MẪU CÂU HỎI THI THEO MỨC ĐỘ NHẬN THỨC

Thứ ba - 10/01/2017 04:09
THEO CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC BLOOM
Dưới đây là một số kĩ năng đặt câu hỏi theo các mức độ nhận thức tăng dần của Bloom.
MẪU CÂU HỎI THI THEO MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
MẪU CÂU HỎI THI THEO MỨC ĐỘ NHẬN THỨC

1. CÂU HỎI BIẾT

Ứng với mức độ lĩnh hội 1 “nhận biết”

  • Mục tiêu của loại câu hỏi này là để kiểm tra trí nhớ của Hs về các dữ liệu, số liệu, các định nghĩa, tên tuổi, địa điểm,…
  • Việc trả lời các CH này giúp Hs ôn lại được những gì đã học, đã đọc hoặc đã trải qua.
  • Các từ để hỏi thường là:
    • CÁI GÌ…
    • BAO NHIÊU…
    • HÃY ĐỊNH NGHĨA…
    • CÁI NÀO…
    • EM BIẾT NHỮNG GÌ VỀ…
    • KHI NÀO…
    • BAO GIỜ…
    • HÃY MÔ TẢ…
  • Ví dụ:
    • Hãy phát biểu định nghĩa chuyển động cơ học hoặc hãy liệt kê một số vật liệu thường dùng để chống ô nhiễm tiếng ồn.

2. CÂU HỎI HIỂU

Ứng với mức độ lĩnh hội 2 “thông hiểu”

  • Mục tiêu của loại câu hỏi này là để kiểm tra cách Hs liên hệ, kết nối các dữ liệu, số liệu, tên tuổi, địa điểm, các định nghĩa…
  • Việc trả lời các câu hỏi này cho thấy Hs có khả năng diễn tả bằng lời nói, nêu ra được các yếu tố cơ bản hoặc so sánh các yếu tố cơ bản trong nội dung đang học.
  • Các cụm từ để hỏi thường là:
    • TẠI SAO…,
    • HÃY PHÂN TÍCH…,
    • HÃY SO SÁNH…,
    • HÃY LIÊN HỆ…,
    • HÃY PHÂN TÍCH…,…
  • Ví dụ:
    • Hãy tính vận tốc của vật khi biết cụ thể độ dài quãng đường đi được và thời gian để đi hết quãng đường đó
    • Hãy xác định giới hạn đo và chia nhỏ nhất của bình chia độ.

3. CÂU HỎI VẬN DỤNG

Ứng với mức độ lĩnh hội 3 “vận dụng”

  • Mục tiêu của loại câu hỏi là để kiểm tra khả năng áp dụng các dữ liệu, các khái niệm, các quy luật, các phương pháp… vào hoàn cảnh và điều kiện mới.
  • Việc trả lời các câu hỏi áp dụng cho thấy Hs có khả năng hiểu được các quy luật, các khái niệm… có thể lựa chọn tốt các phương án để giải quyết, vận dụng các phương án vào thực tiễn. Khi đặt câu hỏi cần tạo ra những tình huống mới khác với điều kiện đã học trong bài học
  • Các cụm từ để hỏi thường là:
    • LÀM THẾ NÀO…,
    • HÃY TÍNH SỰ CHÊNH LỆCH GIỮA…,
    • EM CÓ THỂ GIẢI QUYẾT KHÓ KHĂN VỀ … NHƯ THẾ NÀO”,…
  • Ví dụ:
    • Hãy tính vận tốc trung bình của một ô tô đi từ tỉnh A đến tỉnh B biết độ dài quãng đường đó là 150 km, ô tô khởi hành lúc 8h15’ và đến vào lúc 12h30’.
    • Làm thế nào để sử dụng thước dài đã bị gãy đầu có vạch số 0?
    • Làm rõ những phương pháp………..dùng cho mục đích……..
    • Đoán nguyên nhân của…..

4. CÂU HỎI PHÂN TÍCH

Ứng với mức độ lĩnh hội 4 “phân tích”

  • Mục tiêu của loại câu hỏi này là để kiểm tra khả năng phân tích nội dung vấn đề, từ đó đi đến kết luận, tìm ra mối quan hệ hoặc chứng minh một luận điểm.
  • Việc trả lời câu hỏi này cho thấy Hs có khả năng tìm ra được mối quan hệ mới, tự diễn giải hoặc đưa ra kết luận. Việc đặt câu hỏi phân tích đòi hỏi Hs phải giải thích được các nguyên nhân từ thực tế. Các câu hỏi phân tích thường có nhiều lời giải (thể hiện sáng tạo)
  • Các cụm từ để hỏi thường là:
    • TẠI SAO…, đi đến kết luận
    • EM CÓ NHẬN XÉT GÌ VỀ…,
    • HÃY CHỨNG MINH….
  • Ví dụ:
    • Từ kết quả thí nghiệm, hãy nhận xét về mối quan hệ giữa độ lớn của lực kéo với độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng
    • Hãy chứng minh cái đinh vít là 1 dạng của mặt phẳng nghiêng.
    • Chỉ ra những lỗi trong đoạn văn luận chứng sau………………
    • Dữ liệu nào cần để………….

5. CÂU HỎI TỔNG HỢP

Ứng với mức độ lĩnh hội 5 “tổng hợp”

  • Mục tiêu của câu hỏi loại này là để kiểm tra xem Hs có thể đưa ra những dự đoán, giải quyết vấn đề, đưa ra câu trả lời hoặc đề xuất có tính sáng tạo.
  • Câu hỏi tổng hợp thúc đẩy sự sáng tạo của Hs, các em phải tìm ra những nhân tố và ý tưởng mới để có thể bổ sung, cho nội dung. Để trả lời câu hỏi tổng hợp khiến Hs phải: dự đoán, giải quyết vấn đề và đưa ra các câu trả lời sáng tạo. Cần nói rõ cho Hs biết rõ rằng các em có thể tự do đưa ra những ý tưởng, giải pháp mang tính sáng tạo, tưởng tượng của riêng mình. Gv cần lưu ý rằng câu hỏi loại này đòi hỏi một thời gian chuẩn bị khá dài, vì vậy hãy để cho Hs có đủ thời gian tìm ra câu trả lời.
  • Ví dụ:
    • Hãy đề ra những biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn cho những gia đình sống bên cạnh đường giao thông lớn có nhiều loại xe cộ qua lại
    • Hãy tìm cách xác định thể tích của vật thấm nước (những viên phấn) bằng bình chia độ.
    • Bạn sẽ đưa ra kết luận của câu chuyện………..như thế nào?
    • Đưa ra một kế hoạch cho………..

6. CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ

Ứng với mức độ lĩnh hội 6 “đánh giá”

  • Mục tiêu của loại câu hỏi này là kiểm tra xem Hs có thể đóng góp ý kiến và đánh giá các ý tưởng, giải pháp,… dựa vào những tiêu chuẩn đã đề ra.
  • Ví dụ:
    • Theo em trong 2 phương pháp đo thể tích bằng bình chia độ và bằng bình tràn thì phương pháp nào cho kết quả chính xác hơn?
    • Lý do của………….là gì
    • Trên cơ sở những tiêu chuẩn sau……… đánh giá giá trị của………

KẾT LUẬN

Hiệu quả kích thích tư duy Hs khi đặt câu hỏi ở mức độ nhận thức thấp hay cao sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của Hs. Sẽ hoàn toàn vô tác dụng nếu Gv đặt câu hỏi khó để Hs không có khả năng trả lời được. Và mặt khác, thật không có nghĩa nếu đặt câu hỏi quá dễ đối với khả năng của Hs. Gv cần có nhận xét, động viên ngay những câu hỏi, trả lời đúng cũng như câu hỏi trả lời chưa đúng. Nếu tất cả Hs đều trả lời sai thì Gv cần đặt câu hỏi đơn giản hơn để Hs có thể trả lời được vì Hs chỉ có hứng thú học khi họ thành công trong học tập.

Xem thêm: Kỹ thuật đặt câu hỏi/Câu hỏi đào sâu, giả định và làm rõ

THEO CHỨC NĂNG

1. SO SÁNH

a. So sánh 2 người dưới đây để………..

b. Miêu tả sự giống nhau và khác nhau giữa…………..

2. PHÂN LOẠI

a. Nhóm riêng các mục sau dựa vào……..

b. Các từ dưới đây có đặc điểm chung là……………….

3. VẠCH ĐỀ CƯƠNG (DÀN Ý)

a. Vạch sơ lược thứ tự các bước hạn dùng để tính……

b. Thảo luận về quy luật/nguyên tắc của….

4. TÓM TẮT

a. Đưa ra những điểm chính của……..

b. Phát biểu những nguyên tắc của…………….

5. TỔ CHỨC, SẮP XẾP

a. Phác hoạ vài nét lịch sử của………

b. Xem xét sự phát triển của……

6. KẾT LUẬN

a. Tại sao tác giả nói……………

b. Nhân vật X sẽ có xu hướng phản ứng như thế nào với………

7. SUY LUẬN

a. Đưa ra tiêu chuẩn cho…………

b. Dựa vào tiền đề của……….. để xuất một kết luận có giá trị

8. CHỨNG MINH

a. Đưa ra lập luận cho…….

b. Bạn đồng ý với phương án trả lời nào sau đây? Tại sao?

9. TIÊN ĐOÁN

a. Hãy đưa ra kết quả có thể của……

b. Điều gì xảy ra nếu…………..? Tại sao?

10. SÁNG TẠO

a. Phát triển giả thuyết về……………

b. đề xuất giải pháp cho……………

Nguồn tin: Internet, http://gdnn.edu.vn tổng hợp và hệ thống hóa.

Tổng số điểm của bài viết là: 19 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 4.8 - 4 phiếu bầu

Danh ngôn

Phải tôn kính thầy dạy mình, bởi lẽ nếu cha mẹ cho ta sự sống thì chính các thầy giáo cho ta phương cách sống đàng hoàng tử tế

Philoxêne De Cythêrê

Văn bản

1978/QĐ-BLĐTBXH

Quyết định Về việc ban hành các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp

12/2019/TT-BLĐTBXH

Thông tư Hướng dẫn việc chuyển xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp

454/TCGDNN-KĐCL

Công văn V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn KĐCL chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng

453/TCGDNN-KĐCL

Công văn V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trường trung cấp, trường cao đẳng

452/TCGDNN-KĐCL

Công văn V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp

Tìm kiếm

Khảo sát nhanh

Bạn biết gì về GDNN.EDU.VN

Thành viên

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site

Hỏi - Đáp

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây