Một số vấn đề về phát triển kỹ năng nghề nghiệp
Khi nói đến đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, phát triển kỹ năng nghề nghiệp người ta thường bị vướng vứu vào nhiều thuật ngữ có liên quan như là kỹ năng, kỹ năng nghề, kỹ năng chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng cứng, kỹ năng mềm.v.v... Do không hiểu đúng nội hàm của những khái niệm đó, nên đã có những quan niệm hoặc tiếp cận sai lệch về những vấn đề xung quanh phát triển nguồn nhân lực. Bài viết dưới đây, trình bày những nghiên cứu về nội hàm của những thuật ngữ này.
Khái niệm kỹ năng, kỹ năng nghề
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kỹ năng, tùy vào cách tiếp cận. Theo từ điển Oxfort [10], “kỹ năng” là khả năng để làm tốt một công việc nào đó thường có được qua đào tạo hoặc kinh nghiệm (the ability to do something well, usually gained through training or experience). Theo đó, kỹ năng được hiểu là sự thành thạo, tinh thông về các thao tác, động tác trong quá trình hoàn thành một công việc cụ thể nào đó.
Theo Từ điển Giáo dục học [2], kỹ năng được phân chia thành 2 bậc: Kỹ năng bậc thấp (bậc I) và kỹ năng bậc cao (bậc II). Kỹ năng bậc thấp là khả năng thực hiện đúng hành động, phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể. Ở bậc này có những kỹ năng hình thành không cần qua luyện tập,nếu biết tận dụng hiểu biết và kỹ năng tương tự đã có để chuyển sang các hành động mới. Kỹ năng bậc cao là khả năng thực hiện hành động, hoạt động một cách thành thạo linh hoạt, sáng tạo phù hợp với những mục tiêu trong những điều kiện khác nhau. Để đạt tới kỹ năng này cần trải qua giai đoạn luyện tập các kỹ năng đơn giản, sao cho mỗi khi hành động, người ta không còn bận tâm nhiều đến thao tác nữa vì nhiều thao tác đã tự động hóa.
Theo Tâm lý học [4], kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết một nhiệm vụ.
Theo tác giả Đặng Thành Hưng [5], kĩ năng là dạng hành động tự giác, được thực hiện có kĩ thuật, dựa và những điều kiện sinh học, tâm lí và xã hội ở cá nhân, và có kết quả nhất định đáp ứng mục tiêu hay chuẩn đã định trước. Có kĩ thuật tức là không tùy tiện, mà tuân theo trình tự, qui tắc và yêu cầu kĩ thuật.
Trên thế giới, thuật ngữ kỹ năng đã được luật hóa trong nhiều đạo luật của nhiều quốc gia.
Theo Đạo luật TESDA 1994 của Philippines [12], kỹ năng có nghĩa là khả năng được học và được thực hành để thực hiện một nhiệm vụ hay một công việc
(Skill shall mean the acquired and practiced ability to carry out a task or job)
Tương tự như vậy, Luật Phát triển kỹ năng nghề nghiệp của Malayxia cho rằng [11]: Kỹ năng được hiểu là khả năng được học và được thực hành để thực hiện thành thạo một nhiệm vụ hay một công việc (skill means an acquired and practised ability to competently carry out a task or job)
Từ những quan niệm nêu trên, có thể rút ra một số những đặc điểm về kỹ năng như sau:
Kỹ năng được hình thành qua 05 giai đoạn:
Trong một nghề cụ thể, kỹ năng theo nghĩa hẹp cũng thường được hiểu là kỹ năng nghề, tức hàm chỉ đến thao tác, hành động của con người trong một nghề cụ thể nào đó.
Vì vậy, tiếp cận năng lực thực hiện (competence base training), kỹ năng là một thành tố quan trọng trong ba thành tố tạo nên năng lực thực hiện của con người (kiến thức, kỹ năng và thái độ). Theo tiếp cận này, vẫn là khả năng của con người để làm tốt một công việc nào đó, nhưng người ta không chỉ nhấn mạnh đến kỹ năng mà là sự hòa quyện nhuần nhuyễn của cả kiến thức, kỹ năng, thái độ để giúp con người thực hiện một công việc nào đó như mong đợi.
Thế nào là năng lực hay năng lực thực hiện?
Mỗi một con người là một cá thể riêng biệt, có những đặc điểm riêng của mình làm cho người đó thích nghi với một dạng hoạt động nào đó và sự thành công trong công việc của họ phần lớn tùy thuộc vào năng lực của họ đối với hoạt động đó.
Theo F.N Gonobolin [3], trong khoa học tâm lý người ta coi năng lực là những thuộc tính tâm lý riêng lẻ của cá nhân, nhờ những thuộc tính này mà con người hoàn thành tốt đẹp một hoạt động nào đó. Điều đó có nghĩa là người đó có năng lực. Theo Phạm Minh Hạc, năng lực là đặc điểm tâm lý cá nhân đáp ứng được những đòi hỏi của hoạt động nhất định nào đó và là điều kiện để thực hiện có kết quả hoạt động đó.
Từ điển Giáo dục học thì cho rằng [2]: “Năng lực, khả năng được hình thành hoặc phát triển cho phép một con người đạt thành công trong một hoạt động thể lực, trí lực hoặc nghề nghiệp. Năng lực được thể hiện vào khả năng thi hành một hoạt động, thực hiện một nhiệm vụ”.
