:26 22/02/2021 - vlog Thiên Khôi -
Thắc mắc về hồ sơ lưu...
08:49 03/02/2021 - hai dinh -
Hướng dẫn thành lập...
02:23 02/12/2020 - Lê Trung