40 cách để duy trì sụ tham gia của học sinh vào quá trình học tập

Thứ ba - 10/01/2017 04:01
Để duy trì sụ tham gia của học sinh vào quá trình học tập, Giáo viên hãy tạo ấn tượng mạnh:
1. Bước chân tự tin (thâm chí là dậm chân) trong giờ học đầu tiên với nội dung được thể hiện rõ ràng.
2. Giới thiệu về bản thân, tại sao bạn trở thành giáo viên, ấn tượng của bạn về môn học.
3. Tạo cơ hội để học sinh có thể phá vỡ sự ngại ngùng ban đầu, gặp và học hỏi lẫn nhau.
4. Phiếu bài tập/nhiệm vụ học tập hữu ích, hấp dẫn, có tính nghệ thuật và phù hợp với học sinh.
40 cách để duy trì sụ tham gia của học sinh vào quá trình học tập
40 cách để duy trì sụ tham gia của học sinh vào quá trình học tập
5. Đưa ra bài tập về nhà/ nhiệm vụ học tập trong buổi học đầu tiên và thu lại nó vào buổi học tiếp theo.
6. Đưa ra phong cách học và đánh giá để giúp học sinh hiểu về nhiệm vụ của chính mình với tư cách là thành viên của lớp học/khóa học.
7. Chào đón học sinh từ cửa lớp học và cố gắng nhớ, gọi tên chúng.
8. Bắt đầu và kết thúc đúng giờ.
9. Học sinh bắt buộc phải chia sẻ những điều chúng muốn biết, sự kì vọng/mong muốn của chúng trong khóa học hoặc những điều chúng cảm thấy sợ hãi.
10. Thể hiện rõ ràng sự kì vọng của giáo viên (nội quy đối với việc đi học muốn, nghỉ học, nộp bài muộn, cách chấm điểm và quy tắc ứng xử trong lớp học) và có bảng theo dõi, đánh giá chúng.
Thúc đẩy hỗ trợ hành vi học sinh
11. Hỗ trợ học sinh về tài chính , phòng hỗ trợ cá nhân, thư viện, phòng máy tính, phòng đọc và viết, trung tâm giới thiệu việc làm và các dịch vũ hỗ trợ khác…
12. Thông báo thời gian hỗ trợ học sinh ngoài giờ một cách thường xuyên.
13. Phát cho học sinh card visit để chúng biết địa chỉ phòng làm việc, địa chỉ email của giáo viên (trong một số trường hợp có thể là số điện thoại).
Xây dựng mối liên hệ
14. Xây dựng một mạng lưới “bạn bè” để học sinh có thể liên lạc với nhau hoặc xây dựng các nhóm học tập.
15. Chụp ảnh học sinh khi đang làm việc nhóm hoặc làm việc cá nhân và sử dụng nó trong lớp học (để trang trí hoặc dùng trong PPT của giáo viên).
16. Thành lập các nhóm nhỏ để thực hiện các dự án và trộn, gộp để tạo nên các nhóm mới.
Tạo động lực và sự hứng thú cho người học
17. Bắt đầu với một câu đố, câu hỏi, bức tranh hoặc phim hoạt hình…
18. Học sinh đặt mục tiêu cho cả lớp, cho tương lai và cho nghề nghiệp…
19. Đảm bảo học sinh hiểu được tại sao chúng cần phải học nội dung mà giáo viên đang dạy.
20. Yêu cầu học sinh viết về những điều quan trọng trong cuộc sống của chúng…
21. Học sinh phải sử dụng các kiến thức trong môn học để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Sử dụng các sự kiện thời sự có liên quan đến nội dung bài học…
Thu hút học sinh với các chiến thuật dạy học tích cực
22. Sử dụng phong phú các phương pháp thuyết trình với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Ví dụ: blogs, wikis, facebook, PowerPoint, video). Đừng bao giờ nói liên tục trong vòng 15 phút.
23. Hãy cho học sinh có cơ hội được phản hồi/ thể hiện quan điểm. Sử dụng website sau cho các hoạt động nhóm: www.oncourseworkshop.com (jigsaw, solo/pair/share/square, etc.)
24. Tạo cơ hội để thay đổi quan điểm/ nhận thức của người học, học sinh có thể di chuyển đến các vị trí khác nhau của lớp học tương ứng với sự thay đổi quan điểm trong quá trình thảo luận.