Như vậy, những quan điểm trên đây, về cơ bản đều xem xét năng lực dưới góc độ tâm lý, hoặc ở góc độ là tiềm năng của con người, nên những khái niệm đó mới nói lên được khả năng chung chung chưa nêu lên được bản chất cấu trúc của năng lực. Trong những thập niên gần đây, các nhà khoa học giáo dục đã đưa ra một tiếp cận mới về năng lực để thấy rõ hơn sự thực hiện, sự hành động trong năng lực của con người, đó là năng lực thực hiện.
“Năng lực thực hiện” là thuật ngữ được dịch từ tiếng Anh (Competency hay Competence) hoặc tiếng Đức (Handlungskompetenz) dùng trong các tài liệu của nhiều tác giả trình bầy về quan điểm giáo dục, đào tạo theo tiếp cận năng lực thực hiện. Theo nghĩa thông thường, competence hay competency được nhiều từ điển Anh - Việt dịch là năng lực, khả năng [9]. Tuy nhiên, ngày nay, thuật ngữ “Competency”, được các nhà khoa học phương Tây mở rộng nội hàm của khái niệm, không dừng ở khả năng của con người mà là “cái làm cho con người có thể làm được các công việc của nghề đó” [6]. Theo quan niệm này, năng lực thực hiện là thuộc tính cơ bản của một con người, nó dẫn đến sự thực hiện những công việc cụ thể của nghề một cách hiệu quả, theo tiêu chuẩn đặt ra.
Ở Anh, người ta dùng thuật ngữ “Competence” hoặc “Competency” đề cập đến nhóm các kỹ năng và kiến thức được áp dụng để thực hiện một nhiệm vụ hoặc chức năng, phù hợp với các yêu cầu đặt ra bởi công việc.
Ở Đức, thuật ngữ “Handlungskompetenz” (từ ghép của 2 danh từ là: Handlung: nghĩa là hoạt động, hành động, sự thực hiện. Kompetenz: là năng lực) [8], được hiểu là năng lực thực hiện và được vận dụng rộng rãi trước hết ở lĩnh vực đào tạo nghề trong hệ thống “đào tạo kép”(Dual system). Theo nghĩa này, năng lực thực hiện là sự thể hiện khả năng, trách nhiệm, trình độ của con người trong mối quan hệ hoạt động nghề nghiệp, xã hội và cá nhân. Theo đó, năng lực thực hiện bao gồm các thành phần cơ bản như năng lực chuyên môn, năng lực về phương pháp, năng lực xã hội, năng lực cá nhân và được hình thành trên cơ sở kiến thức, kỹ năng và thái độ.
Ở Việt Nam tiếp cận năng lực thực hiện cũng được nhiều nhà khoa học giáo dục quan tâm trong thời gian gần đây, nên khái niệm về năng lực thực hiện cũng được làm rõ với nội hàm là kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết, được kết hợp nhuần nhuyễn, không tách rời để thực hiện được các nhiệm vụ, công việc cụ thể của một nghề theo chuẩn đặt ra, trong những điều kiện nhất định [5].
Thế nào là kỹ năng nghề nghiệp?
Kỹ năng nghề nghiệp (professional skills hoặc vocational skills) là thuật ngữ có nguồn gốc từ thuật ngữ kỹ năng (skill), nhưng nội hàm được mở rộng theo hướng khả năng và năng lực thực hiện của con người.
“Năng lực thực hiện” là thuật ngữ được dịch từ tiếng Anh (Competency hay Competence) hoặc tiếng Đức (Handlungskompetenz) dùng trong các tài liệu của nhiều tác giả trình bầy về quan điểm giáo dục, đào tạo theo tiếp cận năng lực thực hiện. Theo quan niệm này, năng lực thực hiện được coi là sự tích hợp nhuần nhuyễn của ba thành tố kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết để hoàn thành được từng công việc cụ thể của nghề, chứ không phải là sự tồn tại độc lập giữa chúng với nhau và ít liên quan đến công việc của nghề [6].
Nếu kỹ năng thuần túy được hiểu theo nghĩa hẹp, hướng tới thao tác, khả năng hoạt động cụ thể thì kỹ năng nghề nghiệp được hiểu theo nghĩa rộng hướng tới khả năng, năng lực thực hiện hành động của con người trong các lĩnh vực nghề nghiệp. Kỹ năng theo nghĩa hẹp chỉ là một thành tố của năng lực (năng lực bao gồm kiến thức, kỹ năng và thái độ).
Trong hoạt động nghề nghiệp, con người luôn biểu hiện những khả năng nhất định để thực hiện công việc nào đó. Khi thực hiện những hoạt động ấy, con người cần phải có tri thức, kinh nghiệm cần thiết tương ứng với hoạt động, có khả năng tập trung chú ý, tư duy, tưởng tượng Có làm như vậy, con người mới thực hiện hoạt động theo mục đích. Tất cả những yếu tố đó biểu hiện khả năng thực hiện hoạt động nghề nghiệp của con người. Có người gọi đó là kỹ năng nghề nghiệp, có người gọi là năng lực nghề nghiệp, có người đơn giản chỉ gọi là kỹ năng.
Do vậy, kỹ năng nghề nghiệp phải được hiểu theo nghĩa rộng (tức là năng lực), mới thấy được đầy đủ ý nghĩa của kỹ năng nghề nghiệp. Ngày nay, với phương pháp tiếp cận mục tiêu trong đào tạo, người ta không quan tâm nhiều đến việc trang bị cho học sinh thật nhiều kiến thức mà quan tâm đến kết quả đầu ra: sau khi kết thúc khóa học, người học sẽ có thể làm được những công việc gì (năng lực/KNNN gì) để có thể tìm được việc làm và cống hiến cho xã hội.
Vì vậy, để đào tạo theo năng lực thực hiện, ngày nay các nhà sư phạm nhấn mạnh đến việc dạy học tích hợp kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để người học có thể vận dụng vào việc thực hiện từng công việc cụ thể của một nghề. Theo đó, kỹ năng nghề nghiệp hay năng lực nghề nghiệp được hiểu như nhau về nội hàm và đều hướng tới khả năng thực hiện công việc của con người trong hoạt động nghề nghiệp. Tuy nhiên, khi nói đến kỹ năng nghề nghiệp, người ta thường khu trú nó trong phạm trù của kỹ năng (năng lực hành động) nhiều hơn ở các lĩnh vực khác như kiến thức và các phẩm chất tâm lý như đạo đức, thái độ, hành vi. Còn nói về năng lực thì thường là rộng hơn và hướng vào cả ba thành tố.
Như vậy, kỹ năng nghề nghiệp được hiểu là khả năng của con người thực hiện công việc nghề nghiệp một cách có hiệu quả trong một thời gian thích hợp, với các điều kiện nhất định, dựa vào sự tích hợp nhuần nhuyễn các kiến thức, kỹ năng, thái độ.
Kỹ năng nghề nghiệp được phân chia thành nhiều loại khác nhau, dựa vào một số tiêu chuẩn xác định.
+ Kỹ năng riêng, là kỹ năng trong hoạt động nghề nghiệp nhất định nào đó. Ở mỗi nghề, tùy thuộc vào từng trình độ, đòi hỏi người lao động phải có các kỹ năng tương ứng;
+ Kỹ năng chung: Gồm những kỹ năng có thể áp dụng chung cho nhiều lĩnh vực, ngành nghề có liên quan;
+ Kỹ năng cốt lõi: Gồm những kỹ năng cần thiết, bắt buộc phải có để được công nhận là có trình độ nghề nghiệp nhất định nào đó.
+ Kỹ năng mềm (soft skill) [9], thường hiểu là các kỹ năng không mang tính kỹ thuật (hay còn gọi là Kỹ năng thực hành xã hội) là thuật ngữ liên quan đến trí tuệ xúc cảm dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người.
Phát triển kỹ năng nghề nghiệp là gì?
Trước hết, ngay từ khái niệm “phát triển” cũng là một khái niệm phức tạp, với nhiều quan niệm khác nhau. Có quan niệm cho rằng “phát triển” là “vận động”, có quan niệm “phát triển” là “tiến bộ”... Tuy nhiên, về cơ bản các quan niệm này cũng không thoát ly khỏi quan niệm của phép biện chứng duy vật.
Theo triết học Mác - Lên Nin, khái niệm phát triển dùng để chỉ quá trình vận động theo chiều hướng đi lên của sự vật, hiện tượng, từ trình độ thấp lên trình độ cao từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện; cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu [7].
Theo Đạo luật TESDA 1994 của Phippines [12], phát triển kỹ năng là một quá trình qua đó người học và người lao động được tiếp cận một cách có hệ thống với các cơ hội học tập để lĩnh hội hoặc bồi dưỡng, hoặc cả hai về kiến thức, kỹ năng và cách thức ứng xử cần có như là điều kiện tiêu chuẩn cần thiết của một công việc hoặc một loạt công việc trong một lĩnh vực ngành nghề.
Theo Luật Khuyến khích phát triển kỹ năng nghề nghiệp Thái Lan [13], "Phát triển kỹ năng" có nghĩa là một quá trình mà cho phép học viên và những người trong độ tuổi lao động có được kiến thức, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp, thái độ làm việc tốt bằng cách đào tạo và các hoạt động liên quan khác.
Theo Luật Phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động Hàn Quốc [14], phát triển kỹ năng nghề nghiệp có nghĩa là hoạt động đào tạo cho người lao động để giúp cung cấp và cải thiện năng lực thực hiện cần thiết cho công việc của họ. “Phát triển kỹ năng nghề nghiệp” nhằm phát triển các phương tiện và các khoá đào tạo phát triển kỹ năng nghề và tiến hành các cuộc điều tra hay nghiên cứu về phát triển kỹ năng nghề.
Cũng có quan niệm cho rằng, đào tạo chỉ là để hình thành kỹ năng, còn phát triển kỹ năng là giai đoạn sau đó, giúp người lao động nâng cao trình độ nghề nghiệp. Theo quan niệm này, đào tạo được hiểu là một quá trình, phát triển kỹ năng là một quá trình riêng biệt. Tuy nhiên, theo quan niệm triết học, phát triển kỹ năng nghề nghiệp nếu chỉ tính trong giai đoạn người lao động đã tham gia lao động sản xuất thì không đầy đủ, thiếu đi tính vận động, phát triển của kỹ năng.
Do vậy, có thể hiểu, phát triển kỹ năng nghề nghiệp (skills development hay vocational skills development) là quá trình đào tạo hình thành, nâng cao khả năng thực hiện công việc nghề nghiệp của con người trong một thời gian thích hợp, với các điều kiện nhất định, trên cơ sở sự tích hợp nhuần nhuyễn các kiến thức, kỹ năng, thái độ.
Với nghĩa hẹp, phát triển kỹ năng nghề nghiệp là quá trình đào tạo, đào tạo lại, trang bị hoặc bổ sung thêm những kiến thức, kỹ năng và thái độ (năng lực) cần thiết để mỗi con người có cơ hội tìm việc làm, hoặc để hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ mà họ đang làm.
Ở nghĩa rộng hơn, phát triển kỹ năng nghề nghiệp được hiểu là phương châm và biện pháp mang tính toàn diện, hệ thống về việc đào tạo lực lượng lao động với những kỹ năng, kỹ thuật và trình độ nhất định để họ có thể tiếp cận với công việc trong thị trường lao động. Phát triển kỹ năng nghề nghiệp là phát triển cả hệ thống đào tạo nghề nghiệp thể hiện từ đường lối, quan điểm đến mạng lưới cơ sở đào tạo, đội ngũ giáo viên, chương trình, giáo trình nhưng tập trung vào người học sau quá trình đào tạo. Tuy nhiên, phát triển kỹ năng nghề nghiệp khác phát triển đào tạo nghề nghiệp ở chỗ, khi nói tới đào tạo nghề nghiệp tức là đặt trọng tâm vào đầu vào (nhà cung cấp), trọng tâm vào nhà trường và giáo viên, còn khi nói tới phát triển kỹ năng nghề nghiệp tức là người ta quan tâm tới đầu ra (người học sau quá trình đào tạo), lấy người học là trung tâm.
Theo quan điểm này, thuật ngữ “phát triển kỹ năng nghề nghiệp” đã được luật hóa ở nhiều quốc gia trên thế giới (Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Malayxia, Nam Phi....). Thay vì “đào tạo nghề” (vocational training) hay “giáo dục nghề nghiệp” (vocational education and training) người ta đã sử dụng thuật ngữ “phát triển kỹ năng” (skills development) hay “phát triển kỹ năng nghề nghiệp” (vocational skills development) là tên trong các đạo luật.
Nói tóm lại, phát triển kỹ năng nghề nghiệp là thuật ngữ được hiểu tương tự như phát triển năng lực nghề nghiệp và cũng tương tự như phát triển đào tạo nghề nghiệp. Phát triển đào tạo nghề nghiệp chú trọng vào đầu vào (các yếu tố, điều kiện bảo đảm), còn phát triển kỹ năng nghề nghiệp, chú trọng vào đầu ra (kỹ năng/năng lực làm việc) của người lao động. Tuy nhiên, dù là phát triển đào tạo nghề nghiệp hay là phát triển kỹ năng nghề nghiệp đều có điểm chung giống nhau là quá trình đào tạo để hình thành và phát triển kỹ năng cho người học. Kỹ năng ở đây được hiểu là kỹ năng nghề nghiệp, năng lực nghề nghiệp chứ không phải kỹ năng của các thao động tác đơn lẻ./.
Tài liệu tham khảo
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kỹ năng, tùy vào cách tiếp cận. Theo từ điển Oxfort [10], “kỹ năng” là khả năng để làm tốt một công việc nào đó thường có được qua đào tạo hoặc kinh nghiệm (the ability to do something well, usually gained through training or experience). Theo đó, kỹ năng được hiểu là sự thành thạo, tinh thông về các thao tác, động tác trong quá trình hoàn thành một công việc cụ thể nào đó.
Theo Từ điển Giáo dục học [2], kỹ năng được phân chia thành 2 bậc: Kỹ năng bậc thấp (bậc I) và kỹ năng bậc cao (bậc II). Kỹ năng bậc thấp là khả năng thực hiện đúng hành động, phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể. Ở bậc này có những kỹ năng hình thành không cần qua luyện tập,nếu biết tận dụng hiểu biết và kỹ năng tương tự đã có để chuyển sang các hành động mới. Kỹ năng bậc cao là khả năng thực hiện hành động, hoạt động một cách thành thạo linh hoạt, sáng tạo phù hợp với những mục tiêu trong những điều kiện khác nhau. Để đạt tới kỹ năng này cần trải qua giai đoạn luyện tập các kỹ năng đơn giản, sao cho mỗi khi hành động, người ta không còn bận tâm nhiều đến thao tác nữa vì nhiều thao tác đã tự động hóa.
Theo Tâm lý học [4], kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết một nhiệm vụ.
Theo tác giả Đặng Thành Hưng [5], kĩ năng là dạng hành động tự giác, được thực hiện có kĩ thuật, dựa và những điều kiện sinh học, tâm lí và xã hội ở cá nhân, và có kết quả nhất định đáp ứng mục tiêu hay chuẩn đã định trước. Có kĩ thuật tức là không tùy tiện, mà tuân theo trình tự, qui tắc và yêu cầu kĩ thuật.
Trên thế giới, thuật ngữ kỹ năng đã được luật hóa trong nhiều đạo luật của nhiều quốc gia.
Theo Đạo luật TESDA 1994 của Philippines [12], kỹ năng có nghĩa là khả năng được học và được thực hành để thực hiện một nhiệm vụ hay một công việc
(Skill shall mean the acquired and practiced ability to carry out a task or job)
Tương tự như vậy, Luật Phát triển kỹ năng nghề nghiệp của Malayxia cho rằng [11]: Kỹ năng được hiểu là khả năng được học và được thực hành để thực hiện thành thạo một nhiệm vụ hay một công việc (skill means an acquired and practised ability to competently carry out a task or job)
Từ những quan niệm nêu trên, có thể rút ra một số những đặc điểm về kỹ năng như sau:
- Kỹ năng có một số nội dung là những quá trình tâm lý, vì nó là tổ hợp của hàng loạt các yếu tố hợp thành như tri thức, kỹ năng, kỹ xảo đã có; khả năng chú ý, tư duy....;
- Kỹ năng có tính linh hoạt và có thể di chuyển từ hoàn cảnh này sang hoàn cảnh khác; kỹ năng có tính kĩ thuật, tức là có cấu trúc thao tác và trình tự tổ chức các thao tác đó;
- Kỹ năng được hình thành do luyện tập, được hình thành trong quá trình hoạt động của con người. Kỹ năng ở một hoạt động được thể hiện bằng những phẩm chất như tính chính xác, tốc độ thực hiện hành động, khả năng thực hiện độc lập công việc, tính linh hoạt, hành động hợp lý, trong các hoàn cảnh khác nhau.
Kỹ năng được hình thành qua 05 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (bắt chước): Hình thành kỹ năng sơ bộ (giai đoạn bắt chước): Hành động theo mẫu, khi điều kiện làm việc thay đổi thì gặp nhiều sai sót hoặc không hoàn thành công việc.
- Giai đoạn 2 (làm được): Hiểu nhiệm vụ, quy trình làm việc nhưng còn có những sai sót, thời gian hoàn thành chậm và đôi khi còn cần có sự chỉ dẫn.
- Giai đoạn 3 (làm chính xác): Làm việc theo quy trình, chính xác và hoàn thiện công việc nhanh chóng.
- Giai đoạn 4 (hình thành kỹ xảo): Kỹ năng được tự động hoá, trên cơ sở đó hình thành nên kỹ xảo.
- Giai đoạn 5 (làm biến hóa): Thể hiện khả năng di chuyển kỹ năng sang các tình huống mới hoặc hình thành các kỹ năng phức tạp (Hình 1)
Trong một nghề cụ thể, kỹ năng theo nghĩa hẹp cũng thường được hiểu là kỹ năng nghề, tức hàm chỉ đến thao tác, hành động của con người trong một nghề cụ thể nào đó.
Vì vậy, tiếp cận năng lực thực hiện (competence base training), kỹ năng là một thành tố quan trọng trong ba thành tố tạo nên năng lực thực hiện của con người (kiến thức, kỹ năng và thái độ). Theo tiếp cận này, vẫn là khả năng của con người để làm tốt một công việc nào đó, nhưng người ta không chỉ nhấn mạnh đến kỹ năng mà là sự hòa quyện nhuần nhuyễn của cả kiến thức, kỹ năng, thái độ để giúp con người thực hiện một công việc nào đó như mong đợi.
Thế nào là năng lực hay năng lực thực hiện?
Mỗi một con người là một cá thể riêng biệt, có những đặc điểm riêng của mình làm cho người đó thích nghi với một dạng hoạt động nào đó và sự thành công trong công việc của họ phần lớn tùy thuộc vào năng lực của họ đối với hoạt động đó.
Theo F.N Gonobolin [3], trong khoa học tâm lý người ta coi năng lực là những thuộc tính tâm lý riêng lẻ của cá nhân, nhờ những thuộc tính này mà con người hoàn thành tốt đẹp một hoạt động nào đó. Điều đó có nghĩa là người đó có năng lực. Theo Phạm Minh Hạc, năng lực là đặc điểm tâm lý cá nhân đáp ứng được những đòi hỏi của hoạt động nhất định nào đó và là điều kiện để thực hiện có kết quả hoạt động đó.
Từ điển Giáo dục học thì cho rằng [2]: “Năng lực, khả năng được hình thành hoặc phát triển cho phép một con người đạt thành công trong một hoạt động thể lực, trí lực hoặc nghề nghiệp. Năng lực được thể hiện vào khả năng thi hành một hoạt động, thực hiện một nhiệm vụ”.
Như vậy, những quan điểm trên đây, về cơ bản đều xem xét năng lực dưới góc độ tâm lý, hoặc ở góc độ là tiềm năng của con người, nên những khái niệm đó mới nói lên được khả năng chung chung chưa nêu lên được bản chất cấu trúc của năng lực. Trong những thập niên gần đây, các nhà khoa học giáo dục đã đưa ra một tiếp cận mới về năng lực để thấy rõ hơn sự thực hiện, sự hành động trong năng lực của con người, đó là năng lực thực hiện.
“Năng lực thực hiện” là thuật ngữ được dịch từ tiếng Anh (Competency hay Competence) hoặc tiếng Đức (Handlungskompetenz) dùng trong các tài liệu của nhiều tác giả trình bầy về quan điểm giáo dục, đào tạo theo tiếp cận năng lực thực hiện. Theo nghĩa thông thường, competence hay competency được nhiều từ điển Anh - Việt dịch là năng lực, khả năng [9]. Tuy nhiên, ngày nay, thuật ngữ “Competency”, được các nhà khoa học phương Tây mở rộng nội hàm của khái niệm, không dừng ở khả năng của con người mà là “cái làm cho con người có thể làm được các công việc của nghề đó” [6]. Theo quan niệm này, năng lực thực hiện là thuộc tính cơ bản của một con người, nó dẫn đến sự thực hiện những công việc cụ thể của nghề một cách hiệu quả, theo tiêu chuẩn đặt ra.
Ở Anh, người ta dùng thuật ngữ “Competence” hoặc “Competency” đề cập đến nhóm các kỹ năng và kiến thức được áp dụng để thực hiện một nhiệm vụ hoặc chức năng, phù hợp với các yêu cầu đặt ra bởi công việc.
Ở Đức, thuật ngữ “Handlungskompetenz” (từ ghép của 2 danh từ là: Handlung: nghĩa là hoạt động, hành động, sự thực hiện. Kompetenz: là năng lực) [8], được hiểu là năng lực thực hiện và được vận dụng rộng rãi trước hết ở lĩnh vực đào tạo nghề trong hệ thống “đào tạo kép”(Dual system). Theo nghĩa này, năng lực thực hiện là sự thể hiện khả năng, trách nhiệm, trình độ của con người trong mối quan hệ hoạt động nghề nghiệp, xã hội và cá nhân. Theo đó, năng lực thực hiện bao gồm các thành phần cơ bản như năng lực chuyên môn, năng lực về phương pháp, năng lực xã hội, năng lực cá nhân và được hình thành trên cơ sở kiến thức, kỹ năng và thái độ.
Ở Việt Nam tiếp cận năng lực thực hiện cũng được nhiều nhà khoa học giáo dục quan tâm trong thời gian gần đây, nên khái niệm về năng lực thực hiện cũng được làm rõ với nội hàm là kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết, được kết hợp nhuần nhuyễn, không tách rời để thực hiện được các nhiệm vụ, công việc cụ thể của một nghề theo chuẩn đặt ra, trong những điều kiện nhất định [5].
Thế nào là kỹ năng nghề nghiệp?
Kỹ năng nghề nghiệp (professional skills hoặc vocational skills) là thuật ngữ có nguồn gốc từ thuật ngữ kỹ năng (skill), nhưng nội hàm được mở rộng theo hướng khả năng và năng lực thực hiện của con người.
“Năng lực thực hiện” là thuật ngữ được dịch từ tiếng Anh (Competency hay Competence) hoặc tiếng Đức (Handlungskompetenz) dùng trong các tài liệu của nhiều tác giả trình bầy về quan điểm giáo dục, đào tạo theo tiếp cận năng lực thực hiện. Theo quan niệm này, năng lực thực hiện được coi là sự tích hợp nhuần nhuyễn của ba thành tố kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết để hoàn thành được từng công việc cụ thể của nghề, chứ không phải là sự tồn tại độc lập giữa chúng với nhau và ít liên quan đến công việc của nghề [6].
Nếu kỹ năng thuần túy được hiểu theo nghĩa hẹp, hướng tới thao tác, khả năng hoạt động cụ thể thì kỹ năng nghề nghiệp được hiểu theo nghĩa rộng hướng tới khả năng, năng lực thực hiện hành động của con người trong các lĩnh vực nghề nghiệp. Kỹ năng theo nghĩa hẹp chỉ là một thành tố của năng lực (năng lực bao gồm kiến thức, kỹ năng và thái độ).
Trong hoạt động nghề nghiệp, con người luôn biểu hiện những khả năng nhất định để thực hiện công việc nào đó. Khi thực hiện những hoạt động ấy, con người cần phải có tri thức, kinh nghiệm cần thiết tương ứng với hoạt động, có khả năng tập trung chú ý, tư duy, tưởng tượng Có làm như vậy, con người mới thực hiện hoạt động theo mục đích. Tất cả những yếu tố đó biểu hiện khả năng thực hiện hoạt động nghề nghiệp của con người. Có người gọi đó là kỹ năng nghề nghiệp, có người gọi là năng lực nghề nghiệp, có người đơn giản chỉ gọi là kỹ năng.
Do vậy, kỹ năng nghề nghiệp phải được hiểu theo nghĩa rộng (tức là năng lực), mới thấy được đầy đủ ý nghĩa của kỹ năng nghề nghiệp. Ngày nay, với phương pháp tiếp cận mục tiêu trong đào tạo, người ta không quan tâm nhiều đến việc trang bị cho học sinh thật nhiều kiến thức mà quan tâm đến kết quả đầu ra: sau khi kết thúc khóa học, người học sẽ có thể làm được những công việc gì (năng lực/KNNN gì) để có thể tìm được việc làm và cống hiến cho xã hội.
Vì vậy, để đào tạo theo năng lực thực hiện, ngày nay các nhà sư phạm nhấn mạnh đến việc dạy học tích hợp kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để người học có thể vận dụng vào việc thực hiện từng công việc cụ thể của một nghề. Theo đó, kỹ năng nghề nghiệp hay năng lực nghề nghiệp được hiểu như nhau về nội hàm và đều hướng tới khả năng thực hiện công việc của con người trong hoạt động nghề nghiệp. Tuy nhiên, khi nói đến kỹ năng nghề nghiệp, người ta thường khu trú nó trong phạm trù của kỹ năng (năng lực hành động) nhiều hơn ở các lĩnh vực khác như kiến thức và các phẩm chất tâm lý như đạo đức, thái độ, hành vi. Còn nói về năng lực thì thường là rộng hơn và hướng vào cả ba thành tố.
Như vậy, kỹ năng nghề nghiệp được hiểu là khả năng của con người thực hiện công việc nghề nghiệp một cách có hiệu quả trong một thời gian thích hợp, với các điều kiện nhất định, dựa vào sự tích hợp nhuần nhuyễn các kiến thức, kỹ năng, thái độ.
Kỹ năng nghề nghiệp được phân chia thành nhiều loại khác nhau, dựa vào một số tiêu chuẩn xác định.
- Nếu căn cứ vào mức độ của hành động, có các loại kỹ năng đơn giản như đọc, viết và các kỹ năng phức tạp như học tập, vận hành máy móc.
- Nếu căn cứ vào mức độ biểu hiện của kỹ năng có:
+ Kỹ năng riêng, là kỹ năng trong hoạt động nghề nghiệp nhất định nào đó. Ở mỗi nghề, tùy thuộc vào từng trình độ, đòi hỏi người lao động phải có các kỹ năng tương ứng;
- Nếu căn cứ vào mức độ quan trọng của kỹ năng, người ta phân ra các loại:
+ Kỹ năng chung: Gồm những kỹ năng có thể áp dụng chung cho nhiều lĩnh vực, ngành nghề có liên quan;
+ Kỹ năng cốt lõi: Gồm những kỹ năng cần thiết, bắt buộc phải có để được công nhận là có trình độ nghề nghiệp nhất định nào đó.
- Nếu căn cứ vào tính chất của kỹ năng, người ta còn phân loại ra các kỹ năng cứng và kỹ năng mềm.
+ Kỹ năng mềm (soft skill) [9], thường hiểu là các kỹ năng không mang tính kỹ thuật (hay còn gọi là Kỹ năng thực hành xã hội) là thuật ngữ liên quan đến trí tuệ xúc cảm dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người.
Phát triển kỹ năng nghề nghiệp là gì?
Trước hết, ngay từ khái niệm “phát triển” cũng là một khái niệm phức tạp, với nhiều quan niệm khác nhau. Có quan niệm cho rằng “phát triển” là “vận động”, có quan niệm “phát triển” là “tiến bộ”... Tuy nhiên, về cơ bản các quan niệm này cũng không thoát ly khỏi quan niệm của phép biện chứng duy vật.
Theo triết học Mác - Lên Nin, khái niệm phát triển dùng để chỉ quá trình vận động theo chiều hướng đi lên của sự vật, hiện tượng, từ trình độ thấp lên trình độ cao từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện; cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu [7].
Theo Đạo luật TESDA 1994 của Phippines [12], phát triển kỹ năng là một quá trình qua đó người học và người lao động được tiếp cận một cách có hệ thống với các cơ hội học tập để lĩnh hội hoặc bồi dưỡng, hoặc cả hai về kiến thức, kỹ năng và cách thức ứng xử cần có như là điều kiện tiêu chuẩn cần thiết của một công việc hoặc một loạt công việc trong một lĩnh vực ngành nghề.
Theo Luật Khuyến khích phát triển kỹ năng nghề nghiệp Thái Lan [13], "Phát triển kỹ năng" có nghĩa là một quá trình mà cho phép học viên và những người trong độ tuổi lao động có được kiến thức, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp, thái độ làm việc tốt bằng cách đào tạo và các hoạt động liên quan khác.
Theo Luật Phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động Hàn Quốc [14], phát triển kỹ năng nghề nghiệp có nghĩa là hoạt động đào tạo cho người lao động để giúp cung cấp và cải thiện năng lực thực hiện cần thiết cho công việc của họ. “Phát triển kỹ năng nghề nghiệp” nhằm phát triển các phương tiện và các khoá đào tạo phát triển kỹ năng nghề và tiến hành các cuộc điều tra hay nghiên cứu về phát triển kỹ năng nghề.
Cũng có quan niệm cho rằng, đào tạo chỉ là để hình thành kỹ năng, còn phát triển kỹ năng là giai đoạn sau đó, giúp người lao động nâng cao trình độ nghề nghiệp. Theo quan niệm này, đào tạo được hiểu là một quá trình, phát triển kỹ năng là một quá trình riêng biệt. Tuy nhiên, theo quan niệm triết học, phát triển kỹ năng nghề nghiệp nếu chỉ tính trong giai đoạn người lao động đã tham gia lao động sản xuất thì không đầy đủ, thiếu đi tính vận động, phát triển của kỹ năng.
Do vậy, có thể hiểu, phát triển kỹ năng nghề nghiệp (skills development hay vocational skills development) là quá trình đào tạo hình thành, nâng cao khả năng thực hiện công việc nghề nghiệp của con người trong một thời gian thích hợp, với các điều kiện nhất định, trên cơ sở sự tích hợp nhuần nhuyễn các kiến thức, kỹ năng, thái độ.
Với nghĩa hẹp, phát triển kỹ năng nghề nghiệp là quá trình đào tạo, đào tạo lại, trang bị hoặc bổ sung thêm những kiến thức, kỹ năng và thái độ (năng lực) cần thiết để mỗi con người có cơ hội tìm việc làm, hoặc để hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ mà họ đang làm.
Ở nghĩa rộng hơn, phát triển kỹ năng nghề nghiệp được hiểu là phương châm và biện pháp mang tính toàn diện, hệ thống về việc đào tạo lực lượng lao động với những kỹ năng, kỹ thuật và trình độ nhất định để họ có thể tiếp cận với công việc trong thị trường lao động. Phát triển kỹ năng nghề nghiệp là phát triển cả hệ thống đào tạo nghề nghiệp thể hiện từ đường lối, quan điểm đến mạng lưới cơ sở đào tạo, đội ngũ giáo viên, chương trình, giáo trình nhưng tập trung vào người học sau quá trình đào tạo. Tuy nhiên, phát triển kỹ năng nghề nghiệp khác phát triển đào tạo nghề nghiệp ở chỗ, khi nói tới đào tạo nghề nghiệp tức là đặt trọng tâm vào đầu vào (nhà cung cấp), trọng tâm vào nhà trường và giáo viên, còn khi nói tới phát triển kỹ năng nghề nghiệp tức là người ta quan tâm tới đầu ra (người học sau quá trình đào tạo), lấy người học là trung tâm.
Theo quan điểm này, thuật ngữ “phát triển kỹ năng nghề nghiệp” đã được luật hóa ở nhiều quốc gia trên thế giới (Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Malayxia, Nam Phi....). Thay vì “đào tạo nghề” (vocational training) hay “giáo dục nghề nghiệp” (vocational education and training) người ta đã sử dụng thuật ngữ “phát triển kỹ năng” (skills development) hay “phát triển kỹ năng nghề nghiệp” (vocational skills development) là tên trong các đạo luật.
Nói tóm lại, phát triển kỹ năng nghề nghiệp là thuật ngữ được hiểu tương tự như phát triển năng lực nghề nghiệp và cũng tương tự như phát triển đào tạo nghề nghiệp. Phát triển đào tạo nghề nghiệp chú trọng vào đầu vào (các yếu tố, điều kiện bảo đảm), còn phát triển kỹ năng nghề nghiệp, chú trọng vào đầu ra (kỹ năng/năng lực làm việc) của người lao động. Tuy nhiên, dù là phát triển đào tạo nghề nghiệp hay là phát triển kỹ năng nghề nghiệp đều có điểm chung giống nhau là quá trình đào tạo để hình thành và phát triển kỹ năng cho người học. Kỹ năng ở đây được hiểu là kỹ năng nghề nghiệp, năng lực nghề nghiệp chứ không phải kỹ năng của các thao động tác đơn lẻ./.
Tài liệu tham khảo
- Nguyễn Minh Đường, Phan Văn Kha (2006), Đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiêp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
- Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo, (2001), Từ điển giáo dục học, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
- Gonobolin F.N (1977), Những phẩm chất tâm lý của người giáo viên, Tập 1, II (Nguyễn Thế Hùng, Ninh Giang dịch), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
- Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng, (2001), Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
- Đặng Thành Hưng, (2016), “Vai trò của kỹ năng trong sự phát triển con người”, Tạp chí Khoa học dạy nghề, số 31, tháng 4/2016.
- Vũ Xuân Hùng, (2011), Dạy học hiện đại và nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội.
- Nguyễn Ngọc Long, Giáo trình Triết học Mác - Lê Nin, Phần 2 (Những nguyên lý cơ bản của triết học Mác - Lê Nin).
- Lê Đức Phúc (1996), Từ điển Đức - Việt, Nhà xuất bản Thế giới, Hà
- Từ điển Wikipedia, Website: https://vi.wikipedia.org
- Từ điển Oxford, Website:
- National Skills Development Act 2006, Law of Malaysia, Act 652.
- Philippines Repubic Act, An Act creating the technical education and skills development authority, providing for its powers, structure and for other purposes, Act, No.7796.
- Thailand Skill Development Promotion Act, B.E. 2545 (A.D. 2002).
- Worker Vocational Skills Development Act, Act No. 5474, Dec, 24, 1997, Korea
Tác giả: Vũ Xuân Hùng - Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp
Tags: đào tạo nghề, kỹ năng nghề
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tin xem nhiều
- MẪU CÂU HỎI THI THEO MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
- THIẾT KẾ MỘT GIỜ DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Quản lý là gì? Sự thống nhất hoàn hảo giữa lí luận và thực tiễn
- Dạy học theo dự án - Phương pháp giáo dục nghề nghiệp hiệu quả
- Thiết kế nội dung bài dạy theo mẫu giáo án tích hợp trong giáo dục nghề nghiệp
Danh ngôn
Logic sẽ đưa bạn từ điểm A tới điểm Z còn trí tưởng tượng sẽ đưa bạn tất bất kì đâu
Albert Einstein
Văn bản
Tìm kiếm
Khảo sát nhanh
Thành viên
Đăng ký thành viên
Hỏi - Đáp
-
Giáo trình giảng dạy...
04:15 30/10/2024 - Mai Thị Thúy -
Chế độ giờ giảng
22:03 29/11/2021 - Vu Khoi Khoi -
trưởng, phó phòng tài...
20:26 22/02/2021 - vlog Thiên Khôi -
Thắc mắc về hồ sơ lưu...
08:49 03/02/2021 - hai dinh -
Hướng dẫn thành lập...
02:23 02/12/2020 - Lê Trung