CÁCH TẠO RA SỰ HÀI HƯỚC TRONG GIẢNG DẠY

Thứ ba - 10/01/2017 04:30
Có một định lý trong giáo dục học là:Tâm trạng của học sinh khi học ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiếp thu và kết quả học tập.Trạng thái tâm lý thuận lợi cho việc học là: thoải mái, vui vẻ, phấn khích, tập trung. Học mà vui sướng, tập trung và hăng say như là đang được chơi một trò thú vị, là học nhanh vào nhất. Ngược lại, nếu rơi vào một trong các trạng thái như hoang mang, sợ hãi, cáu kỉnh, bực bội, buồn chán, lơ đãng thì sẽ khó học được kiến thức vào đầu.
CÁCH TẠO RA SỰ HÀI HƯỚC TRONG GIẢNG DẠY
CÁCH TẠO RA SỰ HÀI HƯỚC TRONG GIẢNG DẠY

Theo bài báo nhan đề “Humour as means to make mathematics enjoyable” của Shmakov & Hannula (Univ. of Turku, Finland):

One “fundamental principle of human behavior is that emotions energize and organize perception, thinking and action” (Ref: Izard, The psychology of emotions, N.Y.: Plenum Press, 1991). Research has confirmed a positive relationship between positive affect and achievement. It seems that the affective outcomes are most important during the first school years, as they are less likely to be altered later on. Two key elements of a desired affective disposition are self-confidence and motivation to learn (Ref: Hannula, Affect in Mathematical Thinking and learning. In: J. Maaß & W. Schlöglmann eds., New mathematics education research and practice, 2006).
Nhiều phương pháp giáo dục cổ điển chỉ chú trọng đến phần kiến thức, nhồi nhét kiến thức, mà không đếm xỉa đến tâm lý học sinh. Thậm chí phản giáo dục, cầm roi đánh học sinh liên tục, khiến học sinh đi học mà như là bị tra tấn, học vị sợ đòn chứ mất hết niềm vui, học trong trạng thái ức chế, đọc đi đọc lại như con vẹt nhưng vẫn bị não thải ra vị trong trạng thái ức chế đó não khó chấp nhận ghi lại kiến thức mới mà chỉ muốn quên nó đi (vì muốn quên đi sự đau khổ khi học, nên quên luôn cả kiến thức đi kèm, vì cái này gợi nhớ đến cái kia)

Các phương pháp giáo dục hiện đại đang chú ý hơn đến việc làm sao cho học sinh “học mà phấn khởi như chơi”, nhằm tăng hiệu quả của quá trình tiếp thu kiến thức. Một trong các phương pháp đó thậm chí có tên rất ngộ là CheCha (viết tắt của hai chữ Cheerful và Challenging gép lại với nhau), được giới thiệu trong bài báo có nhắc tới phía trên của Shmakov & Hannula. Phương pháp CheCha dựa trên các câu truyện tranh ảnh hài hước và các “riddles” (bài toán đố) cũng như các trò chơi để kích thích trí tò mò của học sinh, và tạo không khí vui vẻ trong quá trình học.

Một ví dụ truyện cười trong bài báo của Shmakov và Hannula là: Pooh và Piglet đang ngồi trên ghế băng nói chuyện với nhau, có Eeyore gửi 1 hộp kẹo có 10 cái kẹo trong đó, và kèm theo mẩu thư: gửi cho Pooh và Piglet, chia đều mỗi bạn 7 cái kẹo. Pooh thắc mắc “tớ không hiểu sao lại thế; cậu nghĩ thế nào?” Piglet bốc kẹo ăn rồi trả lời: “Tớ chả nghĩ gì cả, nhưng tớ ăn hết phần 7 cái kẹo của tớ rồi”.

Tôi không quen dạy trẻ em nhỏ tuổi nên không biết câu chuyện trên có thuộc loại hóm hỉnh đối với trẻ nhỏ không (bản thân tôi thì thấy nó cũng hơi hóm hỉnh, nhưng có lẽ có những chuyện khác còn hóm hơn). Đối với toán ở bậc đại học, cũng có nhiều câu chuyện hóm hỉnh. Và bản thân các anecdotes về các nhà toán học và lịch sử phát minh ra các khái niệm toán học cũng rất ly kỳ, kể cho SV nghe có thể làm tăng kích thích tính tò mò của họ.

Một vài ví dụ về chuyện hài hước dùng cho dạy toán:

 
  • Số nhị phân. Có 10 loại người trên thế giới: loại biết số nhị phân, và loại không biết số nhị phân.
  • Logic. Pinocchio mỗi khi nói dối thì mũi dài ra, còn khi nói thật thì mũi không dài ra. Thế khi Pinocchio nói là “mũi tôi sẽ dài ra bây giờ” thì sao?!
  • Chuỗi số (khi nói về hội tụ & phân kỳ). Một nhà toán học tổ chức một giải xổ số, quảng cáo là “ai được giải sẽ được vô hạn tiền”. Sau khi một người trúng giải đến đòi giải, nhà toán học mới nói: Thế này nhé, tuần đầu anh sẽ nhận được 1 $, tuần thứ hai 1/2 $, tuần thứ ba 1/3 $, và cứ như thế …
  • Lý thuyết tập hợp (khi nói về cardinal). Các bạn có biết câu “mọi người đều bình đẳng, nhưng có những người bình đẳng hơn những người khác ?” (Không nhớ có phải là của Orwell không ?). Trong toán cũng vậy, các tập vô hạn đều … vô hạn, nhưng có những tập vô hạn hơn những tập khác !
  • Giê Su là nhà toán học. Chứng minh: Giê Su cầm một cái bánh mì, rồi dùng định lý Banach-Tarski nhân ra thành nhiều cái bánh mì để chia cho mọi người ăn
  • Số lớn. (Theo Richard Feynman). Giải ngân hà có đến 10^11 ngôi sao, nên trước đây cụm từ “số thiên văn” được dùng để chỉ các con số rất lớn, hơn chục chữ số. Nhưng nợ chính phủ (của Mỹ) ngày nay là hàng nghìn tỷ đô la, tức là những 13 chữ số, và bởi vậy bây giờ các con số rất lớn được gọi là “số kinh tế”!

Nguồn tin: zung.zetamu.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Xếp hạng: 0 - 0 phiếu bầu

Danh ngôn

Một gánh sách không bằng một người thầy giỏi

Ngạn ngữ Trung Quốc

Văn bản

1978/QĐ-BLĐTBXH

Về việc ban hành các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp

12/2019/TT-BLĐTBXH

Hướng dẫn việc chuyển xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp

454/TCGDNN-KĐCL

V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn KĐCL chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng

453/TCGDNN-KĐCL

V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trường trung cấp, trường cao đẳng

452/TCGDNN-KĐCL

V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp

Tìm kiếm

Khảo sát nhanh

Theo bạn để nâng cao chất lượng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần tập trung vào nội dung nào sau đây?

Thành viên

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site

Hỏi - Đáp

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây