Những câu hỏi đặt ra khi chọn nghề (Các bước chọn ngành nghề)

Chủ nhật - 15/01/2017 07:16
Để chọn nghề nghiệp phù hợp, bạn cần phải trả lời và thực hiện theo các bước phía dưới, mỗi bước phải trả lời các câu hỏi theo hướng dẫn.
Những câu hỏi đặt ra khi chọn nghề (Các bước chọn ngành nghề)

1. "Tôi biết nghề gì?": Liệt kê các ngành nghề bạn đã biết, đồng thời mô tả các đặc điểm đặc trưng của ngành nghề đó. Nếu biết quá ít ngành nghề, bạn cần phải bổ sung thêm thông tin. 

Ví dụ: 
ngành a
ngành b
ngành c
ngành d

Muốn chọn nghề, xác định nghề nghiệp và xác định sở thích thì trước hết phải nắm được nghề đó là nghề gì, nghề đó như thế nào. Càng biết được nhiều nghề, cơ hội chọn lựa càng nhiều, và theo đó sở thích cũng được rõ ràng hơn.


2. "Tôi phù hợp với những nghề nào?": học sinh tự đánh giá năng lực cá nhân, so sánh với các điều kiện cần thiết để theo đuổi nghề trong bản mô tả nghề , so sánh với yêu cần năng lực cần thiết để theo đuổi nghề, bạn gạch bỏ đi những ngành không phù hợp trong danh sách. 

Ví dụ thực hiện: 
ngành a
ngành b (ngành này không phù hợp với năng lực của tôi)
ngành c (ngành này không phù hợp với năng lực của tôi)
ngành d


Việc đánh giá năng lực cá nhân để chọn nghề phù hợp là tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân trong quá trình theo đuổi nghề nghiệp.

3. "Tôi thích những nghề gì trong những nghề tôi đã biết?": trong danh sách các nghề bạn đã biết, gạch chân những ngành mà bạn thích, bạn có thể chọn cả các ngành không phù hợp với năng lực của bạn (những ngành đã bị gạch bỏ ở câu 2).

Ví dụ thực hiện: 
ngành a
ngành b (tôi thích nghề này)
ngành c 
ngành d (tôi thích nghề này) 

4. "Tôi nên chọn theo nghề gì?": trong ba câu hỏi ở trên bạn đã có danh sách với các ngành bạn biết, với những ngành bạn thích, và cả những ngành không phù hợp với bạn. Đến đây bạn cần lọc ra thành các nhóm với thứ tự ưu tiên như sau:

Nhóm 1: là những ngành mà bạn thích, và bạn có năng lực  theo đuổi (những ngành có 1 dấu gạch dưới chân, trong ví dụ trên là ngành d ).

Nhóm 2: những ngành có năng lực theo đuổi, nhưng không thích (những ngành không có dấu gạch dưới chân, trong ví dụ trên là ngành a).

Nhóm 3: những ngành thích nhưng không có năng lực theo đuổi (những ngành có cả hai dấu gạch chân và gạch bỏ, trong ví dụ trên là ngành b )

Nhóm 4: những ngành không thích và cũng không có năng lực để theo đuổi (ngành có một gạch bỏ, trong ví dụ là ngành c).

Chúng ta phân tích từng nhóm:
Nhóm 4: những ngành này hoàn toàn không phù hợp với bạn, không nên chọn vào những ngành này.

Nhóm 1: những ngành này hoàn toàn phù hợp với bạn, và bạn có thể đăng ký theo đuổi vào một trong bất cứ ngành nào trong danh sách này.

Nhóm 2: bạn nên tìm hiểu rõ thêm những ngành này, đừng loại bỏ nó. Muốn làm một nghề phải thích và đam mê nó. Tuy nhiên, ở lứa tuổi học sinh, sở thích còn có nhiều thay đổi. Sở thích mang yếu tố tâm lý, do đó khi chịu sự tác động, sở thích sẽ thay đổi. Do vậy, rất có thể khi tìm hiểu kỹ hơn, bạn sẽ thấy mình thích thêm những ngành nghề trong nhóm 2 này và đưa một số ngành trong nhóm này về nhóm 1.

Nhóm 3: Các ngành trong nhóm này có thứ tự ưu tiên chọn lựa thấp nhất, tức là cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định chọn theo ngành trong nhóm này.
Như đã biết, có nhiều ngành đòi hỏi những yêu cầu riêng về thể chất, tâm lý... của người tham gia nghề. Nếu đặc điểm của cá nhân không phù hợp thì bản thân sẽ gặp rất nhiều khó khăn, và phải phấn đấu thất nhiều mới đạt được. Hãy xem thử bạn có khả năng phấn đấu hết mình không, có nản chí để rồi đứt gánh giữa đường không. Nếu bạn rất rất thích ngành trong nhóm này, hãy lưu tâm đến những vấn đề trên.

Kế tiếp:
Từ danh sách các nghề phù hợp đã chọn, kết hợp với điều kiện sống của cá nhân, kinh tế có ổn định không, có muốn phục vụ ở địa phương không (đặc biệt là các bạn ở tỉnh vùng sâu, vùng xa)...; kết hợp với các thông tin về nhu cầu nhân lực, cơ cấu ngành nghề ở địa phương...; kết hợp với những thông tin tuyển sinh từ các cơ sở đào tạo chọn ra cho mình những nghề bản thân có thể theo đuổi.

Và cuối cùng là việc đăng ký tuyển sinh tại các cơ sở đào tạo, và tất nhiên đề phòng bạn không theo học tại cơ sở đã đăng ký, hãy chuẩn bị tinh thần để làm thêm một số  bộ hồ sơ khác cho các ngành mình đã chọn.

Nguồn tin: www.huongnghiepviet.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Xếp hạng: 0 - 0 phiếu bầu

Danh ngôn

Chúng ta không thể dạy bảo cho ai bất cứ điều gì, chúng ta chỉ có thể giúp họ phát hiện ra những gì còn tiềm ẩn trong họ

Galileo

Văn bản

1978/QĐ-BLĐTBXH

Về việc ban hành các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp

12/2019/TT-BLĐTBXH

Hướng dẫn việc chuyển xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp

454/TCGDNN-KĐCL

V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn KĐCL chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng

453/TCGDNN-KĐCL

V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trường trung cấp, trường cao đẳng

452/TCGDNN-KĐCL

V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp

Tìm kiếm

Khảo sát nhanh

Theo bạn để nâng cao chất lượng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần tập trung vào nội dung nào sau đây?

Thành viên

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site

Hỏi - Đáp

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây