6 cách một cố vấn có thể giúp bạn thăng tiến trong sự nghiệp

Thứ năm - 02/03/2017 22:28
Những người cố vấn giàu kinh nghiệm và đáng tin cậy sẽ là người đưa ra ý tưởng giúp bạn tiến thân trong sự nghiệp. Ngoài ra, họ có thể đưa ra các gợi ý phù hợp với từng trường hợp cũng như mối quan tâm của bạn.
6 cách một cố vấn có thể giúp bạn thăng tiến trong sự nghiệp
6 cách một cố vấn có thể giúp bạn thăng tiến trong sự nghiệp

Có vô số nguồn thông tin khác nhau cho những ai làm trong ngành tài chính đang tìm cách để tiến xa trong sự nghiệp. Thông tin có thể đến từ nhiều nguồn như TV, các trang điện tử, báo, tạp chí, bạn bè và đồng nghiệp. Các kênh thông tin khác nhau sẽ cung cấp nhiều bí quyết và các thông tin chuyên sâu về xu hướng phát triển của ngành, cập nhật các quy chuẩn về tài chính kế toán mới nhất, các chứng chỉ tài chính kế toán, các buổi hội thảo, các khóa học quản trị, cơ hội nghề nghiệp cũng như các cơ hội giao thiệp giúp mở rộng quan hệ đối tác. 

Một cố vấn có thể giúp bạn những gì?

Thật không may, những người chuyên gia tài chính đầy nhiệt huyết có thể bị ngập trong khối lượng thông tin, dữ liệu khổng lồ, mà khó có thể phân biệt được thông tin rác với thông tin tốt. Lúc này, những người cố vấn giàu kinh nghiệm và đáng tin cậy sẽ là người đưa ra ý tưởng giúp bạn tiến thân trong sự nghiệp. Ngoài ra, họ có thể đưa ra các gợi ý phù hợp với từng trường hợp cũng như mối quan tâm của bạn.

1. Có được sự tôn trọng và tin cậy

Bạn nên lựa chọn những người cố vấn nào được tôn trọng rộng rãi bởi các thành viên có tiếng nói và sức ảnh hưởng trong cả tổ chức của bạn, chứ không chỉ là trong bộ phận tài chính. Vì người cố vấn của bạn là người được tin tưởng, sự tín nhiệm họ có được sẽ ảnh hưởng tích cực tới bạn. Mọi người sẽ đánh giá bạn cao hơn khi bạn hợp tác với những người có tầm cỡ như vậy. Khi những thành viên có tiếng nói và sức ảnh hưởng nhận thấy bạn đang chủ động tìm kiếm tư vấn và hướng dẫn từ những người cố vấn đó, bạn sẽ có nhiều cơ hội được nắm giữ những vị trí mong muốn trong công ty hơn. Thật là lý tưởng nếu bạn có thể tìm được cho mình một người cố vấn đang giữ chức vụ điều hành công ty và đã đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp. Nếu bạn đang ở cấp của một người phân tích hay trợ lý, bạn có thể chọn quản lý của mình làm người cố vấn.

2. Xin lời khuyên thiết thực từ một người từng trải

Những người từng trải sẽ có rất nhiều kinh nghiệm từ chính những thất bại mà họ đã vấp phải, và những kinh nghiệm đó sẽ có giá trị thực tiễn hơn những lý thuyết vốn gây nhiều tranh cãi. Bạn sẽ không muốn “mua” lời khuyên của người chỉ biết nói lý thuyết bởi nó thường là những lời khuyên rất tệ. Tài chính là một lĩnh vực mang tính cạnh tranh, vậy nên bạn cần coi trọng việc tìm kiếm lời khuyên từ những người cố vấn uyên thâm. Họ có thể tư vấn tốt cho bạn cách thương lượng về tiền lương, cách làm thế nào để thành công trong một công việc mới, cách đối xử với người khó tính hay cách xử lý khi gặp phải những hành vi vô đạo đức. Bạn cần một lời tư vấn đem lại ROI cao chứ không phải môt khái niệm, lý thuyết. Những thứ đó chỉ phá hoại sự nghiệp của bạn mà thôi.

3. Học cách đọc ẩn ý và đối mặt với chính sách của tổ chức

Đã bao giờ bạn rơi vào tình cảnh khiến bạn bạn nản lòng? Đã khi nào bạn phải làm việc với những người thích gây khó dễ hoặc trong một môi trường làm việc khó khăn? Ví dụ một trường hợp, bạn đã hoàn thành tốt công việc kiểm toán bộ phận và đã ghi lại kết quả vào báo cáo tổng hợp. Tuy nhiên cấp trên của bạn lại có phản ứng rất khó hiểu và bạn cảm thấy bạn không nhận được sự công nhận và tiền thưởng xứng đáng. Cuối cùng, bạn đã đặt dấu chấm kết thúc những nỗ lực trong 12 tuần làm việc vừa qua. Người cố vấn có thể giúp bạn giải thích và thấu hiểu những tình huống như vậy: Mỗi phòng ban sẽ có một đặc điểm riêng – có thể hài hòa dễ chịu, năng động hoặc nghiêm khắc.

Những người làm trong ngành tài chính kế toán cũng có những thiếu sót cũng như tham vọng cá nhân bởi họ không phải những con robot. Có thể người quản lý của bạn có tham vọng tiếp quản vị trí giám đốc tài chính bộ phận khác trong khi không muốn rời bỏ vị trí giám đốc bộ phận hiện tại. Vì vậy anh ta đã không muốn bộ phận kiểm toán nội bộ chú ý tới những "mảng xám" trong hoạt động của bộ phận anh ta đang quản lý. Nếu không có người cố vấn, liệu bạn có nhận ra động cơ của những hành vị như thế?

Thứ hai, trong suốt sự nghiệp của bạn, bạn sẽ thường xuyên gặp phải những người khó tính. Để hiểu được những quy định của tổ chức và hành xử được với những người như vậy bạn cần có nhiều kinh nghiệm và sự khôn ngoan. Trong những trường hợp như vậy, cố vấn có thể cung cấp cho bạn những chiến lược hiệu quả và khôn khéo. Bạn sẽ không muốn phá hủy sự nghiệp của mình bằng cách làm mất hình tượng tốt đẹp của bản thân (chỉ vì gây gổ với những người gây khó dễ cho bạn) hoặc làm bẽ mặt quản lý của bạn với những cách hành xử không phù hợp sẽ không giúp bạn giải quyết vấn đề gì. Trong những trường hợp như thế, một cuộc gọi từ các nhà quản lý cấp cao yêu cầu những người kia phải hợp tác với bạn sẽ là cách giải quyết tốt nhất.

4. Làm một phân tích SWOT chuyên nghiệp (Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức)

Dựa vào quan sát, người cố vấn có thể chỉ ra cho bạn những điểm mạnh, yếu của bản thân từ đó giúp bạn hiểu rõ và hoàn thiện chính mình. Họ cũng có thể gợi ý cho bạn cách cải thiện những lĩnh vực cụ thể như khả năng xử trí, kỹ năng giao tiếp và trí tuệ cảm xúc. Những cách xử lý như thế đến từ một chuyên gia thông thái và giàu kinh nghiệm biết lựa chọn những lời khuyên phù hợp với cuộc sống của bạn sẽ giúp bạn đạt được bước tiến mới.

5. Tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp và mở rộng mạng lưới quan hệ

Cố vấn thường là người đưa bạn tới những cơ hội việc làm mới. Bởi họ biết được điểm mạnh, mối quan tâm của bạn, họ sẽ chia sẻ những cơ hội nghề nghiệp phù hợp với kỹ năng và mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Bạn cũng sẽ được mở rộng mạng lưới quan hệ thông qua những lời giới thiệu từ cố vấn của bạn. Những lời giới thiệu với một người có uy tín rất có hiệu quả trong việc giúp bạn đến với cánh cửa bạn đang chờ đợi.

6. Xác định sự đóng góp và giá trị của bạn

Mặc dù những người làm trong ngành tài chính cần có sự tự tin nhất định, nhưng thật không may một số người lại đánh giá bản thân họ quá cao. Một cái nhìn phóng đại như vậy sẽ bóp méo cách nhìn nhận về năng lực, đóng góp và giá trị thực tế của bản thân đối với tổ chức.

Giả sử, bạn là một thạc sĩ quản trị kinh doanh mới về làm, và bạn rất tự hào vì đã giúp chứng khoán khả mại của công ty thu được lãi cao khi làm việc ở phòng ngân quỹ. Sau 2 năm làm ở đó, bạn nộp đơn xin ứng tuyển một vị trí có thanh thế hơn làm về chiến lược với nhiệm vụ báo cáo trực tiếp cho Phó chủ tịch chiến lược. Đây là một vị trí quan trọng, được kính nể, và đòi hỏi hiểu biết sâu rộng về ngành và công ty. Thông thường, nó là vùng đất cho những CEO tương lai. Tuy nhiên, thật không may rằng bạn đã không trúng tuyển. Một cố vấn giàu kinh nghiệm sẽ chỉ ra cho bạn rằng: làm về chiến lược đầu tư là hoàn toàn khác biệt với chiến lược kinh doanh của một công ty. 

Lời đánh giá khách quan của cố vấn thông thái có thể khiến những người làm trong ngành tài chính phải có cái nhìn thực tế hơn, nhất là đối với những sinh viên mới tốt nghiệp. Thành công trong kinh doanh đòi hỏi những kiểm định thực tế không ngừng và những đánh giá chính xác, chứ không phải là chuỗi mơ tưởng viển vông.

Lời kết

Cố vấn có thể giúp bạn tránh khỏi những sai lầm và cạm bẫy mà bạn phải trả giá đắt trong sự nghiệp của bạn. Đầu tư hai đến ba tiếng mỗi tháng để tiếp nhận ý kiến phản hồi từ cố vấn sẽ tránh cho bạn lãng phí thời gian và công sức cũng như giúp bạn thăng tiến trong sự nghiệp thông qua việc trau dồi hiểu biết. Các cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp kiếm được hàng triệu đô la mỗi năm thường có nhiều cố vấn và huấn luyện viên giúp họ đánh giá được mức độ đóng góp bản thân. Áp dụng một phương pháp tương tự như vậy sẽ giúp bạn thăng tiến trong sự nghiệp.

 

Nguồn tin: Internet, http://gdnn.edu.vn tổng hợp và hệ thống hóa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Xếp hạng: 0 - 0 phiếu bầu

Danh ngôn

Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học

Comenxki

Văn bản

1978/QĐ-BLĐTBXH

Quyết định Về việc ban hành các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp

12/2019/TT-BLĐTBXH

Thông tư Hướng dẫn việc chuyển xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp

454/TCGDNN-KĐCL

Công văn V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn KĐCL chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng

453/TCGDNN-KĐCL

Công văn V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trường trung cấp, trường cao đẳng

452/TCGDNN-KĐCL

Công văn V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp

Tìm kiếm

Khảo sát nhanh

Bạn biết gì về GDNN.EDU.VN

Thành viên

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site

Hỏi - Đáp

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây