Tư thế và vị trí khi đứng lớp của giáo viên
1.Khi giảng bài:
Để đảm bảo mọi học sinh đều tập trung chú ý vào bài giảng, việc duy trì sự chú ý đến mọi học viên bằng ánh mắt là hết sức quan trọng. Giáo viên có thể đứng lên hoặc di chuyển tới vị trí mà tất cả học viên có thể nhìn thấy mình.
2.Khi tổ chức cho học sinh hoạt động theo cặp hay theo nhóm:
Giáo viên dừng lại với một nhóm/cặp quá lâu có thể khiến học viên cảm thấy áp lực khi phải đưa ra ý kiến. Giáo viên có thể ngồi ở giữa hay trước lớp,
+ Khi học sinh hoạt động riêng lẻ: Giáo viên cần tiến lại gần hơn hoặc di chuyển quanh lớp, giải đáp các thắc mắc của học sinh và đảm bảo rằng học sinh đang thực hiện nhiệm vụ đúng hướng.
Giáo viên có thể để ghế của mình ở giữa lớp, ngồi đó theo dõi học sinh làm việc. Nếu nhóm/học sinh nào đó có thắc mắc chúng ta có thể giải đáp kịp thời mà không khiến các em mất tập trung vì sự có mặt của giáo viên trong cuộc thảo luận.
3.Tìm hiểu lớp học :
Bước vào lớp, nhìn bao quát lớp một lượt, với một nụ cười trên môi và một câu chuyện vui ngắn sẽ làm cho không khí hoà đồng được khơi dậy – đó đã là thành công bước đầu cho người đứng lớp.
*Tư thế và tác phong:
– Dáng vẻ bề ngoài : Giáo viên ăn mặc chỉnh tề, dáng dấp đĩnh đạc, sẽ gây ấn tượng tốt với học sinh. Và từ đó, các em sẽ sẵn sàng ngồi nghe.
– Cử chỉ đi đứng : Cử chỉ hoà nhã, đi đứng khoan thai ; không hấp tấp vội vàng, cũng không e dè khúm núm, lại càng không nên huênh hoang ‘ra vẻ ta đây’, oai vệ hách dịch.
– Thái độ ứng xử : Khi đứng lớp, cần giữ tư thế đứng nhiều hơn là ngồi, nếu có thể, nên đi tới gần bàn học sinh, tạo sự hoà đồng.
Khi thấy lớp học có vẻ ‘buồn ngủ’ hoặc trao đổi chuyện riêng, bàn tán tâm sự …, tuyệt đối không nên nổi nóng vì đó là hành động ‘phản sư phạm’. Hãy tự xem xét lại mình xem tại sao lại như thế ? Từ đó, cần chuyển hướng ngay cách truyền đạt : một câu hỏi đột ngột, một câu chuyện dí dỏm hài hước, thậm chí có thể cho ‘hát giữa giờ’ một bài hát ngắn …
* Thảo luận, giải đáp thắc mắc:
– Trong tiết học, giáo viên có thể sử dụng nhiều phương cách truyền đạt. Tuy nhiên, vẫn rất cần có một khoảng thời gian dành cho thảo luận, đóng góp ý kiến, nêu thắc mắc… Đây chính là dịp để chúng ta hiểu thêm về lớp học rút kinh nghịêm cho bản thân.
– gặp những vấn nạn nan giải, những thắc mắc quá đà, nên từ tốn. Tốt nhất, khi bước vào phần thảo luận, nên giới hạn những ý kiến, thắc mắc, biện giải trong phạm vi bài học.
– Thái độ ôn tồn hoà nhã, sẵn sàng tiếp thu những ý kiến (dù là phản kháng, đối lập), trao đổi trong tương quan, không gằn gọc gắt gỏng, đó cũng là lời khuyên rất cần thiết cho giáo viên khi đứng lớp. di chuyển quanh lớp hay bất kỳ vị trí nào ngoài phạm vi hoạt động của nhóm/cặp mà học sinh có thể hỏi khi cần trợ giúp.
Nguồn tin: Internet, http://gdnn.edu.vn tổng hợp và hệ thống hóa.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tin xem nhiều
- MẪU CÂU HỎI THI THEO MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
- THIẾT KẾ MỘT GIỜ DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Quản lý là gì? Sự thống nhất hoàn hảo giữa lí luận và thực tiễn
- Dạy học theo dự án - Phương pháp giáo dục nghề nghiệp hiệu quả
- Thiết kế nội dung bài dạy theo mẫu giáo án tích hợp trong giáo dục nghề nghiệp
Danh ngôn
Usinxki
Văn bản
Tìm kiếm
Khảo sát nhanh
Thành viên
Đăng ký thành viên
Hỏi - Đáp
-
Giáo trình giảng dạy...
04:15 30/10/2024 - Mai Thị Thúy -
Chế độ giờ giảng
22:03 29/11/2021 - Vu Khoi Khoi -
trưởng, phó phòng tài...
20:26 22/02/2021 - vlog Thiên Khôi -
Thắc mắc về hồ sơ lưu...
08:49 03/02/2021 - hai dinh -
Hướng dẫn thành lập...
02:23 02/12/2020 - Lê Trung