Nâng cao chất lượng giáo viên dạy nghề - Yêu cầu cấp bách
Chất lượng nguồn nhân lực là khâu đột phá để thực hiện chiến lược kinh tế xã hội giai đoạn 2011 - 2020. Vì vậy, phát triển, nâng cao chất lượng giáo viên dạy nghề đang là một yêu cầu cấp bách nhằm góp phần tích cực nâng cao chất lượng nguồn lực và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong xu thế hội nhập hiện nay.
Hợp tác quốc tế
Ngày 29/5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011 - 2020, nhằm cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế xã hội và Chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020. Trong đó xác định giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên, giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề là một trong hai giải pháp đột phá để đổi mới và phát triển dạy nghề.
Giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy nghề
Triển khai nhiệm vụ chiến lược này, Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐ-TB&XH) đã đẩy mạnh các chương trình hợp tác với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên theo chương trình của các nước tiên tiến trong khu vực và quốc tế, cụ thể như: Hợp tác Việt Đức về đào tạo nghề, GIZ phối hợp với Tổng cục Dạy nghề và các cơ sở dạy nghề đối tác thực hiện các khóa đào tạo nghề nâng cao, đào tạo về sư phạm tiếp cận với trình độ quốc tế; phối hợp với tổ chức lao động quốc tế ILO tổ chức bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ sư phạm theo chương trình của City&Guilds của Anh quốc; phối hợp với Vương quốc Bỉ (dự án APEFE) tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên về phương pháp tiếp cận theo năng lực thực hiện; thí điểm tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm dạy nghề cho một số nghề theo chương trình của Malaysia;…
Năm 2013-2014, Tổng cục Dạy nghề chủ trì triển khai tổ chức 12 khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm theo chương trình của Úc cho 191 giáo viên dạy 12 nghề trọng điểm thuộc các trường nghề chất lượng cao, tổ chức 08 khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề theo chương trình của Malaysia cho 103 giáo viên. Kết thúc các khóa đào tạo, 191 giáo viên được cử đi đào tạo, bồi dưỡng tại Úc đạt Chứng chỉ kỹ năng nghề trình độ cao đẳng, cao đẳng nâng cao và chứng chỉ IV nghiệp vụ sư phạm của Úc, đủ năng lực giảng dạy các chương trình chuyển giao trình độ cao đẳng của Úc; 103 giáo viên hoàn thành các khóa đào tạo, bồi dưỡng tại Malaysia đạt Chứng chỉ kỹ năng nghề bậc III và bậc IV của Malaysia, đủ năng lực để giảng dạy các chương trình chuyển giao trình độ cao đẳng của Malaysia, phối hợp với Hội đồng Anh Việt Nam, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tiếng Anh cho 280 giáo viên giảng dạy các nghề trọng điểm cấp độ khu vực và quốc tế.
Số lượng còn nhỏ
Với những kết quả đạt được như trên, có thể thấy trình độ giáo viên dạy nghề của Việt Nam đã từng bước được nâng cao, một số giáo viên dạy các nghề trọng điểm đã tiếp cận được trình độ quốc tế, khu vực ASEAN. Tuy nhiên, đây mới chỉ là số lượng nhỏ giáo viên dạy các nghề trọng điểm được đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu so với mục tiêu của chiến lược đề ra.
Theo các chuyên gia ngành lao động, để từng bước có được đội ngũ giáo viên dạy nghề đáp ứng đủ cả số lượng và chất lượng, hiện vẫn cần huy động thêm nhiều nguồn lực vào công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề. Đẩy mạnh chuyển giao các chương trình, tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy nghề; tiếp tục tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên ở nước ngoài, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên hạt nhân; xây dựng lộ trình thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ở trong nước nhưng theo tiêu chuẩn nước ngoài; tổ chức nhân rộng chương trình đào tạo, bồi dưỡng được chuyển giao tại Việt Nam để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
Ngày 29/5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011 - 2020, nhằm cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế xã hội và Chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020. Trong đó xác định giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên, giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề là một trong hai giải pháp đột phá để đổi mới và phát triển dạy nghề.
Giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy nghề
Triển khai nhiệm vụ chiến lược này, Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐ-TB&XH) đã đẩy mạnh các chương trình hợp tác với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên theo chương trình của các nước tiên tiến trong khu vực và quốc tế, cụ thể như: Hợp tác Việt Đức về đào tạo nghề, GIZ phối hợp với Tổng cục Dạy nghề và các cơ sở dạy nghề đối tác thực hiện các khóa đào tạo nghề nâng cao, đào tạo về sư phạm tiếp cận với trình độ quốc tế; phối hợp với tổ chức lao động quốc tế ILO tổ chức bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ sư phạm theo chương trình của City&Guilds của Anh quốc; phối hợp với Vương quốc Bỉ (dự án APEFE) tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên về phương pháp tiếp cận theo năng lực thực hiện; thí điểm tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm dạy nghề cho một số nghề theo chương trình của Malaysia;…
Năm 2013-2014, Tổng cục Dạy nghề chủ trì triển khai tổ chức 12 khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm theo chương trình của Úc cho 191 giáo viên dạy 12 nghề trọng điểm thuộc các trường nghề chất lượng cao, tổ chức 08 khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề theo chương trình của Malaysia cho 103 giáo viên. Kết thúc các khóa đào tạo, 191 giáo viên được cử đi đào tạo, bồi dưỡng tại Úc đạt Chứng chỉ kỹ năng nghề trình độ cao đẳng, cao đẳng nâng cao và chứng chỉ IV nghiệp vụ sư phạm của Úc, đủ năng lực giảng dạy các chương trình chuyển giao trình độ cao đẳng của Úc; 103 giáo viên hoàn thành các khóa đào tạo, bồi dưỡng tại Malaysia đạt Chứng chỉ kỹ năng nghề bậc III và bậc IV của Malaysia, đủ năng lực để giảng dạy các chương trình chuyển giao trình độ cao đẳng của Malaysia, phối hợp với Hội đồng Anh Việt Nam, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tiếng Anh cho 280 giáo viên giảng dạy các nghề trọng điểm cấp độ khu vực và quốc tế.
Số lượng còn nhỏ
Với những kết quả đạt được như trên, có thể thấy trình độ giáo viên dạy nghề của Việt Nam đã từng bước được nâng cao, một số giáo viên dạy các nghề trọng điểm đã tiếp cận được trình độ quốc tế, khu vực ASEAN. Tuy nhiên, đây mới chỉ là số lượng nhỏ giáo viên dạy các nghề trọng điểm được đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu so với mục tiêu của chiến lược đề ra.
Theo các chuyên gia ngành lao động, để từng bước có được đội ngũ giáo viên dạy nghề đáp ứng đủ cả số lượng và chất lượng, hiện vẫn cần huy động thêm nhiều nguồn lực vào công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề. Đẩy mạnh chuyển giao các chương trình, tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy nghề; tiếp tục tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên ở nước ngoài, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên hạt nhân; xây dựng lộ trình thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ở trong nước nhưng theo tiêu chuẩn nước ngoài; tổ chức nhân rộng chương trình đào tạo, bồi dưỡng được chuyển giao tại Việt Nam để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
Nguồn tin: Anh Quang - Báo Giáo dục & Thời đại
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tin xem nhiều
- MẪU CÂU HỎI THI THEO MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
- THIẾT KẾ MỘT GIỜ DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Quản lý là gì? Sự thống nhất hoàn hảo giữa lí luận và thực tiễn
- Dạy học theo dự án - Phương pháp giáo dục nghề nghiệp hiệu quả
- Thiết kế nội dung bài dạy theo mẫu giáo án tích hợp trong giáo dục nghề nghiệp
Danh ngôn
Sự gương mẫu của người thầy giáo là tia sáng mặt trời thuận lợi nhất đối với sự phát triển tâm hồn non trẻ mà không có gì thay thế được
Usinxki
Văn bản
Tìm kiếm
Khảo sát nhanh
Thành viên
Đăng ký thành viên
Hỏi - Đáp
-
Giáo trình giảng dạy...
04:15 30/10/2024 - Mai Thị Thúy -
Chế độ giờ giảng
22:03 29/11/2021 - Vu Khoi Khoi -
trưởng, phó phòng tài...
20:26 22/02/2021 - vlog Thiên Khôi -
Thắc mắc về hồ sơ lưu...
08:49 03/02/2021 - hai dinh -
Hướng dẫn thành lập...
02:23 02/12/2020 - Lê Trung