25. Tạo dựng tình huống cho các vở kịch hoặc tranh biện với các quan điểm trái chiều.
26. Học sinh phải thường xuyên viết luận. Các nhận xét của giáo viên phải rõ ràng và lieien quan đến chủ đề môn học.
Một số gợi ý để hỗ trợ học sinh
28. Sử dụng đồng hồ báo thức để giải quyết công việc đúng thời gian..
29. Sử dụng lịch làm việc hoặc tạo các tài khoản cá nhân trên mạng để đưa lên các bài tập về nhà, video, các nhiệm vụ học tập…
30. Sử dụng các câu hỏi hoặc các hướng dẫn nghiên cứu và học sinh phải tự thiết kế nó.
31. Hãy tin rằng, sự sẵn sàng học tập và đến lớp khi đã chuẩn bị kĩ càng là chìa khóa cho thành công của việc học.
32. Sử dụng nguyên tắc lặp lại – học sinh nên nghe, đọc và tìm các tài liệu quan trọng ít nhất 3 lần. Tạo các bản ghi âm để học sinh có thể nghe đi nghe lại bài giảng của giáo viên nhiều lần.
33. Tạo nên một môi trường học tập mà trong đó học sinh cảm thấy an toàn khi đưa ra các câu hỏi và nói rằng “thưa cô em vẫn chưa hiểu”. Yêu cầu hoặc khuyến khích sự hỗ trợ một thầy một trò sau giờ học hoặc trong lớp học.
34. Đưa ra giới hạn thời gian cho các nhiệm vụ học tập, kĩ năng học tập, tóm tắt, đọc phê phán, tìm ý chính, lập dàn ý, (Tham khảo http://lavc.edu/profdev). Cung cấp cho học sinh các tài liệu online phục vụ cho việc học cũng như các website/công cụ hỗ trợ học tập (ví dụ iTunes University, hippocampus.org, amser.org (science), math sites, youtube.com/education,…)
Đưa nhận xét phản hồi và đánh giá
35. Dự đoán sớm và đưa ra các phản hồi sớm nhất có thể.
36. Trao thưởng, khuyến khích các hành vi tốt.
37. Sử dụng cách đánh giá (không cho điểm) để học sinh viết được chúng đang nắm kiến thức ở mức độ nào.
38. Duy trì việc chấm điểm của học sinh với các nhận xét phù hợp để học sinhh có thể nhận thấy sự tiến bộ của mình một cách thường xuyên (có thể tham khảo www.gradekeeper.com)
Xây dựng cấu trúc bài học
39. Đuợc chuẩn bị với kế hoạch giảng dạy cho từng bài. Sau khi đưa các hướng dẫn trực tiếp, hãy tạo cơ hội để học sinh luyện tập và ứng dụng những gì chúng được học.
40. Xác định sản phẩm đầu ra của khóa học và đảm bảo rằng học sinh biết được sự kì vọng của giáo viên sau khi kết thúc một giờ học hoặc một khóa học. Ôn tập khi kết thúc một chủ đề hoặc một khóa học.

MỤC TIÊU CỦA MỖI GIÁO VIÊN CHÚNG TA PHẢI CHĂNG NÊN LÀ TẠO ĐỘNG LỰC ĐỂ HỌC SINH YÊU THÍCH VIỆC HỌC!

Nguồn tin: Internet, http://gdnn.edu.vn tổng hợp và hệ thống hóa.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu

Danh ngôn

Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu kính thầy

Tục ngữ Việt Nam

Văn bản

1978/QĐ-BLĐTBXH

Về việc ban hành các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp

12/2019/TT-BLĐTBXH

Hướng dẫn việc chuyển xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp

454/TCGDNN-KĐCL

V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn KĐCL chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng

453/TCGDNN-KĐCL

V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trường trung cấp, trường cao đẳng

452/TCGDNN-KĐCL

V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp

Tìm kiếm

Khảo sát nhanh

Theo bạn để nâng cao chất lượng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần tập trung vào nội dung nào sau đây?

Thành viên

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site

Hỏi - Đáp

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây