DẠY – DỖ HỌC SINH YẾU KÉM
BƯỚC 2: KHÍCH LỆ
Không tiếc lời khen ngợi học trò, nhất là học trò yếu kém. Phải tìm ra ưu điểm để khen thành thật, kẻo các em bị tổn thương vì nghĩ thầy cô giễu cợt mình. Ví dụ khen chữ đẹp, trình bày rõ ràng, khen tính cẩn thận…
Đừng để học sinh làm xong cả bài rồi mới khen tốt. Các em viết được một chút thì khen ngay “Đúng rồi đấy! Con làm tiếp đi”. Nếu thấy học trò bắt đầu sai thì phải nhắc ngay “Xem lại đề bài nào? Dấu trừ ở đâu ra nhỉ?” Và đặt câu hỏi gợi ý… Trên bài kiểm tra viết, lời phê cũng rất quan trọng với học trò. “Cố lên con ơi!”, “Đừng nản nhé!” khi học sinh đó bị 2 bài điểm kém liên tiếp, “Sao thế con?” khi 1 bài làm đột xuất tụt dốc… Đấy là vừa dạy vừa dỗ học sinh.
Luôn yêu cầu học sinh học thuộc lý thuyết, không học ở nhà thì đến lớp học và hứa “Ai thuộc lý thuyết mà không làm được bài tập sách giáo khoa, cô xin chịu trách nhiệm”. Dạy Toán là dạy học sinh phương pháp giải bài Toán, do vậy phải xác định “Khó khăn nhất khi giải Toán là: Đọc đề bài”. Yêu cầu học sinh đọc đề bài nhiều lần, chỉ ra cái biết và cái chưa biết, phân tích đề xong là gần như giải quyết xong bài Toán. Qua đó, học sinh tin ai cũng giải được bài Toán nếu đọc kỹ đề và thuộc lý thuyết. Điều đó còn có ý nghĩa giáo dục: Cuộc đời con người là một chuỗi các bài Toán và hãy mang phương pháp tư duy này để giải quyết các bài toán cuộc đời – phải chăng đó là rèn luyện bản lĩnh và nghị lực cho con trẻ? Đó là dạy người qua việc dạy Toán.
Sự khích lệ của thầy cô làm học sinh tự hào về mình, tự tin vào bản thân và có hứng thú học tập thực sự.
BƯỚC 3: NIỆM THẦN CHÚ
Khi dạy học sinh yếu kém, đặc biệt là 9X, người giáo viên phải “ghìm mình”, đừng cáu giận, nóng vội vì nóng vội và cáu giận chỉ thêm bực mình và hỏng việc. Trái lại, giáo viên phải bình tĩnh trước mọi tình huống, và tôn thờ nguyên tắc “Thế là tốt lắm rồi”; đã bắt đầu học – “Thế là tốt lắm rồi”; lý thuyết liên quan thuộc rồi –“Thế là tốt lắm rồi”; tính toán nhầm đôi chút – “Thế là tốt lắm rồi” (vì còn biết nhiều hơn 1 quy tắc mà nhầm).
Để niệm được thần chú này đòi hỏi nhà giáo phải tự điều chỉnh, tự thay đổi mình để công tác giảng dạy phù hợp với đối tượng. Bởi sự thay đổi ấy có thể làm đổi thay tâm tính của cả một con người, bởi đó là tình yêu đích thực của nhà giáo với tương lai học trò.
Với sáng kiến nhỏ này của mình, cô giáo Nguyễn Băng Tâm mong muốn góp thêm một chút sức lực nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng dạy và học, đặc biệt là dạy học những học sinh yếu kém. Từ đó giúp nâng cao chất lượng giáo dục của trường THPT Phan Huy Chú nói riêng và giáo dục Thủ đô nói chung.
Nguồn tin: Tạp chí Giáo dục Thủ đô số 16, tháng 4/2011
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tin xem nhiều
- MẪU CÂU HỎI THI THEO MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
- THIẾT KẾ MỘT GIỜ DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Quản lý là gì? Sự thống nhất hoàn hảo giữa lí luận và thực tiễn
- Dạy học theo dự án - Phương pháp giáo dục nghề nghiệp hiệu quả
- Thiết kế nội dung bài dạy theo mẫu giáo án tích hợp trong giáo dục nghề nghiệp
Danh ngôn
Galileo
Văn bản
Tìm kiếm
Khảo sát nhanh
Thành viên
Đăng ký thành viên
Hỏi - Đáp
-
Giáo trình giảng dạy...
04:15 30/10/2024 - Mai Thị Thúy -
Chế độ giờ giảng
22:03 29/11/2021 - Vu Khoi Khoi -
trưởng, phó phòng tài...
20:26 22/02/2021 - vlog Thiên Khôi -
Thắc mắc về hồ sơ lưu...
08:49 03/02/2021 - hai dinh -
Hướng dẫn thành lập...
02:23 02/12/2020 - Lê Trung