GIAO TIẾP BẰNG ÁNH MẮT TRONG GIỜ HỌC
Ai cũng biết rằng lời nói là một phần của giao tiếp, tuy thế các giáo viên thường quên hoặc đánh giá không đúng mức về tầm quan trọng của giao tiếp phi ngôn ngữ của chính họ và của học viên. Một trong những khía cạnh của giao tiếp phi ngôn ngữ là sử dụng ánh mắt để truyền đạt thông tin. Đôi mắt là một phương tiện có tác động mạnh đối với cả giáo viên và học sinh, tuy nhiên học viên sử dụng hầu hết thời gian trong lớp học sử dụng đôi mắt để nhìn sách, nhìn lên bảng, nhìn qua cửa sổ, hoặc đảo mắt không có mục đích quanh lớp học.
Dưới đây là một số điều giáo viên chúng ta nên áp dụng:
- “Cái nhìn” luôn có tác dụng, nhưng không dùng quá mức nếu không bạn sẽ trở thành một bức tranh biếm họa.
- Thiết lập một vai trò lãnh đạo trong lớp học liên quan đến giao tiếp bằng ánh mắt ngay từ đầu. Hãy vào lớp trước các học viên và chào đón họ bằng ánh mắt khi họ bước vào phòng.
- Thảo luận trực tiếp với học viên, không nhìn vào sách, nhìn lên bảng hay màn hình
- Khi buổi học bắt đầu, giáo viên đi quanh phòng học, kiểm tra xem học viên đã sẵn sàng chưa – sách đã mở chưa, bút viết đã cầm trên tay chưa, điện thoại di động đã tắt chưa. Giáo viên có thể biết học viên đã sẵn sàng chưa thông qua cái nhìn bao quát lớp học.
- Cố gắng giảng một phần của bài học không dùng lời nói. Quan sát học viên và lắng nghe họ, đặc biệt là khi họ đang trình bày bài phát biểu. Để ý các biểu hiện của sự nhàm chán hoặc mất tập trung.
- Giao tiếp tốt bằng ánh mắt không có nghĩa là nhìn chằm chằm. Nhiều học viên có thể thấy hình thức giao tiếp này bất tiện nếu giáo viên nhìn chằm chằm và do đó họ nghoảnh mặt đi và mất tập trung vào bài học.
- Giao tiếp tốt bằng ánh mắt không có nghĩa là những cái nhìn nhanh như tên bắn giữa các học viên với nhau – điều này không có bất cứ hiệu quả nào. Thời gian khi giao tiếp bằng ánh mắt nên từ 3 đến 5 giây.
- Khuyến khích học viên sử dụng ánh mắt để giao tiếp khi họ làm việc theo nhóm.
- Các nghiên cứu chỉ ra rằng có một mối liên lạc mạnh mẽ giữa ý nghĩa của ánh mắt mà học viên nhận được và mức độ tham gia của họ vào hoạt động nhóm.
- Tiết kiệm thời gian và sự nỗ lực với các thông điệp cụ thể thông qua ánh mắt và vẻ mặt. Luôn khen ngợi, khuyến khích học viên và đôi khi không tán thành với ý kiến của họ.
- Sử dụng sự tiếp xúc bằng ánh mắt như một kỹ năng điều chỉnh.
- Chỉ định và mời học viên hưởng ứng lại bằng ánh mắt.
Những điều trên đây dường như rất rõ ràng, rất tự nhiên và là một khía cạnh của hành vi ứng xử con người hoặc là do bẩm sinh, hoặc là do phát triển theo thời gian. Nhưng hãy quan sát bản thân bạn, quan sát các bạn đồng nghiệp, và quan sát các học viên của bạn nữa để hoàn thiện kỹ năng giao tiếp qua ánh mắt cho bản thân và cho học viên.
Nguồn tin: Bích Thanh – Global Education
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tin xem nhiều
- MẪU CÂU HỎI THI THEO MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
- THIẾT KẾ MỘT GIỜ DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Quản lý là gì? Sự thống nhất hoàn hảo giữa lí luận và thực tiễn
- Dạy học theo dự án - Phương pháp giáo dục nghề nghiệp hiệu quả
- Thiết kế nội dung bài dạy theo mẫu giáo án tích hợp trong giáo dục nghề nghiệp
Danh ngôn
Thomas Edison
Văn bản
Tìm kiếm
Khảo sát nhanh
Thành viên
Đăng ký thành viên
Hỏi - Đáp
-
Giáo trình giảng dạy...
04:15 30/10/2024 - Mai Thị Thúy -
Chế độ giờ giảng
22:03 29/11/2021 - Vu Khoi Khoi -
trưởng, phó phòng tài...
20:26 22/02/2021 - vlog Thiên Khôi -
Thắc mắc về hồ sơ lưu...
08:49 03/02/2021 - hai dinh -
Hướng dẫn thành lập...
02:23 02/12/2020 - Lê Trung