Gdnn
Giáo dục nghề nghiệp
Thực trạng và giải pháp phân luồng học sinh sau trung học cơ sở vào Giáo dục nghề nghiệp
04:06 01/11/2019
Có nhiều ý kiến cho rằng phân luồng học sinh (PLHS) sau trung học cơ sở (THCS) là trách nhiệm của riêng ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), hướng nghiệp là con đường duy nhất để thực hiện được điều đó. Tuy nhiên, lý luận và thực tiễn cho thấy PLHS nói chung và PLHS sau THCS nói riêng là vấn đề hết sức phức tạp, không chỉ là vấn đề của ngành GD&ĐT như nhiều ý kiến đã lầm tưởng, mà là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, không chỉ là trách nhiệm điều tiết của nhà nước các cấp, của Chính phủ, của các bộ ngành và địa phương, mà còn là nhiệm vụ của các trường phổ thông, của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và giáo dục đại học (GDĐH), của các doanh nghiệp - đơn vị sử dụng nhân lực và của cả học sinh, phụ huynh học sinh. Trong những năm qua, PLHS sau THCS đã có những kết quả bước đầu. Tuy nhiên, trên thực tế việc PLHS sau THCS vẫn còn không ít khó khăn, thách thức. Nếu thắng thắn nhìn nhận thì PLHS không đạt được mục tiêu như kỳ vọng, nếu không muốn nói là thất bại trong lĩnh vực này.
Đổi mới quản lý nhà nước, quản trị đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp
05:14 28/10/2019
Dưới tác động và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ khoa học công nghệ, đặc biệt là tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, các hoạt động quản lý nói chung và quản lý nhà nước nói riêng đã, đang và sẽ thay đổi để thích ứng. Quản lý nhà nước sẽ chuyển mạnh từ cai trị dựa vào quyền lực sang quản trị dựa vào công nghệ đang và sẽ là xu hướng chung của thế giới và Việt nam cũng không đứng ngoài xu hướng này. Trong bối cảnh chung đó, quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp và các hoạt động quản trị nhà trường cũng phải đổi mới cho phù hợp. Bài viết sẽ trình bày những vấn đề của quản lý nhà nước và quản trị cơ sở giáo dục nghề nghiệp, bao gồm những bất cập của quản lý, quản trị hiện hành, những yêu cầu đổi mới và những nội dung đổi mới. Từ những phân tích này, tác giả đề xuất những hàm ý chính sách nhằm đổi mới quản lý nhà nước và quản trị cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong điều kiện hội nhập quốc tế hướng tới chất lượng, hiệu lực và hiệu quà.
BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
04:33 24/09/2019
Đặt vấn đề Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có vị trí quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực trực tiếp cho sản xuất và dịch vụ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, bảo đảm chất lượng GDNN trong bối cảnh hội nhập quốc tế cần thực hiện nhiều giải pháp từ đổi mới quản trị nhà trường, phát triển chương trình đào tạo theo tiếp cận năng lực, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới tổ chức quá trình đào tạo theo hướng gắn kết cơ sở GDNN với doanh nghiệp, đánh giá kết quả học tập theo tiếp cận năng lực, tăng cường hợp tác quốc tế với các cơ sở đào tạo ở khu vực và các nước phát triển.
Tin xem nhiều
- MẪU CÂU HỎI THI THEO MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
- THIẾT KẾ MỘT GIỜ DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Quản lý là gì? Sự thống nhất hoàn hảo giữa lí luận và thực tiễn
- Dạy học theo dự án - Phương pháp giáo dục nghề nghiệp hiệu quả
- Thiết kế nội dung bài dạy theo mẫu giáo án tích hợp trong giáo dục nghề nghiệp
Danh ngôn
Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học
Comenxki
Văn bản
Tìm kiếm
Khảo sát nhanh
Thành viên
Đăng ký thành viên
Hỏi - Đáp
-
Giáo trình giảng dạy...
04:15 30/10/2024 - Mai Thị Thúy -
Chế độ giờ giảng
22:03 29/11/2021 - Vu Khoi Khoi -
trưởng, phó phòng tài...
20:26 22/02/2021 - vlog Thiên Khôi -
Thắc mắc về hồ sơ lưu...
08:49 03/02/2021 - hai dinh -
Hướng dẫn thành lập...
02:23 02/12/2020 - Lê Trung