Kỹ năng quản lý thời gian và tổ chức công việc hiệu quả

Thứ hai - 16/01/2017 03:20
“Bận”, là một từ đã thành thời thượng trong cuộc sống của chúng ta ngày nay. Nhìn đâu ta cũng thấy một sự tất bật, hối hả, cuống cuồng.

Áp lực công việc ngày càng căng thẳng và phức tạp, đòi hỏi chúng ta phải hết sức cố gắng mới vượt qua được. Còn để thành công, ta còn phải cố gắng nhiều hơn. Trong khi thời gian thì vẫn cứ thế, lặng lẽ rượt đuổi ta mỗi ngày. Không ít khi ta mệt mỏi rã rời. Ta mong sao ngày dài thêm 3 – 4 lần nữa, đơn giản chỉ để ta được ngủ cho “đã”. Vậy mà nó cứ hùn hục xông lên. Thật đáng ghét!

Làm gì để thoát khỏi “con ma” thời gian?

Mời bạn cùng tôi bước vào hành trình “ám” lại “con ma” thời gian và kiểm soát nó để ta luôn được thảnh thơi nhưng vẫn hoàn thành tốt công việc một cách hiệu quả nhất.

Trước tiên, ta cùng tìm hiểu: Thời gian là gì? Và tại sao chúng ta cần quản lý thời gian?

Theo bạn, thời gian là gì?

Với tôi, thời gian là thứ tài sản thượng đế ban tặng muôn loài đồng đều nhất, có giới hạn, không thay đổi được & không mua, bán được. Vì những đặc điểm này, thực sự chúng ta không bao giờ quản lý được thời gian, điều duy nhất chúng ta có thể làm được là sắp xếp & sử dụng thời gian như thế nào cho hiệu quả nhất. Người sử dụng thời gian hiệu quả, là người “giàu có” thời gian hơn.

Vậy làm thế nào để sử dụng thời gian hiệu quả?

Tôi có một cách rất đơn giản. Chia trang giấy A4 hay trang Ms-word thành 4 phần như hình bên dưới:

Kỹ năng quản lý thời gian và tổ chức công việc hiệu quả

Giờ thì ta thử suy nghĩ xem: Đâu là việc khẩn cấp cần làm ngay? Đâu là việc quan trọng, cần lập kế hoạch chi tiết để thực hiện và đảm bảo đúng tiến độ? Còn việc không khẩn cấp và cũng không quan trọng thì sao?

Người ta nói rằng: 80% thành quả được mang đến từ 20 % công việc. Dĩ nhiên, 20% đó phải là việc quan trọng rồi. Người thành công là người biết chọn đúng những việc quan trọng để làm và dám “vứt” đi những việc không quan trọng.

Có thể bạn sẽ bảo: “Tôi thấy việc nào cũng khẩn cấp và quan trọng cả”. Tôi hiểu và thông cảm với cảm giác đó của bạn. Khi bạn chưa biết cách lập kế hoạch và tổ chức công việc của mình hiệu quả, thì bạn sẽ luôn luôn bị những việc sự vụ rượt đuổi. Và tất cả chúng dường như đều rất khẩn cấp và cũng rất quan trọng. Nhưng thực ra, những việc sự vụ ấy thường là 80% công việc tôi đã nói phần trên. Nghĩa là bạn đã dành 80% công sức, tâm huyết, thời gian để thực hiện việc mà những người thành công sẵn sàng vứt đi.

Vì vậy, để quản lý thời gian hiệu quả, bạn cần phải lập kế hoạch hay hoạch định công việc tốt. Rất đơn giản và tôi tin chắc là bạn có thể làm được 06 bước sau:

1. Xác định mục tiêu

2. Liệt kê những việc phải làm

3. Ước tính thời gian cần thiết

4. Cân nhắc mức độ ưu tiên

5. Quyết định thực hiện

6. Lên lịch trình thực hiện

Bạn cần lưu ý, bước xác định mục tiêu, thường chúng ta xác định mục tiêu rất chung chung. Và vì chung chung nên bạn sẽ không ước lượng được thời gian cần thiết. Thế là bạn bị “vỡ” kế hoạch. Vòng luẩn quẩn sự vụ, khẩn cấp tiếp tục rượt đuổi bạn.

Vì vậy, để thành công, bạn cần dành đủ thời gian để lập kế hoạch tốt và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của mình. Bạn hãy sẵn sàng điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình sao cho mục tiêu được đảm bảo. Như vậy là bạn đã thành công trong quản lý thời gian và tổ chức công việc hiệu quả rồi. Và chắc chắn bạn sẽ thành công trong công việc và cuộc sống.

Nguồn tin: Internet

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Xếp hạng: 0 - 0 phiếu bầu

Danh ngôn

Đối với người giáo viên, cần phải có kiến thức, có hiểu biết sư phạm về quy luật xã hội, có khả năng dùng lời nói để tác động đến tâm hồn học sinh. Có kỹ năng đặc sắc nhìn nhận con người và cảm thấy những rung động tinh tế nhất của trái tim con người

Xukhomlinxki

Văn bản

1978/QĐ-BLĐTBXH

Về việc ban hành các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp

12/2019/TT-BLĐTBXH

Hướng dẫn việc chuyển xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp

454/TCGDNN-KĐCL

V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn KĐCL chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng

453/TCGDNN-KĐCL

V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trường trung cấp, trường cao đẳng

452/TCGDNN-KĐCL

V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp

Tìm kiếm

Khảo sát nhanh

Theo bạn để nâng cao chất lượng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần tập trung vào nội dung nào sau đây?

Thành viên

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site

Hỏi - Đáp

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây