Bản mô tả nghề là gì? Bản họa đồ nghề là gì?
Được giải thích cặn kẽ về nghề, người chọn nghề sẽ có những định hướng cần thiết cho việc lựa chọn nghề của mình.
Bản mô tả nghề thường có các mục sau đây.
a. Tên nghề và những chuyên môn thường gặp trong nghề. Cùng với việc trình bày này, người ta còn giới thiệu qua lịch sử phát triển của nghề.
b. Nội dung và tính chất lao động của nghề. Ở mục này bản mô tả nghề thường miêu tả việc tổ chức lao động, những sản phẩm làm ra, những phương pháp lao động, những phương tiện kỹ thuật dùng trong sản xuất, những phần việc lao động chân tay và lao động trí óc nơi sản xuất…
c. Những điều kiện cần thiết để tham gia lao động trong nghề.
- Có văn bằng tốt nghiệp THCS trước khi học nghề. Những môn học nghề đòi hỏi trình độ khá trở lên;
- Những trình độ đào tạo khác nhau trong nghề;
- Những kỹ năng, kỹ xảo học tập và lao động phải có ngay những ngày đầu tham gia lao động nghề nghiệp. Những kỹ năng kỹ xảo sử dụng công cụ lao động hàng ngày.
d. Những chống chỉ định y học: những đặc điểm tâm lý và sinh lý không đảm bảo cho việc học nghề và hành nghề. Những bệnh, tật mà nghề không chấp nhận.
e. Những điều kiện bảo đảm cho người người lao động làm việc trong nghề.
- Tiền lương tối thiểu và thang lương trong nghề.
- Chế độ bồi dưỡng độc hại, làm ca kíp, làm việc ngoài giờ
- Chế độ bôi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao tay nghề. Sự tiến bộ trong nghề nghiệp;
- Những phúc lợi mà người lao động được hưởng
g. Những nơi có thể theo học nghề:
- Những trường đào tạo công nhân cho nghề
- Những trường trung học chuyên nghiệp thuộc lĩnh vực nghề
- Những trường đại học có đào tạo kỹ sư, cử nhân… cho nghề
(Ghi rõ địa điểm trường, các khoa đào tạo của trường, thời gian đào tạo trong trường, những chế độ học tập, học bổng và học phí)
h. Những nơi có thể làm việc sau khi học nghề: Tên một số cơ quan xí nghiệp, doanh nghiệp; địa chỉ của các cơ sở đó.
hiện nay, ở nước ta chưa có cơ quan chuyên nghiên cứu và xuất bản các họa đồ nghề. Do vậy, khi tiến hành hướng nghiệp, nhất là khi tư vấn chọn nghề, các cơ sở đào tạo phải tự xây dựng những họa đồ nghề với sự trợ giúp của cá cơ quan chuyên môn, các thầy thuốc, thầy giáo dạy nghề…
Nguồn tin: Sách giáo viên Giáo dục hướng nghiệp 9, Chủ biên Phạm Tất Dong, nhà xuất bản Giáo dục, năm 2005, trang số 30, 31
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tin xem nhiều
- MẪU CÂU HỎI THI THEO MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
- THIẾT KẾ MỘT GIỜ DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Quản lý là gì? Sự thống nhất hoàn hảo giữa lí luận và thực tiễn
- Dạy học theo dự án - Phương pháp giáo dục nghề nghiệp hiệu quả
- Thiết kế nội dung bài dạy theo mẫu giáo án tích hợp trong giáo dục nghề nghiệp
Danh ngôn
Vijaya Lakshmi Pandit
Văn bản
Tìm kiếm
Khảo sát nhanh
Thành viên
Đăng ký thành viên
Hỏi - Đáp
-
Giáo trình giảng dạy...
04:15 30/10/2024 - Mai Thị Thúy -
Chế độ giờ giảng
22:03 29/11/2021 - Vu Khoi Khoi -
trưởng, phó phòng tài...
20:26 22/02/2021 - vlog Thiên Khôi -
Thắc mắc về hồ sơ lưu...
08:49 03/02/2021 - hai dinh -
Hướng dẫn thành lập...
02:23 02/12/2020 - Lê Trung