Vai trò của nhà giáo trong sự nghiệp đổi mới giáo dục nghề nghiệp

Thứ sáu - 13/01/2017 03:42
Nghề nhà giáo là nghề đặc biệt "Dưới ánh sáng mặt trời không có nghề nào vinh quang bằng nghề dạy học", ở bất kỳ một chế độ xã hội nào, nhà giáo cũng được xã hội trân trọng và tin cậy. Vị thế của nhà giáo được tôn vinh xứng đáng; bởi lẽ "Nhà giáo là một hình mẫu về đạo lý, về trí tuệ, về nhân cách mà cả xã hội gửi gắm niềm tin". Nhà giáo là người chuyển tải văn minh nhân loại cho các thế hệ học trò. Nhà giáo ngày xưa dạy học trò biết "Lễ" sau đó biết "Văn". Nhà giáo ngày nay cũng vậy “dạy người, dạy chữ, dạy nghề”. "Sản phẩm lao động của nhà giáo không chỉ là sản phẩm cụ thể mà là cả một tài sản vô giá về đạo lý, nhân cách và trí tuệ của học trò".
Vai trò của nhà giáo trong sự nghiệp đổi mới giáo dục nghề nghiệp
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nhà giáo nói chung và nhà giáo giáo dục nghề nghiệp nói riêng luôn phát huy được vai trò lịch sử của mình trong việc đào tạo đội ngũ tri thức, nguồn nhân lực đạt về chất lượng, đủ số lượng, phù hợp với cơ cấu ngành nghề và đáp ứng đòi hỏi mới do chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.
Qua quá trình đổi mới và tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đất nước ta đã có những chuyển biến tích cực về kinh tế, chính trị, xã hội. Cùng với sự phát triển, đi lên của đất nước, giáo dục nghề nghiệp sang một trang mới, lớn mạnh lên, đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp đã tỏ rõ bản lĩnh vững vàng về chính trị, ý thức được vai trò sứ mệnh lịch sử của mình là góp phần đào tạo cho đất nước nguồn nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế.... Để hoàn thành sứ mệnh của mình đội ngũ nhà giáo của chúng ta đã phải vượt qua mọi khó khăn, trở ngại, làm việc tận tuỵ, để truyền thụ tri thức cho người học, những kiến thức chung, hiểu biết về pháp luật, kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự... truyền thụ kiến thức văn hoá, kỹ thuật cơ sở như hình hoạ, vẽ kỹ thuật... và chuyên môn nghề nghiệp như lý thuyết nghề, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp cho người học. Đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp còn dày công giáo dục phẩm chất đạo đức, thái độ và hành vi cho người học, giúp họ trở thành người có nhân cách, biết đối nhân, xử thế, biết sống và làm việc theo luật pháp, biết làm giàu chính đáng cho bản thân và cộng đồng bằng năng lực nghề nghiệp của mình. Không những thế đội ngũ nhà giáo của chúng ta còn dốc sức mình tạo cho người học tiềm năng tiếp tục phát triển, trang bị cho họ những tri thức vào đời ngay trên ghế nhà trường. Vì thế người học sau khi học xong dễ dàng thích nghi với sự thay đổi của đời sống xã hội...
Thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết số 76/NQ-CP năm 2016 của Chính phủ, giáo dục nghề nghiệp cần tiếp tục đổi mới theo hướng chú trọng đào tạo nhân lực có kỹ năng, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn, trọng tâm là mô hình nông thôn mới, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Để thực hiện có hiệu quả chúng ta phải triển khai đồng bộ hệ thống các giải pháp, trong đó coi xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp đạt chuẩn về trình độ, kỹ năng, sử dụng nhuần nhuyễn các phương pháp giảng dạy, đặc biệt giảng dạy theo năng lực thực hiện, có khả năng dạy được cả lý thuyết và thực hành; một số nhà giáo có trình độ, năng lực thích ứng với trình độ, năng lực của nhà giáo dạy một số ngành, nghề của các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới để đào tạo theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề của các nước hợp tác, công nhận lẫn nhau, giúp cho người học tăng cường khả năng hội nhập.
Trong bối cảnh hội nhập và đổi mới giáo dục nghề nghiệp, vai trò của nhà giáo lại càng được khẳng định, nâng cao hơn. Xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp được coi là khâu đột phá nâng cao chất lượng đào tạo. Do đó, bằng nhiều biện pháp khác nhau để tiếp tục xây dựng đội ngũ nhà giáo vững mạnh, trong sạch, có chất lượng cao, bảo đảm nhà giáo là lực lượng quyết định tới chất lượng đào tạo giáo dục nghề nghiệp ở nước ta./.  

Tác giả: PGS.TS Cao Văn Sâm

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh ngôn

Sự gương mẫu của người thầy giáo là tia sáng mặt trời thuận lợi nhất đối với sự phát triển tâm hồn non trẻ mà không có gì thay thế được

Usinxki

Văn bản

1978/QĐ-BLĐTBXH

Về việc ban hành các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp

12/2019/TT-BLĐTBXH

Hướng dẫn việc chuyển xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp

454/TCGDNN-KĐCL

V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn KĐCL chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng

453/TCGDNN-KĐCL

V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trường trung cấp, trường cao đẳng

452/TCGDNN-KĐCL

V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp

Tìm kiếm

Khảo sát nhanh

Theo bạn để nâng cao chất lượng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần tập trung vào nội dung nào sau đây?

Thành viên

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site

Hỏi - Đáp

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây