Thực tế cho thấy sự
tác động của chính sách đối với nhà giáo giảng dạy
nghề nghiệp (GDNN) có
vai trò quan trọng và ảnh hưởng lớn đến chất lượng
đào tạo. Chính sách không chỉ giữ
vai trò định hướng mà còn tạo khuôn khổ
pháp lý, tạo động lực và điều chỉnh
hành vi,
hoạt động giảng dạy của nhà giáo GDNN. Do đó chính sách cần phải cụ thể, rõ ràng, có tính khả thi,
phù hợp với đối tượng và điều kiện
thực tế.
Tuy nhiên các chính sách cho nhà giáo GDNN ở Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều điều cần phải tiếp tục được hoàn thiện mới đáp ứng được
yêu cầu đào tạo nghề cả về số lượng và chất lượng như
mục tiêu đã đề ra trong
chiến lược phát triển dạy nghề đến năm 2020.
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ
phân tích một số
nội dung của chính sách
đào tạo bồi dưỡng nhà giáo GDNN hiện hành.
1. Hiện trạng chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo GDNN tại Việt Nam
Rà soát lại các chính sách hiện hành trong
hoạt động này, chúng tôi thấy nổi cộm một số
vấn đề sau:
- Đối với chính sách đầu tư cho
hoạt động đào tạo, bồi dưỡng
Đây được coi là điều kiện thiếu yếu để
thực hiện việc nâng cao chất lượng cho đội ngũ nhà giáo GDNN theo
yêu cầu thực tế hiện nay.
Tuy nhiên trong
hệ thống chính sách hiện hành mới chỉ định ra phương thức
thực hiện mà chưa
xây dựng định mức cho phép trong
quá trình thực hiện. Thứ nữa, chính sách cũng chưa tính đến điều kiện thực tế trong việc
tổ chức triển khai việc huy động nguồn lực đầu tư.
Vì thế hiện nguồn lực này vẫn còn thiếu nhiều so với nhu cầu thực tế mà các Bộ, ngành, các đơn vị chủ quản và cơ sở
đào tạo nghề chưa tìm được nguồn khai thác. Cho đến nay Việt Nam vẫn chưa có Quỹ
hỗ trợ kĩ năng nghề cho giáo viên do nhà nước quản lý. Tính quy hoạch trong đầu tư chưa rõ ràng do quy hoạch
hệ thống cơ sở dạy nghề chưa bám sát thực tế.
- Đối với chính sách đổi mới đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề
Hầu hết các chính sách đào tạo, bồi dưỡng đều dựa trên các tiêu chuẩn đối với giáo viên giảng dạy tại các cơ sở dạy nghề theo từng
trình độ đào tạo với 2
mô hình:
+
Mô hình nối tiếp: ưu tiên đào tạo chuyên môn và kĩ năng nghề,
sau đó mới bổ sung
nghiệp vụ sư phạm.
+
Mô hình song song: Kết hợp đào tạo kiến thức chuyên môn, kĩ năng
nghề nghiệp với
nghiệp vụ sư phạm trong
quá trình đào tạo nguồn lực giáo viên nghề.
Hai mô hình đào tạo giáo viên nghề đã nêu trên đều có những điểm tích cực nhưng cũng bộc lộ một số nhược điểm. Theo chuẩn giáo viên nghề được
quy định tại
Thông tư 30/2010/TT- BLĐTBXH thì cả hai cách đào tạo trên đều khó đáp ứng. Nói cách khác, các chính sách ban hành chưa
thể hiện sự đa dạng hóa trong đào tạo, bồi dưỡng đối với nhà giáo GDNN, chưa gắn kết, huy động sự
tham gia đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao
trình độ chuyên môn của các doanh nghiệp, các
tổ chức đối với giáo viên dạy nghề.
Bên cạnh đó, các chính sách liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng giáo viên còn thiếu cơ chế
thu hút doanh nghiệp đào tạo, bồi dưỡng GVDN thực hành; Luật Dạy nghề mới chỉ
quy định các doanh nghiệp có nghĩa vụ tiếp nhận đối với người học nghề tại các cơ sở
đào tạo nghề có nhu cầu thực tập, chưa có
quy định bắt buộc đối với doanh nghiệp trong việc
tham gia nâng cao
trình độ kĩ năng cho GVDN. Luật
giáo dục nghề nghiệp đã quy định
trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc tiếp nhận giáo viên dạy nghề thực hành, nhưng chưa quy định
mức độ chịu
trách nhiệm và chế tài
xử lý cũng như quyền lợi của doanh nghiệp với riêng
vấn đề này.
- Trao quyền
tự chủ cho cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhưng chưa đưa ra định mức đào tạo cho GVDN mỗi năm, chưa có quy định về kiểm tra, giám sát
sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng GVDN.
- Chưa đặt ra
vấn đề đào tạo theo nhu cầu công việc, đào tạo theo
vị trí việc làm, đào tạo tại chỗ.
- Chưa có những chính sách khuyến khích, động viên đối với giáo viên tự phấn đấu nâng cao trình độ.
- Chưa có quy định bắt buộc các Dự án lớn về đào tạo nghề phải lồng ghép chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên…
- Chưa có nhiều diễn đàn
hợp tác quốc tế về
nghiên cứu và triển khai trong
lĩnh vực đào tạo giáo viên. Chưa có chính sách
thu hút sự
hỗ trợ từ các chuyên gia quốc tế trong việc đào tạo GVDN tại Việt Nam; Việc tăng cường trao đổi giáo viên giữa các cơ sở đào tạo nghề trong và ngoài nước còn hạn chế.
- Phương thức ĐTBD cho giáo viên dạy nghề còn chậm đổi mới.
- Chưa có chính sách về việc đào tạo lại giáo viên dạy nghề.
2. Kết quả thực hiện chính sách
Chính từ những bất cập của
hệ thống chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo GDNN dẫn đến những quan ngại về chất lượng thực tế của đội ngũ này so với
mục tiêu phát triển lĩnh vực Dạy nghề từ nay đến năm 2020. Theo báo cáo của Tổng cục Dạy nghề Việt Nam, tính đến năm 2012, tổng số GVDN năm 2012 là 57.297, trong đó giáo viên cơ hữu trong hệ thống chiếm 68,8% (năm 2011 tỷ lệ này là 66,5%). Số giáo viên ở các cơ sở khác có dạy nghề từ tỷ lệ 33,5% năm 2011 giảm xuống còn 31,2% năm 2012. Số lượng tăng thêm chủ yếu trong các trường
cao đẳng nghề (2011: có 12.807 người; năm 2012 có14.277 người). Số tăng thêm 1470 người, tương đương 2,70% tổng số giáo viên năm 2011. Nguyên nhân tăng do các trường trung cấp nghề (TCN) mới được nâng cấp lên trường
cao đẳng nghề (CĐN) và một phần là do các trường (CĐN)
tuyển dụng.
Trong số đó, nhà giáo GDNN có trình độ thạc sỹ trở lên tại các cơ sở dạy nghề là 3.946 người. Số có trình độ đại học là 18.941 năm 2012. Tăng lên do
yêu cầu chuẩn về bằng cấp (giảng viên CĐN, giáo viên TCN phải có bằng tốt nghiệp đại học, đại học sư phạm
kỹ thuật trở lên).
Tuy nhiên nguồn
nhân lực này chủ yếu có trình độ về lý thuyết, kĩ năng thực hành còn hạn chế.
Tỷ lệ giáo viên chưa đạt chuẩn về thực hành nghề cao nhất là ở giáo viên dạy các trường trung cấp nghề với tỷ lệ 42,76%
tiếp theo là giáo viên dạy trình độ
cao đẳng nghề trong trường Cao đẳng nghề là 30,82%, tỷ lệ này ở Trung tâm dạy nghề có 10,05%. Khối cơ sở khác có dạy nghề 34,75% giáo viên chưa đạt chuẩn
kỹ năng thực hành nghề. Tỷ lệ đạt chuẩn thực hành tại CSDN thuộc hệ thống là 41,00%. Điều này chứng minh số giáo viên có thể dạy tích hợp là 41,00%.
Trong khi số chưa được đánh giá còn rất lớn: Cao đẳng nghề 39,61%, Trung cấp nghề 35,44%, TTDN 23,61%. Khối cơ sở khác có dạy nghề 48,3%. Trình độ ngoại ngữ nói chung của GVDN tại các cơ sở dạy nghề số chưa đạt chuẩn GV CĐN năm 2011 là 33,44% giảm xuống 25,64% năm 2012. GV TCN 54,16% năm 2011 giảm xuống còn 47,99% năm 2012. Trung tâm dạy nghề số không đạt chuẩn ngoại ngữ tăng lên. Các cơ sở dạy nghề khác không
thay đổi.
Năm 2012
mặc dù đã có nhiều tiến bộ song trình độ tin học của GVDN còn ở mức thấp Số chưa đạt chuẩn còn rất cao (CĐN 35,60%. TGN 28,06% TTDN 54,57%).
Số GVDN không đạt chuẩn sư phạm dạy nghề tại các trường CĐN giảm từ 19,20% năm 2011 xuống 17,40% năm 2012, TCN từ 34,10% xuống 28,80%. TTDN và khối cơ sở khác có dạy nghề có dấu hiệu tăng nhẹ do giáo viên hợp đồng mới chưa được bồi dưỡng NVSP.
Đào tạo, bồi dưỡng có
vai trò đặc biệt
quan trọng đối với
quá trình phát triển năng lực cho đội ngũ nhà giáo GDNN. Với yêu cầu ngày càng cao về
kỹ năng nghề, chất lượng đội ngũ nhà giáo GDNN cần được nâng lên tương xứng. Chất lượng đội ngũ nhà giáo GDNN phụ thuộc rất lớn vào
hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng. Chính vì vậy, chính sách đào tạo, bồi dưỡng đối với nhà giáo GDNN cần được
hoạch định và thực thi
phù hợp, tạo ra động lực cho quá trình nâng cao chất lượng của nhà giáo GDNN.
3. Một số đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách đào tạo bồi dưỡng cho nhà giáo GDNN
Trong
Chiến lược phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011 – 2020, phát triển đội ngũ giáo viên và
cán bộ quản lý dạy nghề được xem là một giải pháp
quan trọng để thực hiện
chiến lược này. Chiến lược
xác định cần chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy các nghề trọng điểm cấp độ
quốc gia về trình độ đào tạo,
kỹ năng và sư phạm nghề. 100% số giáo viên này phải đạt chuẩn vào năm 2014; Chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy các nghề trọng điểm cấp độ
khu vực và quốc tế về
kỹ năng nghề và năng lực sư phạm của các nước
tiên tiến trong
khu vực ASEAN và các nước phát triển trên
thế giới. 100% số giáo viên này phải đạt chuẩn của các nước
tương ứng vào năm 2014. Nhà nước bảo đảm việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo GDNN (trong và ngoài nước) theo hướng chuẩn hóa, đủ về số lượng; có cơ cấu
hợp lý theo nghề và trình độ đào tạo. Huy động các nhà
khoa học,
cán bộ kỹ thuật, nghệ nhân, người
lao động có tay nghề cao,
nông dân sản xuất giỏi
tham gia dạy nghề cho
lao động nông thôn.
Từ thực trạng hệ thống chính sách, những đề xuất nhóm chính sách liên quan đến đào tạo bồi dưỡng cho nhà giáo GDNN sẽ
quan tâm đến những vấn đề sau:
- Nguồn đầu tư cho việc đào tạo bồi dưỡng nhà giáo GDNN còn thiếu hụt;
- Chương trình bồi dưỡng cho nhà giáo GDNN chưa được
xây dựng theo chuẩn
kỹ năng nghề;
- Chưa quy định về chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo GDNN;
- Khung năng lực
quốc gia đối với nhà giáo GDNN chưa được
xây dựng và ban hành;
- Mô hình đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo GDNN theo hai phương thức song song và nối tiếp.
Phương pháp mạch thẳng ưu điểm về chất lượng song lại chậm về quy mô.
Phương pháp đào tạo nối tiếp tăng nhanh về quy mô nhưng chất lượng đào tạo bị ảnh hưởng;
- Mạng lưới cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo GDNN phân bố chưa đồng đều;
- Cơ cấu ngành nghề đào tạo trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo GDNN chưa phân định;
- Sự tách biệt giữa đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo GDNN và
nghiên cứu khoa học;
-
Phân biệt giữa giáo viên trong biên chế hoặc giáo viên có hợp đồng
lao động dài hạn với giáo viên chưa trong biên chế;
Những đề xuất chính sách dưới đây sẽ hướng tới các giải pháp hoàn thiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cho nhà giáo GDNN Việt Nam hiện nay.
Để nâng cao hiêu quả đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo GDNN, vấn đề
trước hết cần
quan tâm là đảm bảo nguồn tài chính cần thiết cho hoạt động này, cần xem đó là một ưu tiên trong phát triển nhà giáo GDNN.
Do vậy đề nghị:
- Xây dựng quỹ
Quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo GDNN với tỷ trọng lớn từ ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, cần xây dựng chính sách
xã hội hóa nguồn tài chính cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo GDNN như huy động sự đóng góp của người học theo quy định của pháp luật, huy động các nguồn lực
xã hội hoá, đầu tư của các
tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong nước, ngoài nước và các nguồn hợp pháp khác.
- Quy định các dự án về dạy nghề vốn ODA phải dành một tỷ lệ kinh phí nhất định để thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo GDNN, nhất là tổ chức cho nhà giáo GDNN
rèn luyện kỹ năng,
phương pháp giảng dạy ở các nước
tiên tiến, có hoạt động dạy nghề phát triển.
- Đổi mới chính sách phân bổ tài chính trong đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo GDNN. Thực hiện phân bổ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh
nghề nghiệp thay vì xác định theo định mức đầu người.
- Quy định trao quyền
quyết định sử dụng kinh phí cho các cơ quan, đơn vị
sử dụng nhà giáo GDNN. Bởi lẽ, cơ quan, đơn vị sử dụng nhà giáo GDNN là chủ thể có
thông tin đầy đủ nhất, chính xác nhất những thiếu hụt về năng lực của đội ngũ nhà giáo GDNN. Nếu cơ quan, đơn vị sử dụng nhà giáo GDNN được quyền
quyết định kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, có quyền lựa chọn chương trình đào tạo, bồi dưỡng sẽ làm
thay đổi hẳn
thói quen cung ứng dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng hiện nay và tạo điều kiện cho những cơ sở có năng lực tham gia cung ứng dịch vụ này. Khi đó người học sẽ có cơ hội để lựa chọn dịch vụ tốt hơn, rẻ hơn và nhà nước cũng
tiết kiệm kinh phí đầu tư. Một khi đã trao quyền
tự chủ cho các cơ quan sử dụng nhà giáo GDNN, trong đó có quyền chọn cơ sở đào tạo sẽ hình thành một cơ chế cạnh tranh trong việc tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng cho nhà giáo GDNN. Điều này giúp nâng cao
hiệu quả sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, khắc phục
tình trạng nhà giáo GDNN tham dự nhiều chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhưng năng lực
làm việc không được cải thiện
tương ứng.
- Thực hiện cơ chế cạnh tranh trong đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo GDNN. Cơ chế
thị trường, hội nhập,
mục tiêu nâng cao năng lực của nhà giáo GDNN theo chuẩn
khu vực và quốc tế đặt ra yêu cầu phải xây dựng cơ chế tổ chức đào tạo, bồi dưỡng linh hoạt hơn, mềm dẻo hơn bảo đảm sự cạnh tranh trong
lĩnh vực này. Tạo điều kiện cạnh tranh trong đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo GDNN chính là động lực để thúc đẩy sự phát triển của hoạt động này theo hướng chất lượng,
hiệu quả, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách cho đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo GDNN.
+ Giải pháp về thể chế
Ban hành Nghị định quy định việc đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo GDNN (theo quy định tại Khoản 2 Điều 58), trong đó quy định về Quỹ quốc gia về phát triển nhà giáo GDNN; quy định việc phân bổ tài chính; quy định về cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo.v.v… như đề xuất nêu trên.
+ Giải pháp về nguồn tài chính
Bổ sung nguồn kinh phí từ ngân sách
trung ương, ngân sách địa phương cho việc đào tạo, bồi dưỡng nằm trong kinh phí đầu tư, phát triển.
- Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo GDNN theo hướng
tiếp cận năng lực thực hiện. Các phương diện cần đổi mới như: xây dựng mô hình đào tạo, bồi dưỡng;
nội dung, chương trình; phương thức và phương pháp tổ chức đào tạo; kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo và quản lý đào tạo nhà giáo GDNN theo năng lực thực hiện: Đổi mới cơ bản về mục tiêu,
nội dung chương trình, phương thức và phương pháp đào tạo, hệ thống kiểm tra - đánh giá và cơ chế quản lý theo hướng mở và chuẩn hóa nhằm đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng nhà giáo GDNN trong hệ thống dạy nghề của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.
* Giải pháp thực hiện
+ Những nội dung trên cần phải được thể chế trong Nghị định quy định về đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo GDNN của Chính phủ và được hướng dẫn thực hiện những nội dung đổi mới này trong
thông tư quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về
giáo dục nghề nghiệp ở
trung ương.
+ Cơ quan quản lý có thẩm quyền tổ chức đánh giá các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo GDNN trước khi đặt hàng đào tạo, bồi dưỡng bảo đảm các chương trình đào tạo bồi dưỡng phải được đổi mới.
- Đa dạng hóa phương thức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo GDNN
Cần có chính sách đa dạng hoá hình thức đào tạo, cụ thể:
+ Đào tạo trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trong nước;
+ Đào tạo tại doanh nghiệp, cơ sở
sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ;
+ Đào tạo trực tiếp, đào tạo trực tuyến qua mạng (e-learning);
+ Đưa đi đào tạo ở nước ngoài, hoặc mời chuyên gia nước ngoài đến đào tạo tại Việt Nam...
+ Xây dựng chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để các cơ sở dạy nghề trong nước chủ động mở rộng
hợp tác,
liên kết đào tạo với các cơ sơ đào tạo ở nước ngoài;
+ Khuyến khích các tổ chức
nghiên cứu khoa học tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng sư phạm nghề cho nhà giáo GDNN qua đó phát triển công tác nghiên cứu khoa học của các các cơ sở dạy nghề cũng như nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của nhà giáo GDNN.
* Giải pháp thực hiện
Quy định các phương thức đào tạo trong Nghị định của Chính phủ hoặc trong
thông tư hướng dẫn về tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo GDNN.
- Quy hoạch, nâng cao năng lực các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo GDNN
+ Cần rà soát, quy hoạch lại hệ thống các trường sư phạm
kỹ thuật theo hướng xây dựng trường đa ngành nghề; đầu tư cơ sở vật chất cho các các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo GDNN tạo điều kiện thực tập sư phạm cho nhà giáo GDNN;
+ Củng cố, nâng cao năng lực của các khoa sư phạm dạy nghề tại một số trường cao đẳng nghề trước đây; xây dựng trung tâm để đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề cho nhà giáo GDNN. Đánh giá,
phân loại/phân hạng rõ ràng nhà giáo GDNN cũng là một
yếu tố tạo cho họ động lực để tự/chủ động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
nghiệp vụ giảng dạy;
+ Tăng cường các hoạt động nghiên cứu khoa học (có ràng buộc nghĩa vụ,
trách nhiệm) cho chính đội ngũ nhà giáo GDNN để từ đó
thông qua các mối quan hệ trực tiếp với các tổ chức nghiên cứu khoa học cũng như các cơ sở
sản xuất kinh doanh để làm giàu kiến thức chuyên môn,
nghiệp vụ giảng dạy cũng như năng lực giảng dạy tích hợp - một xu hướng chủ đạo hiện nay của các cơ sở dạy nghề.
* Giải pháp thực hiện
+ Ban hành văn bản quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo GDNN;
+ Cơ quan quản lý nhà nước về
giáo dục nghề nghiệp ở
trung ương cần có hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương tổ chức đánh giá các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo GDNN để xây dựng quy hoạch
phù hợp.
- Gắn kết với doanh nghiệp trong đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho nhà giáo GDNN
+ Nhà giáo GDNN phải định kỳ đi thực hành thực tập tại doanh nghiệp có ngành nghề sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ phù hợp với nghề đào tạo
thông qua hợp đồng giữa doanh nghiệp và cơ sở GDNN, cụ thể:
+ Nhà giáo giảng dạy trình độ
sơ cấp:
Thời gian thực hành thực tập là 1 tháng/năm chia làm 02 đợt;
+ Nhà giáo giảng dạy trình độ trung cấp, cao đẳng:
Thời gian thực hành, thực tập là 2 tháng/năm chia làm 02 đợt.
+ Nhà giáo GDNN tham gia hướng dẫn thực hành, thực tập cho người học tại doanh nghiệp thì không phải có
thời gian riêng đi thực hành, thực tập tại doanh nghiệp;
+ Thời gian thực hành, thực tập tại doanh nghiệp của nhà giáo GDNN được tính vào thời gian giảng dạy (được coi là giờ chuẩn);
+ Hợp đồng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nhà giáo GDNN giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp có những nội dung sau:
* Tên chuyên đề đào tạo hoặc các kỹ năng nghề nâng cao;
* Địa điểm đào tạo;
* Thời gian đào tạo;
* Chi phí đào tạo và phương thức thanh toán chi phí đào tạo;
* Thỏa thuận về thời gian và mức tiền công cho nhà giáo GDNN trực tiếp hoặc tham gia làm ra sản phẩm cho doanh nghiệp trong thời gian đào tạo.
* Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mỗi bên khi vi phạm hợp đồng;
* Thanh lý hợp đồng;
* Các thoả thuận khác không trái pháp luật và đạo đức
xã hội.
+
Toàn bộ chi phí cho việc thực hành, thực tập, hướng dẫn thực hành thực tập cho nhà giáo GDNN của doanh nghiệp được trừ để tính
thu nhập chịu thuế, gồm:
* Các khoản chi phí
hợp lý cho người dạy;
* Chương trình,
tài liệu, vật liệu thực hành;
* Chi phí khấu hao nhà xưởng, máy móc thiết bị;
* Các chi phí khác (trả công cho người học)
+ Hàng năm, doanh nghiệp làm thủ tục khai báo với cơ quan thuế có thẩm quyền về
kế hoạch, chi phí đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo GDN;
+ Hồ sơ, trình tự, thủ tục; thẩm quyền tiếp nhận việc khai báo miễn trừ thuế
thu nhập doanh nghiệp với các chi phí cho đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo GDNN tương tự như hồ sơ, trình tự, thủ tục; thẩm quyền tiếp nhận việc khai báo miễn trừ thuế
thu nhập doanh nghiệp với các chi phí cho việc thực hành, thực tập của người học.
* Giải pháp thực hiện
Ban hành nghị định của Chính phủ quy định quy định chi tiết về quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động dạy nghề. Trong nghị định này quy định chi tiết cụ thể về việc gắn kết giữa doanh nghiệp với cơ sở GDNN nói chung trong đó có các nội dung về gắn kết trong đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo GDNN như đề xuất ở trên.
KẾT LUẬN
Nếu coi chất lượng đội ngũ nhà giáo GDNN là
yếu tố then chốt trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo nghề nghiệp thì việc Nhà nước với hệ thống các chính sách
hợp lý nhằm cung ứng được nguồn
nhân lực tốt nhất cho lĩnh vực này đang
thực sự là một
thách thức. Bài viết chỉ mới đề cập đến một khía cạnh trong chức năng
hoạch định chính sách đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ nhà giáo GDNN của hoạt động quản lý nhà nước. Tuy nhiên hệ thống các giải pháp đề xuất đã được xây dựng trên những cơ sở lý luận và
thực tiễn qua việc nghiên cứu và khảo sát một cách nghiêm túc, khoa học. Chúng tôi hi vọng nó sẽ được thể chế hóa trong thời gian sớm nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo dạy nghề Việt Nam năm 2011 và năm 2012
2. Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2020
3. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020
4. Chiến lược phát triển dạy nghề giai đoạn 2011-2020
5. Luật Giáo dục Nghề nghiệp
6. The National Dual Training System-Malaysia.
7. TVET: Thai Land Experiences – Dr Chana Kasipar
8. Social Welfare, Politics and Public Policy - Diana M. Dinitto
9. Public Policy: Politics Analysis and Alternatives, 4th Edition - Micheal E Kraft and Scoot R. Furlong
10. Essentials of Social Welfare: Politics and Public Policy - Diana M. DiNittio and David H. Jolnson