Dao tao

đào tạo

Liên kết đa chiều giữa các bên trong đào tạo và NCKH

Xây dựng mô hình liên kết nhà trường - doanh nghiệp trong đào tạo và nghiên cứu khoa học tại các cơ sở đào tạo

 03:59 11/10/2019

Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mà trong đó các doanh nghiệp phát triển đòi hỏi phải có sự tham gia xây dựng của các cơ sở đào tạo và sự hô trợ của các cơ quan, tổ chức chính phủ. Sự gắn kết Cơ sở giáo dục - Doanh nghiệp - Chính phủ đang ngày càng đòi hỏi phải có những mô hình nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển một cách bền vững. Với vai trò là đơn vị thụ hưởng, các doanh nghiệp vừa là khởi nguồn của nhu cầu, vừa là chủ thể thúc đẩy việc giải quyết nhu cầu. Các trường Đại học, Cao đang phát huy thế mạnh của mình trong nắm bắt, tạo giải pháp để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp cả về nguồn nhân lực lân sản phẩm trí tuệ. Chính phủ đóng vai trò là mối quan hệ tổng hòa, vừa định hướng, vừa xúc tác để quá trình hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường trở nên hiệu quả hơn. Trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức chính phủ thì việc sử dụng sự hô trợ của các cơ quan quốc tế trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường là một trong những khía cạnh mang đến nhiều thành công.
Giáo dục nghề nghiệp vì một tương lai bền vững

Giáo dục nghề nghiệp vì một tương lai bền vững

 22:21 18/06/2018

Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có vai trò quan trọng phát triển kinh tế đất nước, là nơi cung ứng nhân lực lao động qua đào tạo cho thị trường lao động. Theo Luật Giáo dục nghề nghiệp, GDNN là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. GDNN được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên.
Quy trình xây dựng, biên soạn và thẩm định chương trình, giáo trình đào tạo nghề

Quy trình xây dựng, biên soạn chương trình, giáo trình

 23:41 27/04/2017

1. Cơ sở pháp lý:

- Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH, ngày 20/10/2015 của Bộ Lao động – TBXH, Quy định về đào tạo trình độ sơ cấp (Đối với chương trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp);

- Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH, ngày 20/10/2015 của Bộ Lao động – TBXH, Quy định về đào tạo đào tạo thường xuyên (Đối với chương trình đào tạo nghề dưới 03 tháng);

- Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 07 năm 2010 của Bộ tài chính-Lao động TBXH về việc hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện đề án "đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" ban hành theo quyết định số 1956/QĐ-TTG ngày 27/11/2009 của Thủ tướng chính phủ;

Quan niệm của Khổng Tử về học sinh

Quan niệm của Khổng Tử về học sinh

 21:13 29/03/2017

Lẽ đương nhiên, theo thuyết chính danh, vị thế của thầy phải hơn trò trong trật tự xã hội: quân, sư và phụ (vua, thầy và cha). Như vậy, ngôi thứ của thầy chỉ sau vua, và trên hơn cha. Người cha có vai trò sinh, dưỡng và đặc biệt là giáo dục người con. Tuy nhiên, người cha chỉ lấy kinh nghiệm sống và nhận định riêng của mình để dạy dỗ con cái, chứ không theo hệ thống tri thức và giáo lý nào. Do đó, người cha không thực hiện vai trò giáo dục tốt hơn người thầy, ngoại trừ người cha có nghề chính là thầy. Khổng Tử muốn nhấn mạnh: giáo dục con người khó hơn sinh và dưỡng. Xét về tri thức và đạo đức, nếu trò ở vị thế là người thì trò kém hơn thầy bốn bậc. Do đó, trò phải tôn trọng thầy, cụ thể là khâm phục tài đức của thầy và xem trọng lời của thầy giảng. Cũng xuất phát từ luận điểm này, người Việt Nam ta có câu nói truyền thống “tôn sư trọng đạo”.
Quan niệm của Khổng Tử về người Thầy

Quan niệm của Khổng Tử về người Thầy

 21:08 29/03/2017

Nước ta có bề dày lịch sử chịu ảnh hướng của tư tưởng khổng giáo. Giáo dục nước ta cũng không thoát khỏi vòng ảnh hưởng đó. Từ thời Bắc thuộc (111 TCN – 939), nền giáo dục khổng giáo đã được bắt đầu áp đặt cho người Việt. Những người thầy đầu tiên của nền giáo dục khổng giáo là các quan lại người Hoa như thứ sử Tích Quang, Nhâm Diên, Sĩ Nhiếp và Đỗ Tuệ Độ. Vì thế, quan niệm của Khổng Tử về người thầy và học trò cũng là quan niệm của người Việt vào thời đó, và thậm chí kể cả ngày nay.
Khái niệm chung về NGHỀ

Khái niệm chung về NGHỀ

 01:28 19/02/2017

Trong đời sống sản xuất của xã hội, trong việc đào tạo cán bộ kỹ thuật, đào tạo công nhân chúng ta thường nói đến một khái niệm khác. Đó là nghề.
Câu hỏi muôn thuở: Các doanh nghiệp có nên tự mình đào tạo nhân viên?

Câu hỏi muôn thuở: Các doanh nghiệp có nên tự mình đào tạo nhân viên?

 07:34 16/02/2017

Liệu việc đào tạo có thật sự cần thiết? Nếu có thì nên đào tạo nguồn lực bên ngoài hay nội bộ công ty?

Danh ngôn

Nếu người kỹ sư vui mừng nhìn thấy cây cầu mà mình vừa mới xây xong, người nông dân mỉm cười nhìn đồng lúa mình vừa mới trồng, thì người giáo viên vui sướng khi nhìn thấy học sinh đang trưởng thành, lớn lên

Gôlôbôlin

Văn bản

1978/QĐ-BLĐTBXH

Về việc ban hành các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp

12/2019/TT-BLĐTBXH

Hướng dẫn việc chuyển xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp

454/TCGDNN-KĐCL

V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn KĐCL chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng

453/TCGDNN-KĐCL

V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trường trung cấp, trường cao đẳng

452/TCGDNN-KĐCL

V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp

Tìm kiếm

Khảo sát nhanh

Bạn biết gì về GDNN.EDU.VN

Thành viên

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site

Hỏi - Đáp

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây