GIÚP HỌC SINH SUY NGHĨ TRONG GIỜ HỌC

Thứ ba - 10/01/2017 04:40
Khi tham gia tích cực vào bài học trên lớp, học sinh sẽ hiểu bài sâu hơn, nắm bài vững hơn và nhớ lâu hơn. Chính vì vậy việc giúp học sinh tập trung và hăng hái xây dựng bài là một việc làm rất quan trọng của giáo viên. Trong bài viết dưới đây chúng tôi muốn đưa ra cho các bạn tham khảo một số phương pháp giúp học sinh liên tục suy nghĩ trong giờ lên lớp của bạn.
GIÚP HỌC SINH SUY NGHĨ TRONG GIỜ HỌC
GIÚP HỌC SINH SUY NGHĨ TRONG GIỜ HỌC

Luôn bắt đầu giờ học bằng một câu hỏi

Những câu hỏi giúp học sinh hiểu được chúng cần phải suy nghĩ cái gì. Chẳng hạn trước khi bắt đầu giảng bài bạn đặt một vài câu hỏi như sau:

“What are some of the differences between clinical medicine and public health?” “What would be a feminist perspective on contraceptive research?” “What are some examples of marginalized populations?”

Để giới thiệu chủ đề mới của bài học trước tiên bạn nên kiểm tra nhận thức của học viên về chủ đề đó bằng cách yêu cầu học viên tự mình trả lời thật nhanhmột vài câu hỏi, kết hợp với so sánh theo cặp hoặc trong nhóm. Ví dụ trước một buổi học về thảm hoạ thiên nhiên, giáo viên có thể yêu cầu học sinh tự mình trả lời những câu hỏi dưới đây, sau đó so sánh với các bạn khác trong nhóm:

List up to 10 major environmental disasters. Name up to 10 health disorders in which environmental agents are causative.

Khi học sinh đặt câu hỏi hãy để cho học sinh khác trả lời trước khi bạn đưa ra đáp án.

Liên tục đặt những câu hỏi trong suốt giờ học, như vậy buổi học mới thực sự trở thành một cuộc đàm thoại. Việc đặt câu hỏi cho học sinh và yêu cầu họ giơ tay phát biểu dễ dàng hơn nhiều là yêu cầu họ nói. Những câu hỏi thú vị với một đáp án bất ngờ sẽ có tác dụng rất lớn trong việc thu hút sự chú ý của học sinh. Nhìn chung những câu hỏi trong giờ học mang lại hiệu quả cao trong việc khơi dậy suy nghĩ của học sinh nếu bạn không luôn luôn tìm kiếm một câu trả lời hoàn hảo. Câu hỏi hay nhất là câu hỏi khiến học sinh suy nghĩ nhiều nhất.

Trong khi giảng bài, giáo viên nên nhấn mạnh những điểm quan trọng. Đưa ra cho học sinh một câu hỏi với một số lựa chọn dựa trên những kiến thức mà bạn đã giảng. Yêu cầu học sinh chọn một đáp án thích hợp, sau đó thảo luận với nhóm của mình và phải thuyết phục làm sao để cả nhóm đồng ý với đáp án đó. Khi đã hết thời gian thảo luận, yêu cầu các nhóm quyết định lại một lần nữa việc lựa chọn đáp án. Thường là có nhiều học sinh tìm ra được đáp án đúng khi xem lại lần thứ hai.

Dành thời gian cho những câu hỏi cuối mỗi giờ học. Giáo viên nên hỏi học sinh xem có vấn đề gì mà các em còn chưa hiểu rõ hay không. Nếu có gì thắc mắc, các em có thể giơ tay phát biểu để đặt câu hỏi.

Cuối buổi học giáo viên nên có một bài kiểm tra một phút. Trong bài kiểm tra này, giáo viên yêu cầu học sinh trả lời hai câu hỏi: a) Vấn đề quan trọng nhất trong giờ học là gì? b) Kết thúc buổi học các em có câu hỏi gì về nội dung bài học hay không? Sau một phút hãy thu lại tất cả bài làm của học sinh và đọc một cách cẩn thận. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng một vài câu hỏi trong đó cho buổi học sau. Thủ thuật này sẽ khuyến khích học sinh chú ý lắng nghe bài giảng hơn, xem lại vở ghi của chúng và nghĩ lại về bài học trước khi bước vào một giờ học mới.

Như vậy tác dụng của những câu hỏi trong bài giảng là rất lớn. Các bạn nên sử dụng triệt để các dạng câu hỏi khác nhau để giúp học sinh tham gia giờ học một cách tích cực và hăng hái nhất.

Nguồn tin: Internet, http://gdnn.edu.vn tổng hợp và hệ thống hóa.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh ngôn

Không thể trồng cây ở những nơi thiếu ánh sáng, cũng không thể nuôi dạy trẻ với chút ít nhiệt tình

Can Jung

Văn bản

1978/QĐ-BLĐTBXH

Về việc ban hành các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp

12/2019/TT-BLĐTBXH

Hướng dẫn việc chuyển xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp

454/TCGDNN-KĐCL

V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn KĐCL chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng

453/TCGDNN-KĐCL

V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trường trung cấp, trường cao đẳng

452/TCGDNN-KĐCL

V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp

Tìm kiếm

Khảo sát nhanh

Theo bạn để nâng cao chất lượng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần tập trung vào nội dung nào sau đây?

Thành viên

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site

Hỏi - Đáp

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây