Kỹ thuật dạy học tích cực: KỸ THUẬT BỂ CÁ

Thứ ba - 10/01/2017 04:34
Giới thiệu:Kỹ thuật bể cá là một kỹ thuật dùng cho thảo luận nhóm, trong đó một nhóm thành viên ngồi giữa phòng và thảo luận với nhau, còn những thành viên khác ngồi xung quanh ở vòng ngoài theo dõi cuộc thảo luận đó và sau khi kết thúc cuộc thảo luận thì đưa ra những nhận xét về cách ứng xử của những thành viên đang thảo luận.Trong nhóm thảo luận có thể có một vị trí không có người ngồi. Các thành viên tham gia nhóm quan sát có thể thay nhau ngồi vào chỗ đó và đóng góp ý kiến vào cuộc thảo luận, ví dụ đưa ra một câu hỏi đối với nhóm thảo luận hoặc phát biểu ý kiến khi cuộc thảo luận bị chững lại trong nhóm. Cách luyện tập này được gọi là phương pháp thảo luận “bể cá”, vì những người ngồi vòng ngoài có thể quan sát những người thảo luận, tương tự như xem những con cá trong một bể cá cảnh. Trong quá trình thảo luận, những người quan sát và những người thảo luận sẽ thay đổi vai trò với nhau.
Kỹ thuật dạy học tích cực: KỸ THUẬT BỂ CÁ
Kỹ thuật dạy học tích cực: KỸ THUẬT BỂ CÁ

Dụng cụ:
Giấy bút cho các thành viên.

Thực hiện:
Một nhóm trung tâm sẽ tiến hành thảo luận chủ đề của giáo viên đưa ra, các thành viên còn lại của lớp sẽ ngồi xung quanh, tập trung quan sát nhóm đang thảo luận.

Lưu ý:
Bảng câu hỏi cho những người quan sát:

  • Người nói có nhìn vào những người đang nói với mình không?
  • Họ có nói một cách dễ hiểu không?
  • Họ có để những người khác nói hay không?
  • Họ có đưa ra được những luận điểm đáng thuyết phục hay không?
  • Họ có đề cập đến luận điểm của người nói trước mình không?
  • Họ có lệch hướng khỏi đề tài hay không?
  • Họ có tôn trọng những quan điểm khác hay không?

Ưu điểm:

  • Vừa giải quyết được vấn đề, vừa phát triển kỹ năng quan sát và giao tiếp của người học.

Hạn chế:

  • Cần có không gian tương đối rộng.
  • Nhóm trung tâm khi thảo luận cần có thiết bị âm thanh, hoặc cần phải nói to.
  • Các thành viên quan sát có xu hướng không tập trung vào chủ đề thảo luận.

Nguồn tin: Internet, http://gdnn.edu.vn tổng hợp và hệ thống hóa

Tổng số điểm của bài viết là: 12 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 3 phiếu bầu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh ngôn

Sự gương mẫu của người thầy giáo là tia sáng mặt trời thuận lợi nhất đối với sự phát triển tâm hồn non trẻ mà không có gì thay thế được

Usinxki

Văn bản

1978/QĐ-BLĐTBXH

Về việc ban hành các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp

12/2019/TT-BLĐTBXH

Hướng dẫn việc chuyển xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp

454/TCGDNN-KĐCL

V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn KĐCL chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng

453/TCGDNN-KĐCL

V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trường trung cấp, trường cao đẳng

452/TCGDNN-KĐCL

V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp

Tìm kiếm

Khảo sát nhanh

Theo bạn để nâng cao chất lượng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần tập trung vào nội dung nào sau đây?

Thành viên

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site

Hỏi - Đáp

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây