Một số quy định về công tác kiểm định, đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Thứ hai - 13/05/2019 03:47
Chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý, các doanh nghiệp, phụ huynh, cũng như người học và toàn xã hội. Ngày nay xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng đã và đang tác động mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống, xã hội; nó mang lại cả cơ hội và thách thức đối với không chỉ mỗi quốc gia mà ngay cả đối với mỗi cơ sở giáo dục nghề nghiệp, làm cho sự cạnh tranh trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp ngày càng gay gắt hơn, không những giữa các cơ sở trong nước với nước ngoài mà ngay cả các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong nước. Lợi thế cạnh tranh sẽ thuộc về cơ sở giáo dục nghề nghiệp nào có chất lượng cao.
Một số quy định về công tác kiểm định, đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp
Một số quy định về công tác kiểm định, đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp
Để triển khai thực hiện tốt công tác kiểm định, đảm bảo chất lượng, cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần lưu ý một số quy định sau:
1. Quy định về hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất giáo dục nghề nghiệp:
Khi triển khai Luật dạy nghề, có 3 hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng: (i) hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường cao đẳng nghề; (ii) hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường trung cấp nghề; (iii) hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề cho trung tâm dạy nghề. 3 hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn này được quy định tại 3 văn bản quy phạm pháp luật khác nhau.
Hiện nay, Thông tư số 15/2017/TT-BLĐTBXH ngày 08/6/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về tiêu chí kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp đã thống nhất quy định về tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp tại 1 văn bản quy phạm pháp luật; đồng thời quy định tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo các cấp trình độ. Đây là điểm mới so với thời điểm triển khai Luật dạy nghề.
Nội dung Luật dạy nghề Luật giáo dục nghề nghiệp
Hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường cao đẳng nghề Hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường trung cấp nghề - Số tiêu chí: 9, được cụ thể bằng 50 tiêu chuẩn và lượng hoá bằng 150 chỉ số (mỗi tiêu chuẩn kiểm định có 3 chỉ số). - Số tiêu chí: 9, được cụ thể bằng 100 tiêu chuẩn (mỗi tiêu chí có từ 6 đến 17 tiêu chuẩn).
- Nội dung các tiêu chí:
1. Mục tiêu và nhiệm vụ;
2. Tổ chức và quản lý;
3. Hoạt động dạy và học;
4. Giáo viên và cán bộ quản lý;
5. Chương trình, giáo trình;
6. Thư viện;
7. Cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học;
8. Quản lý tài chính;
9. Các dịch vụ cho người học nghề.
- Nội dung các tiêu chí:
1. Mục tiêu, sứ mạng, tổ chức và quản
lý;
2. Hoạt động đào tạo;
3. Nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động;
4. Chương trình, giáo trình;
5. Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và thư viện;
6. Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế;
7. Quản lý tài chính;
8. Dịch vụ người học;
Giám sát, đánh giá chất lượng.
- Tổng số điểm là 100.
- Cách tính điểm: các chỉ số sẽ đánh giá ở hai mức là đạt và không đạt. Tiêu chuẩn sẽ đánh giá dựa trên mức độ đạt hay không đạt của chỉ số (chỉ số đạt yêu cầu chấm 1 điểm, chỉ số không đạt yêu cầu chấm 0 điểm) trong tiêu chuẩn đó. Kết quả kiểm định được tính theo ba cấp độ từ thấp đến cao là cấp độ 1, cấp độ 2 và cấp độ 3. - Cách tính điểm: Điểm đánh giá cho mỗi tiêu chuẩn đạt yêu cầu là 2 điểm, tiêu chuẩn không đạt yêu cầu là 0 điểm. Kết quả kiểm định là đạt hoặc không đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo các cấp trình độ Văn bản quy phạm pháp luật không quy định. Tuy nhiên có hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo để triển khai thí điểm. - Hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp:
+ Gồm 7 tiêu chí, được cụ thể bằng 25 tiêu chuẩn (mỗi tiêu chí có từ 2 đến 6 tiêu chuẩn).
+ Tổng số điểm là 100.
+ Cách tính điểm: Điểm đánh giá cho mỗi tiêu chuẩn đạt yêu cầu là 02 điểm, điểm đánh giá cho mỗi tiêu chuẩnkhông đạt yêu cầu là 0 điểm. Kết quả kiểm định là đạt hoặc không đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo.
-  Hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo trình độ sơ cấp:
+ Gồm 7 tiêu chí, được cụ thể bằng 50 tiêu chuẩn (mỗi tiêu chí có từ 3 đến 12 tiêu chuẩn).
+ Tổng số điểm là 100.
+ Cách tính điểm: Điểm đánh giá cho mỗi tiêu chuẩn đạt yêu cầu là 04 điểm, điểm đánh giá cho mỗi tiêu chuẩn không đạt yêu cầu là 0 điểm. Kết quả kiểm định là đạt hoặc không đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo.

Để triển khai thực hiện Thông tư trên, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã ban hành Công văn số 452/TCGDNN-KĐCL, ngày 25/03/2019, về hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp; Công văn số 453/TCGDNN-KĐCL, ngày 25/03/2019 về việc hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trường trung cấp, trường cao đẳng; Công văn số 454/TCGDNN-KĐCL ngày 25/03/2019 hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn KĐCL chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng.

2. Quy định về hệ thống đảm bảo chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Thông tư số 28/2017/TT-BLĐTBXH ngày 15/12/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Phạm vi điều chỉnh của Thông tư này bao gồm nguyên tắc, yêu cầu, quy trình xây dựng, vận hành, đánh giá, cải tiến hệ thống bảo đảm chất lượng và tự đánh giá chất lượng giáo dục nghề nghiệp của cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống đảm bảo chất lượng là một quy định hoàn toàn mới so với thời điểm triển khai Luật dạy nghề. Theo Thông tư này, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp bắt buộc phải có tổ chức và nhân sự bảo đảm chất lượng, phải xây dựng hệ thống thông tin quản lý. Đây là cơ sở pháp lý để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong bảo đảm chất lượng, quy định việc thiết lập hệ thống thông tin bảo đảm chất lượng và kết nối cơ sở dữ liệu của cơ sở giáo dục nghề nghiệp với hệ thống thông tin quản lý của cơ quan quản lý nhà nước.
3. Quy định về tự đánh giá chất lượng giáo dục nghề nghiệp:
Quy định về đánh giá chất lượng giáo dục nghề nghiệp được quy định tại Chương II Mục 2 Thông tư số 28/2017/TT-BLĐTBXH ngày 15/12/2017. Việc quy định như vậy là phù hợp với quan điểm và xu thế chung, coi công tác tự đánh giá là một yếu tố nhằm tự đảm bảo chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
3.1. Chu kỳ tự đánh giá chất lượng
- Tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thực hiện bắt buộc đối với trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và định kỳ mỗi năm 01 lần.
- Tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ giáo dục nghề nghiệp được thực hiện định kỳ mỗi năm 01 lần đối với chương trình đào tạo nghề trọng điểm quốc gia, khu vực, quốc tế; chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
3.2. Yêu cầu tự đánh giá chất lượng
- Đảm bảo đánh giá toàn bộ hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chương trình đào tạo tại tất cả phân hiệu, chi nhánh.
- Có sự tham gia của tất cả đơn vị, cá nhân có liên quan của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Đánh giá theo hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp hiện hành và các hướng dẫn có liên quan.
- Đảm bảo trung thực, khách quan, đầy đủ minh chứng hợp lệ để chứng minh cho nhận định trong tự đánh giá chất lượng.
- Kết quả tự đánh giá chất lượng phải được công khai trong nội bộ cơ sở giáo dục nghề nghiệp, được cập nhật vào cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp và được lưu trữ cùng toàn bộ minh chứng, tài liệu liên quan.
3.3. Quy trình tự đánh giá chất lượng:
Quy trình tổ chức tự đánh giá chất lượng


3.3.1. Thành lập Hội đồng tự đánh giá chất lượng:
a. Thẩm quyền thành lập Hội đồng tự đánh giá chất lượng: Người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp quyết định thành lập Hội đồng tự đánh giá chất lượng.
b. Số lượng thành viên Hội đồng tự đánh giá chất lượng:
Số lượng thành viên Hội đồng tự đánh giá chất lượng là số lẻ, có ít nhất 11 thành viên đối với trường cao đẳng, trường trung cấp và ít nhất 07 thành viên đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp.
Có thể thành lập Hội đồng tự đánh giá chất lượng riêng cho từng chương trình đào tạo; số lượng thành viên Hội đồng tự đánh giá chất lượng là số lẻ; có ít nhất 07 thành viên.
c. Thành phần Hội đồng tự đánh giá chất lượng
Thành phần Hội đồng tự đánh giá chất lượng bao gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch (nếu có), Thư ký và các thành viên khác.
- Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá chất lượng là người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Phó Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá chất lượng là cấp phó của người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp phụ trách công tác kiểm định chất lượng, bảo đảm chất lượng. Đối với Hội đồng tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo (nếu có) thì Phó Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu đơn vị phụ trách triển khai chương trình đào tạo.
- Thư ký Hội đồng tự đánh giá chất lượng là người đứng đầu của đơn vị phụ trách đối với trường cao đẳng, trường trung cấp; trưởng phòng đào tạo đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Đối với Hội đồng tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo (nếu có) thì Thư ký là đại diện của đơn vị phụ trách triển khai chương trình đào tạo.
- Các thành viên khác của Hội đồng tự đánh giá chất lượng là đại diện lãnh đạo các đơn vị, cán bộ, nhà giáo có uy tín, đại diện các tổ chức đoàn thể của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chuyên gia có kinh nghiệm, uy tín và có ít nhất 02 đại diện doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động có tiếp nhận học sinh, sinh viên đến thực tập, thực hành, làm việc.
d. Nhiệm vụ của Hội đồng tự đánh giá chất lượng:
- Đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch tự đánh giá chất lượng;
- Thông qua báo cáo tự đánh giá chất lượng và các biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng;
- Phối hợp, hỗ trợ đoàn đánh giá ngoài thực hiện kiểm định chất lượng tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp (nếu có).
3.3.2. Thực hiện tự đánh giá chất lượng
- Phân công đơn vị chủ trì thực hiện tự đánh giá chất lượng:
+ Tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Đối với trường cao đẳng, trường trung cấp, đơn vị chủ trì là đơn vị phụ trách. Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp là phòng có chức năng quản lý đào tạo.
+ Tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo: đơn vị phụ trách triển khai chương trình đào tạo hoặc đơn vị chủ trì tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Các nội dung tự đánh giá chất lượng bao gồm:
+ Lập kế hoạch tự đánh giá chất lượng trình người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp phê duyệt.
+ Thu thập, phân tích và xử lý thông tin, minh chứng, đánh giá mức độ đạt được theo quy định tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp và các hướng dẫn có liên quan của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.
+ Tổng hợp và viết báo cáo tự đánh giá chất lượng theo mẫu quy định tại Thông tư số 28/2017/TT-BLĐTBXH ngày 15/12/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Tác giả: Phạm Ngọc Tú

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Xếp hạng: 0 - 0 phiếu bầu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh ngôn

Nhân cách của người thầy là sức mạnh có ảnh hưởng to lớn đối với học sinh, sức mạnh đó không thể thay thế bằng bất kỳ cuốn sách giáo khoa nào, bất kỳ câu chuyện châm ngôn đạo đức, bất kỳ một hệ thống khen thưởng hay trách phạt nào khác

Usinxki

Văn bản

1978/QĐ-BLĐTBXH

Quyết định Về việc ban hành các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp

12/2019/TT-BLĐTBXH

Thông tư Hướng dẫn việc chuyển xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp

454/TCGDNN-KĐCL

Công văn V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn KĐCL chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng

453/TCGDNN-KĐCL

Công văn V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trường trung cấp, trường cao đẳng

452/TCGDNN-KĐCL

Công văn V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp

Tìm kiếm

Khảo sát nhanh

Bạn biết gì về GDNN.EDU.VN

Thành viên

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site

Hỏi - Đáp

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây