Lượng hóa mục tiêu dạy học

Thứ tư - 15/02/2017 02:37
Mục tiêu của bài học sẽ là căn cứ để đánh giá chất lượng học tập của học sinh và hiệu quả thực hiện bài dạy của giáo viên. Mục tiêu phải nêu cụ thể những kiến thức, kĩ năng, thái độ mà học sinh cần đạt được sau tiết học, đặc biệt chỉ rõ mức độ, yêu cầu. Mục tiêu phải được viết rất cụ thể sao cho có thể đo đạc được, quan sát được, đánh giá được hoặc lượng hoá được.
Lượng hóa mục tiêu dạy học
Lượng hóa mục tiêu dạy học
Chú ý:
  • Tránh viết mục tiêu một cách chung chung rất khó đánh giá như “Nắm được” hoặc “Hiểu được” v.v...
  • Mục tiêu phải chỉ rõ mức độ kiến thức, kĩ năng, thái độ mà học sinh cần đạt được chứ không phải những nhiệm vụ, những điều mà giáo viên cần phải làm. Không nhất thiết tách riêng kiến thức, kĩ năng mà có thể viết một câu chung.
Người ta thường lượng hóa mục tiêu bằng các động từ hành động, một động từ có thể dùng ở các nhóm mục tiêu khác nhau. Mỗi động từ thể hiện mức độ, yêu cầu nhất định. Sau đây là một số động từ thường được sử dụng khi viết mục tiêu.

Nhóm mục tiêu thái độ

Nhóm mục tiêu thái độ thường dùng các động từ sau:
  • tuân thủ,
  • tán thành,
  • đồng ý
  • ủng hộ
  • phản đối,
  • hưởng ứng,
  • chấp nhận,
  • bảo vệ,
  • hợp tác,

Nhóm mục tiêu kiến thức

Nhóm mục tiêu kiến thức ta lượng hóa theo 3 mức độ (trong 6) mức độ nhận thức của Bloom.
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
  1. Nêu lên được
  2. Trình bày được
  3. Phát biểu được
  4. Kể lại được
  5. Liệt kê được
  6. Nhận biết được
  7. Nhận dạng được
  8. Chỉ ra được
  9. Mô tả được
  1. Xác định được
  2. So sánh được
  3. Phân biệt được
  4. Phát hiện được
  5. Phân tích được
  6. Giải thích được
  7. Tóm tắt được
  8. Đánh giá được
  9. Liên hệ được
  1. Giải thích được
  2. Chứng minh được
  3. Liên hệ được
  4. Vận dụng được
  5. Xây dựng được
  6. Giải quyết được

Nhóm mục tiêu kĩ năng

Ta tạm chia làm 2 mức độ: làm được và làm thành thạo một công việc.
Các động từ thường dùng là:
  1. Liệt kê được,
  2. Sử dụng được
  3. Lập được
  4. Viết đươc
  5. Tính được
  6. Vẽ được
  7. Đo được
  8. Thực hiện được
  9. Biết cách...
  10. Tổ chức được
  11. Thu thập được
  12. Làm được
  13. Phân loại được

Ví dụ 1. Khi nêu mục tiêu về kiến thức và kĩ năng của bài học “Đòn bẩy” (thuộc chương trình lớp 6 thí điểm và lớp 8 CCGD), nếu ta viết: Học sinh phải nắm vững khái niệm đòn bẩy, tác dụng của đòn bảy,... thì mục tiêu bài học đó chưa được lượng hóa. Để lượng hóa mục tiêu đó, ta sử dụng các động từ hành động như sau:

  1. Nêu được tên các yếu tố cơ bản của một đòn bẩy (mức độ nhận biết)
  2. Xác định được điểm tựa và các lực tác dụng lên một số dụng cụ thực tế có sử dụng nguyên tắc đòn bẩy (mức độ thông hiểu)
  3. Biết sử dụng một số loại đòn bẩy trong thực tế để có lợi về lực hoặc có lợi và đường đi hoặc biết vận dụng điều kiện cân bằng của đòn bẩy để giải quyết một số bài tập, có liên quan (mức độ vận dụng và mức độ kĩ năng làm được).
Với những yêu cầu mới của xã hội đối với GD, mục tiêu dạy học không chỉ là những yêu cầu thông hiểu, ghi nhớ, tái hiện kiến thức, lặp lại đúng, thành thạo các kĩ năng như trước đây, mà còn đặc biệt chú ý đến năng lực nhận thức, năng lực tự học của học sinh. Những nội dung mới về mục tiêu này chỉ có thể hình thành dần dần qua hệ thống nhiều bài học, nhiều môn học và chỉ có thể đánh giá được sau một giai đoạn học tập xác định (sau 1 học kì, 1 năm học, cấp học) nên thường ít được thể hiện trong mục tiêu của bài học cụ thể.

Tác giả: Phạm Ngọc Tú

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Xếp hạng: 0 - 0 phiếu bầu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh ngôn

Người thầy trung bình chỉ biết nói, người thầy giỏi biết giải thích, người thầy xuất chúng biết minh họa, người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng

William A. Warrd

Văn bản

1978/QĐ-BLĐTBXH

Về việc ban hành các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp

12/2019/TT-BLĐTBXH

Hướng dẫn việc chuyển xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp

454/TCGDNN-KĐCL

V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn KĐCL chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng

453/TCGDNN-KĐCL

V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trường trung cấp, trường cao đẳng

452/TCGDNN-KĐCL

V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp

Tìm kiếm

Khảo sát nhanh

Bạn biết gì về GDNN.EDU.VN

Thành viên

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site

Hỏi - Đáp

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây