Xây dựng văn hóa chất lượng trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Tóm tắt:
Văn hóa chất lượng thuộc văn hóa của tổ chức và nó là một thành phần của văn hóa xã hội. Văn hóa chất lượng là toàn bộ ý thức, hành vi và giá trị liên quan đến chất lượng của một cơ sở giáo dục và đào tạo nói chung, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nói riêng. Xây dựng văn hóa chất lượng là công việc cần thiết, liên tục, lâu dài, là trách nhiệm của mọi thành viên trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN). Trong phạm vi bài viết này chỉ đề cập đến một số yếu tố liên quan đến văn hóa chất lượng, sự cần thiết và những vấn đề cần lưu ý trong xây dựng văn hóa chất lượng tại cơ sở GDNN, trên cơ sở coi văn hóa chất lượng là công cụ hữu hiệu để bảo đảm và nâng cao chất lượng trong cơ sở GDNN.
Văn hóa chất lượng thuộc văn hóa của tổ chức và nó là một thành phần của văn hóa xã hội. Văn hóa chất lượng là toàn bộ ý thức, hành vi và giá trị liên quan đến chất lượng của một cơ sở giáo dục và đào tạo nói chung, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nói riêng. Xây dựng văn hóa chất lượng là công việc cần thiết, liên tục, lâu dài, là trách nhiệm của mọi thành viên trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN). Trong phạm vi bài viết này chỉ đề cập đến một số yếu tố liên quan đến văn hóa chất lượng, sự cần thiết và những vấn đề cần lưu ý trong xây dựng văn hóa chất lượng tại cơ sở GDNN, trên cơ sở coi văn hóa chất lượng là công cụ hữu hiệu để bảo đảm và nâng cao chất lượng trong cơ sở GDNN.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
“Chất lượng sản phẩm” là mối quan tâm không chỉ đối với sản phẩm vật chất thông thường mà cả sản phẩm của giáo dục. Trong khi đó, sản phẩm của giáo dục là loại sản phẩm đặc biệt không được phép lỗi, hỏng và sản phẩm của giáo dục nghề nghiệp cũng không là ngoại lệ. Chất lượng trong giáo dục nghề nghiệp là gì và làm thế nào để bảo đảm chất lượng? Câu hỏi này luôn khiến các chuyên gia và những người làm việc trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp quan tâm, trăn trở. Tất cả những cơ quan, tổ chức, những người có trách nhiệm với giáo dục nói chung và giáo dục nghề nghiệp nói riêng đều ủng hộ việc bảo đảm và không ngừng nâng cao chất lượng. Điều đó được thể hiện rất rõ trong các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và sự quan tâm của các Bộ, ngành, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và của xã hội. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội10 năm 2021 – 2030 đã đề ra các đột phá Chiến lược, trong đó “Đẩy nhanh thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, trọng tâm là hiện đại hóa và thay đổi phương thức giáo dục, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp”, “Phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam”. Chất lượng giáo dục được nâng cao sẽ bảo đảm hiệu quả và tăng cường tính cạnh tranh quốc gia, tăng cường hội nhập xã hội của giới trẻ. Chất lượng đào tạo cần được nâng cao và bảo đảm một cách đáng tin cậy. Chính vì vậy, trong thời gian qua, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) thực hiện các quy định về bảo đảm chất lượng, kiểm định chất lượng nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Đó cũng chính là mục tiêu và là hành trình xây dựng nền văn hóa chất lượng. Điều đó được thể hiện qua việcBộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã xây dựng, ban hành và trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, triển khai các chương trình, dự án và hướng dẫn các cơ sở GDNN tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo. Trong đó, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp hướng dẫn các cơ sở GDNN thực hiện các quy định hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong, thực hiện tự đánh giá chất lượng và tham gia kiểm định chất lượng, đó là hành trình thúc đẩy việc hình thành văn hóa chất lượng. Một số cơ sở đã bắt đầu quan tâm đến việc xây dựng văn hóa chất lượng. Tuy nhiên, vấn đề xây dựng văn hóa chất lượng tại các cơ sở GDNN là vấn đề mới và không dễ triển khai thực hiệnđể văn hóa chất lượng trở thành công cụ hữu hiệu trong tiến trình bảo đảm và nâng cao chất lượng của cơ sở của GDNN.Trong phạm vi bài viết này chỉ đề cập đến một số yếu tố liên quan đến văn hóa chất lượng, sự cần thiết và những vấn đề cần lưu ý trong xây dựng văn hóa chất lượng tại cơ sở GDNN trên cơ sở coi văn hóa chất lượng là công cụ hữu hiệu để bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường.
II. XÂY DỰNG VĂN HÓA CHẤT LƯỢNG TẠI CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
1. Một số khái niệm có liên quan
1.1. Chất lượng
Có rất nhiều khái niệm và quan điểm về chất lượng và chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, để trả lời câu hỏi “chất lượng là gì?” thường có những tuyên bố sau:
- “Chất lượng phải được hiểu là một quá trình phát triển”!
- Chất lượng là sự tìm tòi liên tục nguyên nhân của vấn đề tồn tại và giải pháp tốt nhất (cho việc tổ chức tốt nhất quả trình dạy và học trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp).
Với quan điểm trên, có nghĩa là chất lượng được hình thành và phát triển trong quá trình dạy và học, vốn chịu ảnh hưởng trước hết của các phương pháp giảng dạy được áp dụng. Phát triển chất lượng (PTCL) quá trình dạy và học là một trong ba trụ cột về chất lượng. Hai trụ cột còn lại là quản lý chất lượng (QLCL) và bảo đảm chất lượng (BĐCL).
Chất lượng là một thuật ngữ đa diện. Quan điểm về “giáo dục và đào tạo tốt” giữa những người tham gia đào tạo và giáo dục cũng không kém đa dạng. Vì vậy, cũng có rất nhiều lý do vì sao phải nâng cao chất lượng.
Một khi có sự nhất trí về khái niệm chất lượng, có đội ngũ giáo viên, giảng viên có năng lực, người học có cơ hội tham gia định hướng hoạt động đào tạo, mọi người không ngừng trao đổi quan điểm và hoàn thiện thì sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho người học, giúp người học chuẩn bị tốt nhất cho việc gia nhập thị trường lao động, tỷ lệ bỏ học giữa chừng cũng giảm, là tiền đề, cơ hội để người học tự tin khẳng định bản thân khi bước vào môi trường làm việc và cơ hội để phát triển bản thân sau này. Đào tạo chất lượng cao là vì lợi ích của mọi người.
Chất lượng trong GDNN cụ thể là gì, vấn đề này cần phải được thảo luận giữa những người có liên quan. GDNN có thành công hay không và cần phải làm gì để hoạt động giáo dục và đào tạo được tốt, điều đó cần sự đồng lòng, quyết tâm thực hiện của tất cả mọi người tại cơ sở GDNN và doanh nghiệp (đơn vị sử dụng lao động), từ cấp quản lý tới người học.
Chất lượng thể hiện ở nhiều khía cạnh, bao gồm từ đầu vào (thực trạng trang thiết bị của cơ sở đào tạo, trình độ đội ngũ giáo viên, giảng viên, kế hoạch đào tạo,..), các quá trình (phương pháp học, động lực của giáo viên, giảng viên..., kết quả học tập (thành tích học tập, điểm tổng kết, ...) và chuẩn đầu ra (áp dụng những kiến thức đã học, vận dụng trình độ, kỹ năng,...). Các thông số về chất lượng đầu vào và đầu ra thể hiện những tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu, trong khi chất lượng của quá trình học và dạy được thể hiện qua tương tác giữa người học và người dạy.
1.2. Bảo đảm chất lượng
Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5814 “bảo đảm chất lượng là toàn bộ hoạt động có kế hoạch và hệ thống được tiến hành trong hệ chất lượng và được chứng minh là đủ mức cần thiết để tạo sự tin tưởng thoả đáng rằng thực thể (đối tượng) sẽ thoả mãn đầy đủ các yêu cầu chất lượng”.
Bảo đảm chất lượng các trình độ GDNN phải được coi là một quá trình từ đầuđến cuối, áp dụng từ khởi đầu hình thành các trình độ đến thực hiện đánh giá trình độ. Bảo đảm chất lượng đòi hỏi phải có thời gian để thực hiện các bước trong quy trình từ thiết kế, phát triển, thực hiện và giám sát. Để quản lý quy trình tổng thể này, cần quản lý việc thiết kế trình độ, xây dựng quy trình đánh giá, thẩm định, thiết kế văn bằng và công nhận. Tùy theo nguồn lực sẵn có, các quốc gia áp dụng các mô hình bảo đảm chất lượng hoặc theo hướng từng phần, tập trung vào những nội dung nhất định trong hệ thống đào tạo, hoặc theo hướng tổng thể, bao gồm toàn bộ hệ thống đào tạo, từ thể chế, đầu vào, quá trình, đầu ra và tác động.
Cải thiện chất lượng liên quan tới việc liên tục đổi mới, cải thiện các quá trình và thực hành để đạt được các mục tiêu chất lượng cao hơn. Việc học và dạy cần được ưu tiên là trọng tâm của việc cải thiện chất lượng.
1.3. Quản lý chất lượng
Các nhà quản lý đều phải làm quen với các khía cạnh của quản lý là cạnh tranh, chất lượng, sự thay đổi và chủ động đáp ứng kỳ vọng của khách hàng. Bốn tác nhân bên ngoài này được coi là các yếu tố quan trọng nhất hình thành nên quản lý chất lượng toàn diện.
Trong quản lý hiện đại, vấn đề chất lượng và duy trì chất lượng luôn được nhấn mạnh. Ở đây, chất lượng là đáp ứng kỳ vọng của khách hàng, của người học. Quản lý chất lượng toàn diện là hình thức quản lý nhấn mạnh kỳ vọng của người học về mọi mặt và đáp ứng chất lượng do người học yêu cầu về sản phẩm, dịch vụ xuyên suốt các hoạt động.
Một định nghĩa khác về quản lý chất lượng toàn diệnlà phương pháp dự đoán sự đánh giá và phát triển liên tục của mọi hoạt động trong tổ chức, có nghĩa là, tổ chức này nâng cao chất lượng của mình bằng cách khắc phục mọi yếu điểm ở mỗi giai đoạn. Phương pháp này dựa trên sự tham gia và hợp tác của các cá nhân nhằm đạt được mục tiêu chất lượng. Quản lý chất lượng toàn diện là hình thức quản lý coi yếu tố con người là tài nguyên quý báu nhất. Hình thức này dựa trên sự tham gia trong mọi hoạt động từ quản lý, làm việc theo nhóm, sử dụng năng suất và hiệu quả mọi nguồn lực (con người, vật chất v.v.), thời gian và thực hiện công việc đúng đắn ngay từ đầu. Hình thức này coi giáo dục là cơ sở để cải thiện liên tục và áp dụng nguyên tắc định hướng các chính sách tổ chức theoyếu tố chất lượng. Định nghĩa này thể hiện đặc điểm cơ bản của quản lý chất lượng là nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng do các tổ chức có trách nhiệm đưa ra.
2. Văn hóa chất lượng
2.1. Khái niệm
+ Theo Phạm Quang Huân (2007): “Văn hóa tổ chức của một nhà trường là hệ thống niềm tin, giá trị, chuẩn mực, thói quen và truyền thống hình thành trong quá trình phát triển của nhà trường, được các thành viên trong nhà trường thừa nhận, làm theo và được thể hiện trong các hình thái vật chất và tinh thần, từ đó tạo nên bản sắc riêng cho mỗi tổ chức sư phạm”.
+ Theo European Universities Association (EUA 2006): Văn hóa chất lượng được xem xét dựa trên 2 yếu tố: Là một tập hợp các giá trị, các niềm tin, những mong đợi hướng đến chất lượng; Yếu tố quản lý/cơ cấu có các quy trình đảm bảo chất lượng và các nỗ lực hợp tác được xác định từ trước. Văn hóa chất lượng là công cụ nhằm chuẩn bị cho các cơ sở đào tạo có được sự tự chủ, cả cách họ nắm bắt các nhu cầu từ bên ngoài và sự phát triển các giá trị bên trong.
+ Theo PGS.TS. Lê Đức Ngọc (2008): Văn hóa chất lượng của một cơ sở đào tạo được hiểu là: mọi thành viên (từ người học đến cán bộ quản lý), mọi tổ chức (từ các phòng ban đến các tổ chức đoàn thể) đều biết công việc của mình làm như thế nào là có chất lượng và đều làm theo yêu cầu chất lượng ấy.
+ Theo tài liệu “Bộ công cụ chất lượng” Tài liệu thực hành cho nhà giáo và cán bộ quản lý các cơ sở GDNN (Tài liệu Chương trình Đổi mới Giáo dục nghề nghiệp hợp tác giữa Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và tổ chức Hợp tác quốc tế Đức):Văn hóa chất lượng là khái niệm “mềm” phụ thuộc và thái độ và hành vi chiểm ưu thế tại cơ sở GDNN. Văn hóa chất lượng được hiểu là sự tương tác giữa một hệ thống quản lý chất lượng chuyên nghiệp và vận hành tốt với đội ngũ cán bộ, giáo viên có tinh thần trách nhiệm, những người được định hướng bởi tính chuyên nghiệp và tác phong làm việc hướng tới chất lượng. Yếu tố chính của văn hóa chất lượng là vai trò và cam kết của từng cá nhân trong việc tạo ra chất lượng trong GDNN.
2.2. Mối quan hệ của văn hóa chất lượng với các yếu tố khác có liên quan
Có thể nói văn hóa chất lượng thuộc văn hóa của tổ chức và là một thành phần của văn hóa xã hội. Văn hóa tổ chức của cơ sở GDNN tốt sẽ thúc đẩy việc hình thành văn hóa chất lượng của cơ sở GDNN và góp phần thúc đẩy sự phát triển của văn hóa xã hội.
- Bảo đảm chất lượng như một thành phần của văn hóa chất lượng. Vì vậy, mối quan hệ giữa bảo đảm chất lượng và văn hóa chất lượng càng được gắn kết chặt chẽ ở cả hai khía cạnh hành động (bảo đảm chất lượng) và nhận thức (văn hóa chất lượng):
+ Về mặt nhận thức: Văn hóa chất lượng là một yếu tố trong bảo đảm chất lượng (nhận thức trong hành động)
+ Về mặt hành động: Bảo đảm chất lượng là một yếu tố trong văn hóa chất lượng (hành động trong nhận thức).
3. Thúc đẩy văn hóa chất lượng trong cơ sở GDNN
Theo các Nguyên tắc đảm bảo chất lượng cấp cơ sở (Khung Đảm bảo chất lượng ASEAN - AQAF):Khung Đảm bảo chất lượng ASEAN (AQAF) nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong khu vực ASEAN. Măc dù thiên về thúc đẩy, cải thiện thống nhất đảm bảo chất lượng trong các cơ quan và cơ sở giáo dục đại học toàn khu vực nhưng khung này cũng có thể áp dụng như cơ sở phát triển khung đảm bảo chất lượng cho giáo dục nghề nghiệp. Các tuyên bố về Khung Đảm bảo chất lượng ASEAN do Mạng lưới Đảm bảo chất lượng ASEAN công bố (www.share-asean.eu). Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có thể áp dụng những nguyên tắc định hướng này để xây dựng cơ chế cải thiện hiệu quả hoạt động của cơ sở. Một trong những nguyên tắc đó là: “Văn hóa chất lượng làm nền tảng cho mọi hoạt động của cơ sở đào tạo gồm dạy, học, nghiên cứu, dịch vụ và quản lý”.
Văn hóa chất lượng phải được thảo luận trong bối cảnh học tập. Trong giáo dục nghề nghiệp “văn hóa học tập” là một thuật ngữ mới. Theo thuật ngữ “văn hóa học tập” mới, học tập không còn là một quá trình có tổ chức nhằm chuyển giao những kiến thức định trước, mà thay vào đó là: một quá trình tự định hướng; quá trình sáng tạo; quá trình tổng hợp (kết hợp trí tuệ, trái tim và bàn tay) và quá trình tự chịu trách nhiệm.
Văn hóa học tập mới chú trọng vào học qua trải nghiệm hay học tập trong quá trình làm việc. Sự mở rộng và điều chỉnh lại khái niệm học tập này được hiểu là sự thay đổi mô hình trong nhận thức về học tập (học tập tự thân).
Văn hóa học tập, theo nghĩa này đòi hỏi giáo viên lựa chọn cách tổ chức học và dạy phù hợp, thực hiện những điều chỉnh cẩn thiết trong cách tổ chức học và tập trung vào đối tượng của mình là người học.
Với khái niệm văn hóa học tập này, các trường đào tạo, bồi dưỡngđội ngũ giáo viên sẽ phải thảo luận vấn đề “bảo đảm chất lượng cho học tập” và xây dựng “cơ cấu, tổ chức của trường” phù hợp.
Xây dựng văn hóa học tập trong đào tạo giáo viên hướng tới phát triển năng lực làm việc, tập trung vào việc học tập tự bên trong và đòi hỏi phát triển theo hai cách:
- Về mặt sư phạm: cần xác định các hoạt động đào tạo của giáo viên và sắp xếp những công việc này nhằm thúc đẩy mở rộng kiến thức cá nhân,
- Về tổ chức và đào tạo, giáo viên cần liên tục xây dựng và phát triển các hình thức, quá trình bảo đảm sự kết hợp giữa thực hành, rút kinh nghiệm và bổ sung lý thuyết.
Điều này đòi hỏi hoạt động dạy và học trong GDNN phải được tổ chức theo hướng thực hành và tạo cơ hội góp ý cởi mở, không định kiến.
* Định hướng chất lượng:
Định hướng chất lượng trong bối cảnh văn hóa chất lượng GDNN có nghĩa là người giáo viên phải biết cách hỗ trợ người học thực hiện tốt quá trình học tập với chất lượng cao, bao gồm từ lập kế hoạch bài giảng, hỗ trợ người học trong buổi học, rút kinh nghiệm để tối ưu hóa quá trình học tập. Định hướng chất lượng cũng bao gồm việc phối hợp với các đồng nghiệp khác trong tổ, đội cùng định hướng tổ chức các lĩnh vực hoạt động của nhà trường. Thách thức đối với đội ngũ giáo viên là ở chỗ công việc này đỏi hỏi phải lập kế hoạch nhiều hơn, giúp mọi người cùng nhau đóng góp cho việc tái định hướng cơ cấu tổ chức của cơ sở GDNN hoạt động theo tổ, đội. Đây là một bước quan trọng hướng tới văn hóa chất lượng.
4. Một số điểm lưu ý khi xây dựng văn hóa chất lượng tại cơ sở GDNN
- Muốn xây dựng thành công “văn hóa chất lượng” cần thiết lập các hệ thống, quy trình và hoạt động (xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong của cơ sở GDNN theo hướng dẫn tại Thông tư số 28/2017/TT-BLĐTBXH ngày 15/12/2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các văn bản khác có liên quan) hướng tới việc không ngừng cải thiện năng lực làm việc của con người (yếu tố đầu vào) như động viên, khuyến khích, tư vấn, hướng dẫn, sử dụng phương pháp tiếp cận lấy người học làm trung tâm nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng, bổ sung cho công việc của họ.
- Xây dựng văn hóa chất lượng phải trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu trong quá trình phát triển của cơ sở GDNN, có thể áp dụng nhiều chiến lược để đạt được mục tiêu này, cần đưa mục tiêu này vào tuyên bố sứ mạng và tầm nhìn của tổ chức và tích hợp vào hoạt động thường ngày của cơ sở GDNN.
- Các tuyên bố sứ mạng và tầm nhìn có ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc thiết kế và áp dụng các phương pháp học tập. Môi trường hay bối cảnh học tập phải hỗ trợ cho văn hóa học tập, hướng tới phát triển nguồn nhân lực.
- Hình thành văn hóa tổ chức và văn hóa học tập.
- Phát huy vai trò của tổ, đội trong xây dựng văn hóa chất lượng tại cơ sở GDNN.
- Thực hiện kiểm định chất lượng theo quy định của cơ quan quản lý về Giáo dục nghề nghiệp của trung ương, quy định đặc thù của Bộ ngành (nếu có).
III. KẾT LUẬN
Văn hóa chất lượng là toàn bộ ý thức, hành vi và giá trị liên quan đến chất lượng của một cơ sở giáo dục và đào tạo nói chung, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nói riêng. Chỉ khi văn hóa trở thành thói quen, mang tầm giá trị thì nó trở thành tài sản vô hình của một tổ chức, một cơ sở giáo dục. Hạt nhân văn hóa chất lượng là triết lý vận hành, hệ giá trị mà cơ sở đó theo đuổi, gắn liền với chất lượng sản phẩm, thương hiệu; là niềm tin và chuẩn mực làm việc, ứng xử với công việc và đối tác. Vì vậy, xây dựng văn hóa chất lượng trong nhà trường là công việc cần thiết, liên tục, lâu dài, là trách nhiệm của lãnh đạo nhà trường, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, sinh viên của nhà trường. Văn hóa chất lượng là công cụ hữu ích thúc đẩy việc bảo đảm và nâng cao chất lượng và ngược lại. Sự tác động tương hỗ này sẽ thúc đẩy sự phát triển của nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường nói chung và đào tạo nguồn nhân lực nói riêng. Vì vậy, cần phải tiếp tục tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa chất lượng trong nhà trường, nghiên cứu, tìm ra các giải pháp để xây dựng văn hóa chất lượng phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi nhà trường, nhất là các trường đặc thù (như ngành Công an, Quân đội, Y tế,...),góp phần bảo đảm và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia sự thật;
2. Nghị quyết số 29/NQ-TW của Trung ương Đảng Khóa XI về Đổi mới căn bản, toàn điện Giáo dục và Đào tạo;
3. Ban Chấp hành Trung ương (2014), Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 06-6-2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao;
4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2020), Dự thảo Báo cáo đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN - Giải pháp đột phá đến năm 2030;
5. Quốc hội (2014), Luật GDNN, NXB Chính trị quốc gia;
6. Nghị định số 49/2018/NĐ-CP ngày 30/3/2018 của Chính phủ quy định về kiểm định chất lượng GDNN;
7. Thông tư số 15/2017/TT-BLĐTBXH ngày 08/6/2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
8. Thông tư số 28/2017/TT-BLĐTBXH ngày 15/12/2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
9. Thông tư số 27/2018/TT-BLĐTBXH ngày 25/12/2018 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
10. Raihan Tahir, VETA –Session 6 Summary, Bài giảng lớp Tập huấn về “Bảo đảm chất lượng, phát triển chất lượng” ngày 27/6/2020- Chương trình hợp tác với GIZ và RECOTVET;
11. “Bộ công cụ chất lượng” – Tài liệu thực hành cho nhà giáo và cán bộ quản lý các cơ sở GDNN – Chương trình đổi mới Giáo dục nghề nghiệp thuộc Chương trình hợp tác với GIZ và RECOTVET.
12. Tài liệu Hội thảo về Bảo đảm chất lượng Giáo dục đại học – Năm 2018.
“Chất lượng sản phẩm” là mối quan tâm không chỉ đối với sản phẩm vật chất thông thường mà cả sản phẩm của giáo dục. Trong khi đó, sản phẩm của giáo dục là loại sản phẩm đặc biệt không được phép lỗi, hỏng và sản phẩm của giáo dục nghề nghiệp cũng không là ngoại lệ. Chất lượng trong giáo dục nghề nghiệp là gì và làm thế nào để bảo đảm chất lượng? Câu hỏi này luôn khiến các chuyên gia và những người làm việc trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp quan tâm, trăn trở. Tất cả những cơ quan, tổ chức, những người có trách nhiệm với giáo dục nói chung và giáo dục nghề nghiệp nói riêng đều ủng hộ việc bảo đảm và không ngừng nâng cao chất lượng. Điều đó được thể hiện rất rõ trong các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và sự quan tâm của các Bộ, ngành, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và của xã hội. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội10 năm 2021 – 2030 đã đề ra các đột phá Chiến lược, trong đó “Đẩy nhanh thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, trọng tâm là hiện đại hóa và thay đổi phương thức giáo dục, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp”, “Phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam”. Chất lượng giáo dục được nâng cao sẽ bảo đảm hiệu quả và tăng cường tính cạnh tranh quốc gia, tăng cường hội nhập xã hội của giới trẻ. Chất lượng đào tạo cần được nâng cao và bảo đảm một cách đáng tin cậy. Chính vì vậy, trong thời gian qua, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) thực hiện các quy định về bảo đảm chất lượng, kiểm định chất lượng nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Đó cũng chính là mục tiêu và là hành trình xây dựng nền văn hóa chất lượng. Điều đó được thể hiện qua việcBộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã xây dựng, ban hành và trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, triển khai các chương trình, dự án và hướng dẫn các cơ sở GDNN tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo. Trong đó, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp hướng dẫn các cơ sở GDNN thực hiện các quy định hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong, thực hiện tự đánh giá chất lượng và tham gia kiểm định chất lượng, đó là hành trình thúc đẩy việc hình thành văn hóa chất lượng. Một số cơ sở đã bắt đầu quan tâm đến việc xây dựng văn hóa chất lượng. Tuy nhiên, vấn đề xây dựng văn hóa chất lượng tại các cơ sở GDNN là vấn đề mới và không dễ triển khai thực hiệnđể văn hóa chất lượng trở thành công cụ hữu hiệu trong tiến trình bảo đảm và nâng cao chất lượng của cơ sở của GDNN.Trong phạm vi bài viết này chỉ đề cập đến một số yếu tố liên quan đến văn hóa chất lượng, sự cần thiết và những vấn đề cần lưu ý trong xây dựng văn hóa chất lượng tại cơ sở GDNN trên cơ sở coi văn hóa chất lượng là công cụ hữu hiệu để bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường.
II. XÂY DỰNG VĂN HÓA CHẤT LƯỢNG TẠI CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
1. Một số khái niệm có liên quan
1.1. Chất lượng
Có rất nhiều khái niệm và quan điểm về chất lượng và chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, để trả lời câu hỏi “chất lượng là gì?” thường có những tuyên bố sau:
- “Chất lượng phải được hiểu là một quá trình phát triển”!
- Chất lượng là sự tìm tòi liên tục nguyên nhân của vấn đề tồn tại và giải pháp tốt nhất (cho việc tổ chức tốt nhất quả trình dạy và học trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp).
Với quan điểm trên, có nghĩa là chất lượng được hình thành và phát triển trong quá trình dạy và học, vốn chịu ảnh hưởng trước hết của các phương pháp giảng dạy được áp dụng. Phát triển chất lượng (PTCL) quá trình dạy và học là một trong ba trụ cột về chất lượng. Hai trụ cột còn lại là quản lý chất lượng (QLCL) và bảo đảm chất lượng (BĐCL).
Chất lượng là một thuật ngữ đa diện. Quan điểm về “giáo dục và đào tạo tốt” giữa những người tham gia đào tạo và giáo dục cũng không kém đa dạng. Vì vậy, cũng có rất nhiều lý do vì sao phải nâng cao chất lượng.
Một khi có sự nhất trí về khái niệm chất lượng, có đội ngũ giáo viên, giảng viên có năng lực, người học có cơ hội tham gia định hướng hoạt động đào tạo, mọi người không ngừng trao đổi quan điểm và hoàn thiện thì sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho người học, giúp người học chuẩn bị tốt nhất cho việc gia nhập thị trường lao động, tỷ lệ bỏ học giữa chừng cũng giảm, là tiền đề, cơ hội để người học tự tin khẳng định bản thân khi bước vào môi trường làm việc và cơ hội để phát triển bản thân sau này. Đào tạo chất lượng cao là vì lợi ích của mọi người.
Chất lượng trong GDNN cụ thể là gì, vấn đề này cần phải được thảo luận giữa những người có liên quan. GDNN có thành công hay không và cần phải làm gì để hoạt động giáo dục và đào tạo được tốt, điều đó cần sự đồng lòng, quyết tâm thực hiện của tất cả mọi người tại cơ sở GDNN và doanh nghiệp (đơn vị sử dụng lao động), từ cấp quản lý tới người học.
Chất lượng thể hiện ở nhiều khía cạnh, bao gồm từ đầu vào (thực trạng trang thiết bị của cơ sở đào tạo, trình độ đội ngũ giáo viên, giảng viên, kế hoạch đào tạo,..), các quá trình (phương pháp học, động lực của giáo viên, giảng viên..., kết quả học tập (thành tích học tập, điểm tổng kết, ...) và chuẩn đầu ra (áp dụng những kiến thức đã học, vận dụng trình độ, kỹ năng,...). Các thông số về chất lượng đầu vào và đầu ra thể hiện những tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu, trong khi chất lượng của quá trình học và dạy được thể hiện qua tương tác giữa người học và người dạy.
1.2. Bảo đảm chất lượng
Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5814 “bảo đảm chất lượng là toàn bộ hoạt động có kế hoạch và hệ thống được tiến hành trong hệ chất lượng và được chứng minh là đủ mức cần thiết để tạo sự tin tưởng thoả đáng rằng thực thể (đối tượng) sẽ thoả mãn đầy đủ các yêu cầu chất lượng”.
Bảo đảm chất lượng các trình độ GDNN phải được coi là một quá trình từ đầuđến cuối, áp dụng từ khởi đầu hình thành các trình độ đến thực hiện đánh giá trình độ. Bảo đảm chất lượng đòi hỏi phải có thời gian để thực hiện các bước trong quy trình từ thiết kế, phát triển, thực hiện và giám sát. Để quản lý quy trình tổng thể này, cần quản lý việc thiết kế trình độ, xây dựng quy trình đánh giá, thẩm định, thiết kế văn bằng và công nhận. Tùy theo nguồn lực sẵn có, các quốc gia áp dụng các mô hình bảo đảm chất lượng hoặc theo hướng từng phần, tập trung vào những nội dung nhất định trong hệ thống đào tạo, hoặc theo hướng tổng thể, bao gồm toàn bộ hệ thống đào tạo, từ thể chế, đầu vào, quá trình, đầu ra và tác động.
Cải thiện chất lượng liên quan tới việc liên tục đổi mới, cải thiện các quá trình và thực hành để đạt được các mục tiêu chất lượng cao hơn. Việc học và dạy cần được ưu tiên là trọng tâm của việc cải thiện chất lượng.
1.3. Quản lý chất lượng
Các nhà quản lý đều phải làm quen với các khía cạnh của quản lý là cạnh tranh, chất lượng, sự thay đổi và chủ động đáp ứng kỳ vọng của khách hàng. Bốn tác nhân bên ngoài này được coi là các yếu tố quan trọng nhất hình thành nên quản lý chất lượng toàn diện.
Trong quản lý hiện đại, vấn đề chất lượng và duy trì chất lượng luôn được nhấn mạnh. Ở đây, chất lượng là đáp ứng kỳ vọng của khách hàng, của người học. Quản lý chất lượng toàn diện là hình thức quản lý nhấn mạnh kỳ vọng của người học về mọi mặt và đáp ứng chất lượng do người học yêu cầu về sản phẩm, dịch vụ xuyên suốt các hoạt động.
Một định nghĩa khác về quản lý chất lượng toàn diệnlà phương pháp dự đoán sự đánh giá và phát triển liên tục của mọi hoạt động trong tổ chức, có nghĩa là, tổ chức này nâng cao chất lượng của mình bằng cách khắc phục mọi yếu điểm ở mỗi giai đoạn. Phương pháp này dựa trên sự tham gia và hợp tác của các cá nhân nhằm đạt được mục tiêu chất lượng. Quản lý chất lượng toàn diện là hình thức quản lý coi yếu tố con người là tài nguyên quý báu nhất. Hình thức này dựa trên sự tham gia trong mọi hoạt động từ quản lý, làm việc theo nhóm, sử dụng năng suất và hiệu quả mọi nguồn lực (con người, vật chất v.v.), thời gian và thực hiện công việc đúng đắn ngay từ đầu. Hình thức này coi giáo dục là cơ sở để cải thiện liên tục và áp dụng nguyên tắc định hướng các chính sách tổ chức theoyếu tố chất lượng. Định nghĩa này thể hiện đặc điểm cơ bản của quản lý chất lượng là nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng do các tổ chức có trách nhiệm đưa ra.
2. Văn hóa chất lượng
2.1. Khái niệm
+ Theo Phạm Quang Huân (2007): “Văn hóa tổ chức của một nhà trường là hệ thống niềm tin, giá trị, chuẩn mực, thói quen và truyền thống hình thành trong quá trình phát triển của nhà trường, được các thành viên trong nhà trường thừa nhận, làm theo và được thể hiện trong các hình thái vật chất và tinh thần, từ đó tạo nên bản sắc riêng cho mỗi tổ chức sư phạm”.
+ Theo European Universities Association (EUA 2006): Văn hóa chất lượng được xem xét dựa trên 2 yếu tố: Là một tập hợp các giá trị, các niềm tin, những mong đợi hướng đến chất lượng; Yếu tố quản lý/cơ cấu có các quy trình đảm bảo chất lượng và các nỗ lực hợp tác được xác định từ trước. Văn hóa chất lượng là công cụ nhằm chuẩn bị cho các cơ sở đào tạo có được sự tự chủ, cả cách họ nắm bắt các nhu cầu từ bên ngoài và sự phát triển các giá trị bên trong.
+ Theo PGS.TS. Lê Đức Ngọc (2008): Văn hóa chất lượng của một cơ sở đào tạo được hiểu là: mọi thành viên (từ người học đến cán bộ quản lý), mọi tổ chức (từ các phòng ban đến các tổ chức đoàn thể) đều biết công việc của mình làm như thế nào là có chất lượng và đều làm theo yêu cầu chất lượng ấy.
+ Theo tài liệu “Bộ công cụ chất lượng” Tài liệu thực hành cho nhà giáo và cán bộ quản lý các cơ sở GDNN (Tài liệu Chương trình Đổi mới Giáo dục nghề nghiệp hợp tác giữa Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và tổ chức Hợp tác quốc tế Đức):Văn hóa chất lượng là khái niệm “mềm” phụ thuộc và thái độ và hành vi chiểm ưu thế tại cơ sở GDNN. Văn hóa chất lượng được hiểu là sự tương tác giữa một hệ thống quản lý chất lượng chuyên nghiệp và vận hành tốt với đội ngũ cán bộ, giáo viên có tinh thần trách nhiệm, những người được định hướng bởi tính chuyên nghiệp và tác phong làm việc hướng tới chất lượng. Yếu tố chính của văn hóa chất lượng là vai trò và cam kết của từng cá nhân trong việc tạo ra chất lượng trong GDNN.
2.2. Mối quan hệ của văn hóa chất lượng với các yếu tố khác có liên quan
Có thể nói văn hóa chất lượng thuộc văn hóa của tổ chức và là một thành phần của văn hóa xã hội. Văn hóa tổ chức của cơ sở GDNN tốt sẽ thúc đẩy việc hình thành văn hóa chất lượng của cơ sở GDNN và góp phần thúc đẩy sự phát triển của văn hóa xã hội.
- Bảo đảm chất lượng như một thành phần của văn hóa chất lượng. Vì vậy, mối quan hệ giữa bảo đảm chất lượng và văn hóa chất lượng càng được gắn kết chặt chẽ ở cả hai khía cạnh hành động (bảo đảm chất lượng) và nhận thức (văn hóa chất lượng):
+ Về mặt nhận thức: Văn hóa chất lượng là một yếu tố trong bảo đảm chất lượng (nhận thức trong hành động)
+ Về mặt hành động: Bảo đảm chất lượng là một yếu tố trong văn hóa chất lượng (hành động trong nhận thức).
Theo các Nguyên tắc đảm bảo chất lượng cấp cơ sở (Khung Đảm bảo chất lượng ASEAN - AQAF):Khung Đảm bảo chất lượng ASEAN (AQAF) nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong khu vực ASEAN. Măc dù thiên về thúc đẩy, cải thiện thống nhất đảm bảo chất lượng trong các cơ quan và cơ sở giáo dục đại học toàn khu vực nhưng khung này cũng có thể áp dụng như cơ sở phát triển khung đảm bảo chất lượng cho giáo dục nghề nghiệp. Các tuyên bố về Khung Đảm bảo chất lượng ASEAN do Mạng lưới Đảm bảo chất lượng ASEAN công bố (www.share-asean.eu). Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có thể áp dụng những nguyên tắc định hướng này để xây dựng cơ chế cải thiện hiệu quả hoạt động của cơ sở. Một trong những nguyên tắc đó là: “Văn hóa chất lượng làm nền tảng cho mọi hoạt động của cơ sở đào tạo gồm dạy, học, nghiên cứu, dịch vụ và quản lý”.
Văn hóa chất lượng phải được thảo luận trong bối cảnh học tập. Trong giáo dục nghề nghiệp “văn hóa học tập” là một thuật ngữ mới. Theo thuật ngữ “văn hóa học tập” mới, học tập không còn là một quá trình có tổ chức nhằm chuyển giao những kiến thức định trước, mà thay vào đó là: một quá trình tự định hướng; quá trình sáng tạo; quá trình tổng hợp (kết hợp trí tuệ, trái tim và bàn tay) và quá trình tự chịu trách nhiệm.
Văn hóa học tập mới chú trọng vào học qua trải nghiệm hay học tập trong quá trình làm việc. Sự mở rộng và điều chỉnh lại khái niệm học tập này được hiểu là sự thay đổi mô hình trong nhận thức về học tập (học tập tự thân).
Văn hóa học tập, theo nghĩa này đòi hỏi giáo viên lựa chọn cách tổ chức học và dạy phù hợp, thực hiện những điều chỉnh cẩn thiết trong cách tổ chức học và tập trung vào đối tượng của mình là người học.
Với khái niệm văn hóa học tập này, các trường đào tạo, bồi dưỡngđội ngũ giáo viên sẽ phải thảo luận vấn đề “bảo đảm chất lượng cho học tập” và xây dựng “cơ cấu, tổ chức của trường” phù hợp
Xây dựng văn hóa học tập trong đào tạo giáo viên hướng tới phát triển năng lực làm việc, tập trung vào việc học tập tự bên trong và đòi hỏi phát triển theo hai cách:
- Về mặt sư phạm: cần xác định các hoạt động đào tạo của giáo viên và sắp xếp những công việc này nhằm thúc đẩy mở rộng kiến thức cá nhân,
- Về tổ chức và đào tạo, giáo viên cần liên tục xây dựng và phát triển các hình thức, quá trình bảo đảm sự kết hợp giữa thực hành, rút kinh nghiệm và bổ sung lý thuyết.
Điều này đòi hỏi hoạt động dạy và học trong GDNN phải được tổ chức theo hướng thực hành và tạo cơ hội góp ý cởi mở, không định kiến.
* Định hướng chất lượng:
Định hướng chất lượng trong bối cảnh văn hóa chất lượng GDNN có nghĩa là người giáo viên phải biết cách hỗ trợ người học thực hiện tốt quá trình học tập với chất lượng cao, bao gồm từ lập kế hoạch bài giảng, hỗ trợ người học trong buổi học, rút kinh nghiệm để tối ưu hóa quá trình học tập. Định hướng chất lượng cũng bao gồm việc phối hợp với các đồng nghiệp khác trong tổ, đội cùng định hướng tổ chức các lĩnh vực hoạt động của nhà trường. Thách thức đối với đội ngũ giáo viên là ở chỗ công việc này đỏi hỏi phải lập kế hoạch nhiều hơn, giúp mọi người cùng nhau đóng góp cho việc tái định hướng cơ cấu tổ chức của cơ sở GDNN hoạt động theo tổ, đội. Đây là một bước quan trọng hướng tới văn hóa chất lượng.
4. Một số điểm lưu ý khi xây dựng văn hóa chất lượng tại cơ sở GDNN
- Muốn xây dựng thành công “văn hóa chất lượng” cần thiết lập các hệ thống, quy trình và hoạt động (xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong của cơ sở GDNN theo hướng dẫn tại Thông tư số 28/2017/TT-BLĐTBXH ngày 15/12/2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các văn bản khác có liên quan) hướng tới việc không ngừng cải thiện năng lực làm việc của con người (yếu tố đầu vào) như động viên, khuyến khích, tư vấn, hướng dẫn, sử dụng phương pháp tiếp cận lấy người học làm trung tâm nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng, bổ sung cho công việc của họ.
- Xây dựng văn hóa chất lượng phải trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu trong quá trình phát triển của cơ sở GDNN, có thể áp dụng nhiều chiến lược để đạt được mục tiêu này, cần đưa mục tiêu này vào tuyên bố sứ mạng và tầm nhìn của tổ chức và tích hợp vào hoạt động thường ngày của cơ sở GDNN.
- Các tuyên bố sứ mạng và tầm nhìn có ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc thiết kế và áp dụng các phương pháp học tập. Môi trường hay bối cảnh học tập phải hỗ trợ cho văn hóa học tập, hướng tới phát triển nguồn nhân lực.
- Hình thành văn hóa tổ chức và văn hóa học tập.
- Phát huy vai trò của tổ, đội trong xây dựng văn hóa chất lượng tại cơ sở GDNN.
- Thực hiện kiểm định chất lượng theo quy định của cơ quan quản lý về Giáo dục nghề nghiệp của trung ương, quy định đặc thù của Bộ ngành (nếu có).
III. KẾT LUẬN
Văn hóa chất lượng là toàn bộ ý thức, hành vi và giá trị liên quan đến chất lượng của một cơ sở giáo dục và đào tạo nói chung, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nói riêng. Chỉ khi văn hóa trở thành thói quen, mang tầm giá trị thì nó trở thành tài sản vô hình của một tổ chức, một cơ sở giáo dục. Hạt nhân văn hóa chất lượng là triết lý vận hành, hệ giá trị mà cơ sở đó theo đuổi, gắn liền với chất lượng sản phẩm, thương hiệu; là niềm tin và chuẩn mực làm việc, ứng xử với công việc và đối tác. Vì vậy, xây dựng văn hóa chất lượng trong nhà trường là công việc cần thiết, liên tục, lâu dài, là trách nhiệm của lãnh đạo nhà trường, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, sinh viên của nhà trường. Văn hóa chất lượng là công cụ hữu ích thúc đẩy việc bảo đảm và nâng cao chất lượng và ngược lại. Sự tác động tương hỗ này sẽ thúc đẩy sự phát triển của nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường nói chung và đào tạo nguồn nhân lực nói riêng. Vì vậy, cần phải tiếp tục tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa chất lượng trong nhà trường, nghiên cứu, tìm ra các giải pháp để xây dựng văn hóa chất lượng phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi nhà trường, nhất là các trường đặc thù (như ngành Công an, Quân đội, Y tế,...),góp phần bảo đảm và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia sự thật;
2. Nghị quyết số 29/NQ-TW của Trung ương Đảng Khóa XI về Đổi mới căn bản, toàn điện Giáo dục và Đào tạo;
3. Ban Chấp hành Trung ương (2014), Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 06-6-2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao;
4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2020), Dự thảo Báo cáo đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN - Giải pháp đột phá đến năm 2030;
5. Quốc hội (2014), Luật GDNN, NXB Chính trị quốc gia;
6. Nghị định số 49/2018/NĐ-CP ngày 30/3/2018 của Chính phủ quy định về kiểm định chất lượng GDNN;
7. Thông tư số 15/2017/TT-BLĐTBXH ngày 08/6/2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
8. Thông tư số 28/2017/TT-BLĐTBXH ngày 15/12/2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
9. Thông tư số 27/2018/TT-BLĐTBXH ngày 25/12/2018 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
10. Raihan Tahir, VETA –Session 6 Summary, Bài giảng lớp Tập huấn về “Bảo đảm chất lượng, phát triển chất lượng” ngày 27/6/2020- Chương trình hợp tác với GIZ và RECOTVET;
11. “Bộ công cụ chất lượng” – Tài liệu thực hành cho nhà giáo và cán bộ quản lý các cơ sở GDNN – Chương trình đổi mới Giáo dục nghề nghiệp thuộc Chương trình hợp tác với GIZ và RECOTVET.
12. Tài liệu Hội thảo về Bảo đảm chất lượng Giáo dục đại học – Năm 2018.
Tác giả: Trần Thị Thu Hà - Phó Cục trưởng Cục Kiểm định chất lượng GDNN
Nguồn tin: gdnn.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tin xem nhiều
- MẪU CÂU HỎI THI THEO MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
- THIẾT KẾ MỘT GIỜ DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Quản lý là gì? Sự thống nhất hoàn hảo giữa lí luận và thực tiễn
- Dạy học theo dự án - Phương pháp giáo dục nghề nghiệp hiệu quả
- Thiết kế nội dung bài dạy theo mẫu giáo án tích hợp trong giáo dục nghề nghiệp
Danh ngôn
Người thầy trung bình chỉ biết nói, người thầy giỏi biết giải thích, người thầy xuất chúng biết minh họa, người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng
William A. Warrd
Văn bản
Tìm kiếm
Khảo sát nhanh
Thành viên
Đăng ký thành viên
Hỏi - Đáp
-
Giáo trình giảng dạy...
04:15 30/10/2024 - Mai Thị Thúy -
Chế độ giờ giảng
22:03 29/11/2021 - Vu Khoi Khoi -
trưởng, phó phòng tài...
20:26 22/02/2021 - vlog Thiên Khôi -
Thắc mắc về hồ sơ lưu...
08:49 03/02/2021 - hai dinh -
Hướng dẫn thành lập...
02:23 02/12/2020 - Lê Trung