Quan niệm của Khổng Tử về người Thầy
1. Không Tử đặt vị thế của người thầy rất cao về tri thức và đạo đức.
Trước khi đạt được vị thế đó, người thầy phải hội đủ phẩm chất vị thế của bốn đối tượng tốt trong xã hội: người tốt, công dân tốt, quan tốt và vua tốt (trong Luận Ngữ). Là người tốt, phải hiểu đạo lý làm người, phải thông lễ nghĩa, phải cư xử với những người xung quanh theo đúng với đạo lý và lễ nghĩa. Là công dân tốt, phải có yếu tố người tốt, phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ bổn phận của mình đối với gia đình, địa phương, xã hội và quốc gia. Là vị quan tốt, phải có yếu tố người tốt và công dân tốt, phải có tri thức xã hội và trách nhiệm an dân, bình ổn địa phương. Là vị vua tốt, phải có yếu tố người, công dân và quan tốt, phải là người hiểu rộng tổng thể, phải chăm lo cho dân ăn no mặc đủ; từ đó, mới có thể giáo hóa được người dân, và sau đó bình thiên hạ. Là người thầy tốt, ngoài những phẩm chất của người, công dân, quan và vua tốt, người thầy phải làm gương cho trò noi theo, có khả năng truyền đạt kiến thức, công bằng không thiên vị và thấu hiểu học trò.2. Làm gương cho trò noi theo.
Vì thầy đứng hạng cao nhất về đạo đức và tri thức, thầy phải có hành động, phát ngôn và cách sống tốt để học trò noi theo. Trò xem thầy như kiểu mẫu để sống. Thầy không làm gương được, làm sao trò đặt niềm tin vào thầy mà nghe thầy giảng đạo. Danh không chính, ngôn không thuận, thì nói ai nghe. Không chỉ có thầy làm gương cho trò, mà người trên phải làm gương cho người dưới trong ý thức chung về trật tự xã hội. Điều này được thể hiện rất rõ ràng trong thuyết chính danh. Khổng Tử nói với Tử Lộ: “Danh không hợp thì lời nói sẽ không thuận, nói không thuận thì việc không thành. Việc không thành thì lễ nhạc mất trật tự. Lễ nhạc mất trật tự thì hình phạt không đúng đắn, hình phạt không đúng thì dân không biết làm thế nào cho đúng. Vậy người quân tử khi có danh phù hợp với thực thì có thể nói ra được, nói được thì thực hành thông suốt. Quân tử không bao giờ sơ suất với lời nói của mình.” Và lẽ đương nhiên, “thượng bất chính, hạ tất loạn”. Do đó, muốn làm thầy, phải chính danh thầy cái đã.3. Vai trò truyền đạt kiến thức.
Để thực hiện tốt vai trò này, người thầy trước tiên phải có kiến thức uyên thâm, nghiên cứu sâu rộng tri thức xã hội, luôn trao dồi kiến thức: “Ôn cố nhi tri tân, khả dĩ vi sư hĩ” (Ôn tập cái cũ để hiểu cái mới, có thể làm thầy được rồi). Theo cách thức truyền đạt của Khổng Tử có thể khái quát thành năm phương pháp dạy học sau:3.1. Cá nhân hóa từng trò.
Phương pháp này mãi hai ngàn năm sau Jean Piaget mới đề cập. Dạy học phải dựa vào sức và khả năng hiểu biết của từng trò, phải quan tâm những điều trò biết và những điều trò không biết, phải hiểu được mỗi học trò quan tâm đến điều gì. Từ đó, mới có thể đưa ra tri thức thích hợp, làm cho trò dễ hiểu dễ hành.- Tử Lộ hỏi: Nghe rồi thì nên thực hành ngay phải không?
- Khổng Tử nói: Có mặt cha ngươi, làm sao nghe rồi thực hành ngay?
- Nhiễm Hữu hỏi: Nghe rồi thì nên thực hành ngay phải không?
- Khổng Tử lại bảo: Nghe được thì thực hành ngay.
- Công Tây Hoa lại nói: Sao hai câu hỏi giống nhau mà thầy trả lời mỗi người một khác vậy?
- Khổng Tử giải thích: Nhiễm Hữu làm việc gì cũng nhút nhát rụt rè nên ta cổ vũ nó. Còn Tử Lộ dũng khí hơn người, hăng hái dám làm nên ta kìm bớt nó một chút.
3.2. Dạy từ thấp đến cao.
- Quý Lộ hỏi về quỷ thần.
- Khổng tử nói: Chưa biết việc người, làm sao biết được việc quỷ thần?
- Tử Lộ lại hỏi: Con xin hỏi về đạo lý của sự chết?
- Khổng tử nói: Chưa biết đạo lý sự sống, sao biết được đạo lý của sự chết.
3.3. Đối thoại gợi mở.
3.4. Hướng dẫn lĩnh hội kiến thức ở mức độ cao.
3.5. Tương tác.
Đó là năm phương pháp dạy học đã được viết trong quyển Luận Ngữ, mà các nhà giáo dục thời nay cũng quan tâm và thường xuyên bàn đến. Điều ngạc nhiên, vào thời của Khổng Tử, khoa học vẫn còn ẩn trong bóng tối, nền giáo dục rất sơ khai, nhưng tư tưởng dạy học của Khổng Tử vượt thời gian đến hai ngàn năm, lưu truyền cho hậu thế ngày nay học hỏi và nghiên cứu. Thật xứng với cái danh mà thế giới hiện đại đã đặt cho ông là người thầy muôn đời.
4. Công bằng không thiên vị.
5. Thấu hiểu học trò.
Tác giả: ThS. Lư Thành Long
Nguồn tin: chalkface.vn
Những tin mới hơn
-
Quan niệm của Khổng Tử về học sinh
(29/03/2017) -
Bức tứ bình của người quản lý
(19/04/2017) -
Minh triết Việt về giáo dục và học hành
(24/04/2017) -
Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng một trong những giải pháp đổi mới quản trị nhà trường
(05/06/2017) -
Cơ sở đào tạo nghề tự chủ cần năng động hơn
(08/10/2017) -
Giáo dục không triết lý
(19/10/2017) -
Kỹ thuật xây dựng tầm nhìn cho đơn vị
(25/01/2018) -
Giáo dục nghề nghiệp vì một tương lai bền vững
(18/06/2018) -
Bản hiến chương soi sáng những nền giáo dục đang trưởng thành
(05/08/2018) -
Một số quy định về công tác kiểm định, đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp
(13/05/2019)
Những tin cũ hơn
-
Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập của đất nước
(22/03/2017) -
Bàn về “chuẩn đầu ra” và việc xây dựng “chuẩn đầu ra của Trường Cao đẳng nghề du lịch Huế
(22/03/2017) -
Quản lý là gì? Sự thống nhất hoàn hảo giữa lí luận và thực tiễn
(22/03/2017) -
Các bước lập kế hoạch chiến lược
(22/03/2017) -
Ăn mày cũng cần có chiến lược!
(22/03/2017) -
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao "Khó khăn và thách thức"
(14/02/2017) -
Phương pháp dạy học kiến tạo kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin đạt hiệu quả trong dạy học tích hợp
(14/02/2017) -
Phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên thông qua kiểm tra, đánh giá
(14/02/2017) -
Một số giải pháp nâng cao năng lực của cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp
(09/02/2017) -
Bàn về phát triển kỹ năng nghề nghiệp
(01/02/2017)
Tin xem nhiều
-
MẪU CÂU HỎI THI THEO MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
-
THIẾT KẾ MỘT GIỜ DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
-
Quản lý là gì? Sự thống nhất hoàn hảo giữa lí luận và thực tiễn
-
Dạy học theo dự án - Phương pháp giáo dục nghề nghiệp hiệu quả
-
Thiết kế nội dung bài dạy theo mẫu giáo án tích hợp trong giáo dục nghề nghiệp
Danh ngôn
William A. Warrd
Văn bản
1978/QĐ-BLĐTBXH
Về việc ban hành các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp
12/2019/TT-BLĐTBXH
Hướng dẫn việc chuyển xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp
454/TCGDNN-KĐCL
V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn KĐCL chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng
453/TCGDNN-KĐCL
V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trường trung cấp, trường cao đẳng
452/TCGDNN-KĐCL
V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp
1978/QĐ-BLĐTBXH
Về việc ban hành các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp
12/2019/TT-BLĐTBXH
Hướng dẫn việc chuyển xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp
454/TCGDNN-KĐCL
V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn KĐCL chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng
453/TCGDNN-KĐCL
V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trường trung cấp, trường cao đẳng
452/TCGDNN-KĐCL
V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp
Tìm kiếm
Khảo sát nhanh
Thành viên
Đăng ký thành viên
Hỏi - Đáp
-
Giáo trình giảng dạy...
04:15 30/10/2024 - Mai Thị Thúy -
Chế độ giờ giảng
22:03 29/11/2021 - Vu Khoi Khoi -
trưởng, phó phòng tài...
20:26 22/02/2021 - vlog Thiên Khôi -
Thắc mắc về hồ sơ lưu...
08:49 03/02/2021 - hai dinh -
Hướng dẫn thành lập...
02:23 02/12/2020 - Lê Trung