Đừng chỉ nghe lời sếp, hãy là một "Kẻ nổi loạn" có chừng mực

Thứ năm - 09/02/2017 04:24
Đi làm dưới quyền của sếp bé rồi đến sếp lớn, bạn sẽ chọn phương án răm rắp nghe theo những lời chỉ đạo của các sếp hay chọn trở thành một “kẻ nổi loạn”, giống như việc sẵn sàng phản bác lại yêu cầu của cấp trên nếu cảm thấy nó không đúng đắn.
Đi làm dưới quyền của sếp bé rồi đến sếp lớn, bạn sẽ chọn phương án răm rắp nghe theo những lời chỉ đạo của các sếp hay chọn trở thành một “kẻ nổi loạn”, giống như việc sẵn sàng phản bác lại yêu cầu của cấp trên nếu cảm thấy nó không đúng đắn.
 

Đừng chỉ nghe lời sếp, hãy là một

Ảnh minh họa

Hãy là một “kẻ nổi loạn”, tất nhiên là trong chừng mực đúng đắn: là chính bản thân mình, nếu thấy có gì đó sai thì đừng ngại mà không cất tiếng nói, đừng im lặng và chỉ tuân theo lề thói cũ.

Tại sao lại thế ? Bởi lẽ, theo một nghiên cứu gần đây của giáo sư Francesca Gino giảng dạy tại Trường Kinh Doanh Havard, trực thuộc Đại Học Havard, chính những điều trên sẽ thúc đẩy sự nghiệp và làm giàu có những phẩm chất của bạn trong tương lai.

“Hãy phá vỡ những lề thói cũ trong công việc để từ đó bạn có thể trở thành một thứ tài sản quý báu hơn cho công ty. Đồng thời, điều này cũng sẽ giúp công việc bạn đang làm ý nghĩa hơn” – Giáo sư Gino nói.

Răm rắp tuân theo chỉ đạo như một cái máy – bạn sẽ chỉ là những con cừu mà thôi

Trong suốt quá trình nghiên cứu này, giáo sư Gino đã phỏng vấn hơn 1.000 nhân viên ở các công ty trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong số này, chỉ có 10% số người trả lời rằng họ đang làm việc trong các công ty mà khuyến khích sự thay đổi lề thói cũ từ các nhân viên.

Còn với phần còn lại, giáo sư Gino đã viết trên tạp chí kinh doanh Havard rằng “Ở các công ty của 90% số người còn lại, cả các nhân viên và các công ty của họ sẽ đều phải trả những cái giá nào đó. Chúng bao gồm: sự năng nổ của nhân viên giảm đi, năng suất và tính sáng tạo của toàn công ty giảm đi.

Nghiên cứu giải thích vì sao người ta lại dễ dàng quên đi bản ngã mà răm rắp nghe lệnh như một cái máy như thế:

“Việc chịu tuân theo những tác động từ bên ngoài (giống như việc nghe lệnh sếp) dần dà sẽ tác động đến cách bạn ăn mặc, điều bạn nói, cảm giác bạn biểu hiện, quan điểm mà bạn đồng ý với, và thậm chí là cả cách bạn làm việc. Tuân theo những gì đã được vạch ra sẵn dường như là cách mà quá nhiều người lựa chọn bởi lẽ nó là phương án vừa dễ dàng, và theo họ, vừa là khôn ngoan nhất”

Điều nguy hiểm mà nghiên cứu chỉ ra “tính phá cách” của những người nhân viên sẽ càng bị thui chột đi khi họ càng thăng tiến trong nghề nghiệp của mình: “Điều đó luôn xảy ra. Cừu thì luôn dễ để có thể quản lý hơn sói, và thường thì chúng ta chọn việc làm theo đám đông”

Điều này hoàn toàn khớp với một nghiên cứu nổi tiếng của nhà tâm lý học Solomon Asch vào những năm 1950 rằng dưới những áp lực (bao gồm cả áp lực công việc), có tới 75% số người khi đứng trước các sự lựa chọn thì sẽ chọn những phương án sai dù họ biết chắc nó là sai.

Hãy tỏ ra là một kẻ “phá cách”, một kẻ “nổi loạn”

Vượt qua những điều trên, chắc chắn bạn sẽ thành công hơn nhiều nếu trở thành là chính bản thân mình và sẵn sàng cho sự “phá cách”, sự thay đổi. Một cách gián tiếp, điều này cũng sẽ có lợi cho công ty mà bạn đang làm việc cho.

Để chứng minh điều này, giáo sư Gino đã đưa ra một dẫn chứng về buổi trình bày ý tưởng (pitching) trong một cuộc thi khởi nghiệp. Cô kết luận rằng những người trình bày với vẻ chân thành, thể hiện cá tính, và sắn sàng nhận sai thì có sẽ khả năng chiến thắng cao gấp ba lần so với những thí sinh thi không có điều này.

Vì thế, giờ đây trong công việc, bạn hãy sẵn sàng gạt bỏ những lề thói, chỉ đạo mà mình đã dễ dàng tuân theo trước đây. Hãy can đảm để trở thành đúng bản thân mình và đóng góp nhiều giá trị hơn cho tổ chức

Để cho chắc chắn, giáo sư Gino trong nghiên cứu đưa ra lời hứa rằng nếu bạn thực hiện việc này, chính bạn sẽ cảm thấy mình nổi bật hơn, cảm thấy tốt hơn về công việc mình đang làm. Một khi con người thật của bạn đã bộc lộ và những giá trị bạn đóng góp trở nên rõ ràng, thành công với bạn rồi sẽ sớm gõ cửa mà thôi.
 

Tác giả: Theo Trí Thức Trẻ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Xếp hạng: 0 - 0 phiếu bầu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh ngôn

Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học

Comenxki

Văn bản

1978/QĐ-BLĐTBXH

Về việc ban hành các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp

12/2019/TT-BLĐTBXH

Hướng dẫn việc chuyển xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp

454/TCGDNN-KĐCL

V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn KĐCL chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng

453/TCGDNN-KĐCL

V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trường trung cấp, trường cao đẳng

452/TCGDNN-KĐCL

V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp

Tìm kiếm

Khảo sát nhanh

Theo bạn để nâng cao chất lượng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần tập trung vào nội dung nào sau đây?

Thành viên

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site

Hỏi - Đáp

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây