Dạy học tích hợp

Tích hợp là một hoạt động mà ở đó cần phải kết hợp, liên hệ, huy động các yếu tố, có liên quan với nhau của nhiều lĩnh vực để giải quyết một vấn đề, qua đó đạt được nhiều mục tiêu khác nhau.

Phân tích cấu trúc bài giảng tích hợp

Phân tích cấu trúc bài giảng tích hợp

 08:48 30/05/2019

1. Cơ sở khoa học
1.1. Quan điểm dạy học định hướng hoạt động
Quan điểm đổi mới chất lượng dạy học trong dạy nghề là trang bị cho học sinh các năng lực thực hiện nhiều hơn những tri thức có tính tái hiện lại. Để thực hiện được định hướng đổi mới này phải cần đến các phương thức đào tạo có tính hoạt động và có tính giải quyết vấn đề. Người học cần được trang bị một lượng tri thức cơ bản đồng thời liên kết và định hướng tới các năng lực. Một vấn đề đặt ra ở đây là phương pháp dạy và học nào là mang lại hiệu quả hình thành được ở học sinh các năng lực. Đã từ lâu người ta nghiên cứu tiếp cận lý thuyết hoạt động để thiết kế tổ chức dạy học hướng đến các năng lực trên. Bản chất của kiểu dạy học này là người học phải hoạt động cả tay chân và trí óc để tạo ra một sản phẩm hoạt động. Hoạt động học tập này là một hoạt động có tính trọn vẹn.
Thiết kế nội dung bài dạy theo mẫu giáo án tích hợp trong giáo dục nghề nghiệp

Thiết kế nội dung bài dạy theo mẫu giáo án tích hợp trong giáo dục nghề nghiệp

 21:34 16/05/2017

I. Đặt vấn đề

Tháng 11 năm 2015, Tổng cục Dạy nghề đã tổ chức tập huấn cho các khoa sư phạm dạy nghề trên phạm vi toàn quốc về “Biên soạn giáo án và tổ chức dạy học tích hợp” theo tài liệu mới. So với các tài liệu hướng dẫn về dạy học tích hợp trước đây, tài liệu tập huấn năm 2015 có một số nội dung đã được thay đổi một cách cơ bản.

Do vậy, việc cụ thể hóa những nội dung mới trong tài liệu “Biên soạn giáo án và tổ chức dạy học tích hợp - 2015”  đề cập ở trên nhằm giúp cho đội ngũ giảng viên, giáo viên dạy nghề thuận lợi trong quá trình chuẩn bị và tổ chức giảng dạy các bài dạy nghề tích hợp, tác giả biên soạn bài viết Thiết kế nội dung bài dạy theo mẫu chung giáo án dạy học tích hợp trong giáo dục nghề nghiệp”

Phương pháp dạy học kiến tạo kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin đạt hiệu quả trong dạy học tích hợp

Phương pháp dạy học kiến tạo kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin đạt hiệu quả trong dạy học tích hợp

 04:26 14/02/2017

1. Đặt vấn đề:
Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những mục tiêu lớn của giáo dục nghề nghiệp đặt ra trong giai đoạn hiện nay. Đổi mới phương pháp bắt đầu từ việc cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống theo hướng phát huy tính tích cực của người học, hướng vào người học, khắc phục lối truyền thụ một chiều. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu vận dụng các lý thuyết mới, quan điểm mới về dạy học như lý thuyết tình huống, lý thuyết kiến tạo, dạy học dự án, lấy người học làm trung tâm,…là một hướng được nhiều nhà sư phạm lựa chọn.Lý thuyết kiến tạo (LTKT) ( Constructivism Theory) đang là một trong những lý thuyết về dạy học vượt trội được sử dụng trong giáo dục. Lý thuyết này khuyến khích sinh viên (SV) tự xây dựng kiến thức cho mình dựa trên những thực nghiệm cá nhân và áp dụng trực tiếp vào môi trường học tập của các em. Mỗi cá nhân SV là trung tâm của tiến trình dạy học, còn giáo viên (GV) đóng vai trò tổ chức điều khiển và là người đại diện cho tri thức khoa học chính thống, đóng vai trò trọng tài để thể chế hóa tri thức mới của bài học.Đổi mới phương pháp dạy học sẽ mang lại những hiệu quả vượt trội hơn khi ứng dụng công nghệ thông tin vào tiến trình dạy học.CNTT sẽ kích thích hứng thú học tập thông qua các khả năng kĩ thuật (kĩ thuật đồ họa; công nghệ Multimedia, phần mềm chuyên dụng, các chương trình trình chiếu ....); góp phần tổ chức, điều khiển tiến trình dạy học; hợp lí hoá công việc của thầy và trò. Sự kết hợp giữa các lý thuyết mới và CNTT trong tiến trình dạy học sẽ tạo nên một tiến trình dạy học mới mà trong tiến trình đó người học chủ động, tích cực hơn trong việc xây dựng hệ thống tri thức cho bản thân.

Danh ngôn

Không thể trồng cây ở những nơi thiếu ánh sáng, cũng không thể nuôi dạy trẻ với chút ít nhiệt tình

Can Jung

Văn bản

1978/QĐ-BLĐTBXH

Về việc ban hành các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp

12/2019/TT-BLĐTBXH

Hướng dẫn việc chuyển xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp

454/TCGDNN-KĐCL

V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn KĐCL chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng

453/TCGDNN-KĐCL

V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trường trung cấp, trường cao đẳng

452/TCGDNN-KĐCL

V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp

Tìm kiếm

Khảo sát nhanh

Bạn biết gì về GDNN.EDU.VN

Thành viên

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site

Hỏi - Đáp

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây