Bản mô tả nghề là gì? Bản họa đồ nghề là gì?

Chủ nhật - 15/01/2017 10:27
Công cụ rất cần thiết cho công tác tư vấn hướng nghiệp là nắm được bản mô tả nghề, hay còn gọi là bản họa đồ nghề. Về thực chất, đó là bản mô tả nội dung, tính chất, phương pháp, đặc điểm tâm sinh lý cần phải có, những điều cần tránh khi lao động trong nghề.
Bản mô tả nghề là gì? Bản họa đồ nghề là gì?

Được giải thích cặn kẽ về nghề, người chọn nghề sẽ có những định hướng cần thiết cho việc lựa chọn nghề của mình.

Bản mô tả nghề thường có các mục sau đây.
a.     Tên nghề và những chuyên môn thường gặp trong nghề. Cùng với việc trình bày này, người ta còn giới thiệu qua lịch sử phát triển của nghề.

b.     Nội dung và tính chất lao động của nghề. Ở mục này bản mô tả nghề thường miêu tả việc tổ chức lao động, những sản phẩm làm ra, những phương pháp lao động, những phương  tiện kỹ thuật dùng trong sản xuất, những phần việc lao động chân tay và lao động trí óc nơi sản xuất…

c.     Những điều kiện cần thiết để tham gia lao động trong nghề.
- Có văn bằng tốt nghiệp THCS trước khi học nghề. Những môn học nghề đòi hỏi trình độ khá trở lên;
- Những trình độ đào tạo khác nhau trong nghề;
- Những kỹ năng, kỹ xảo học tập và lao động phải có ngay những ngày đầu tham gia lao động nghề nghiệp. Những kỹ năng kỹ xảo sử dụng công cụ lao động hàng ngày.

d. Những chống chỉ định y học: những đặc điểm tâm lý và sinh lý không đảm bảo cho việc học nghề và hành nghề. Những bệnh, tật mà nghề không chấp nhận.

e. Những điều kiện bảo đảm cho người người lao động làm việc trong nghề.
- Tiền lương tối thiểu và thang lương trong nghề.
- Chế độ bồi dưỡng độc hại, làm ca kíp, làm việc ngoài giờ
- Chế độ bôi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao tay nghề. Sự tiến bộ trong nghề nghiệp;
- Những phúc lợi mà người lao động được hưởng

g. Những nơi có thể theo học nghề:
- Những trường đào tạo công nhân cho nghề
- Những trường trung học chuyên nghiệp thuộc lĩnh vực nghề
- Những trường đại học có đào tạo kỹ sư, cử nhân… cho nghề
(Ghi rõ địa điểm trường, các khoa đào tạo của trường, thời gian đào tạo trong trường, những chế độ học tập, học bổng và học phí)

h. Những nơi có thể làm việc sau khi học nghề: Tên một số cơ quan xí nghiệp, doanh nghiệp; địa chỉ của các cơ sở đó.
hiện nay, ở nước ta chưa có cơ quan chuyên nghiên cứu và xuất bản các họa đồ nghề. Do vậy, khi tiến hành hướng nghiệp, nhất là khi tư vấn chọn nghề, các cơ sở đào tạo phải tự xây dựng những họa đồ nghề với sự trợ giúp của cá cơ quan chuyên môn, các thầy thuốc, thầy giáo dạy nghề…

Nguồn tin: Sách giáo viên Giáo dục hướng nghiệp 9, Chủ biên Phạm Tất Dong, nhà xuất bản Giáo dục, năm 2005, trang số 30, 31

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu

Danh ngôn

Phải tôn kính thầy dạy mình, bởi lẽ nếu cha mẹ cho ta sự sống thì chính các thầy giáo cho ta phương cách sống đàng hoàng tử tế

Philoxêne De Cythêrê

Văn bản

1978/QĐ-BLĐTBXH

Về việc ban hành các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp

12/2019/TT-BLĐTBXH

Hướng dẫn việc chuyển xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp

454/TCGDNN-KĐCL

V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn KĐCL chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng

453/TCGDNN-KĐCL

V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trường trung cấp, trường cao đẳng

452/TCGDNN-KĐCL

V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp

Tìm kiếm

Khảo sát nhanh

Theo bạn để nâng cao chất lượng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần tập trung vào nội dung nào sau đây?

Thành viên

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site

Hỏi - Đáp

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây